Gợi ý xây dựng hệ thống Kỷ luật kinh doanh cổ phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37 - 40)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

3.1. Gợi ý xây dựng hệ thống Kỷ luật kinh doanh cổ phiếu

“Đầu tư khơng phải là trị chơi mà ở đó những gã có IQ 160 thắng những gã có IQ 130… Bạn chỉ cần có trí thơng minh bình thường, cái mà bạn cần là khí chất để kiểm sốt sự ham muốn mạnh mẽ mà mọi người mắc phải những vấn đề trong đầu tư” - phát biểu trên trang MSNBC của Warren Buffett (nhà đầu tư huyền thoại, CEO tập đoàn Berkshire Hathaway, người giàu thứ ba thế giới theo xếp hạng của Forbes).

Kỷ luật kinh doanh là nền tảng cơ bản trong kinh doanh cổ phiếu. Là nền tảng đầu tiên nhưng quan trọng đối với người ứng dụng Phân tích kỹ thuật trong kinh doanh cổ phiếu.

Kỷ luật kinh doanh giúp phát huy sức mạnh và vá lỗ hỏng của Phân tích kỹ thuật.

Kỷ luật kinh doanh giúp giảm thiệt hại về mức giới hạn chấp nhận và bảo toàn vốn cho nhà kinh doanh trong trường hợp thị trường xấu.

Trang 32

Với tầm quan trọng như vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett lại đặt ra hai nguyên tắc quan trọng, xếp hạng đầu trong tất cả các nguyên tắc giúp đầu tư chứng khoán thành cơng, đó là: “Ngun tắc số 1: Khơng bao giờ để mất tiền; Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1”.

3.1.1. Những sai lầm phổ biến trong kinh doanh cổ phiếu của phần lớn nhà đầu tƣ cá nhân đƣợc rút ra từ cuộc khảo sát

Nhà đầu tư thường sợ hãi mất đi thành quả của thương vụ đang lời và giá cổ phiếu đang tăng nhưng lại hy vọng sẽ gỡ gạt thua lỗ của thương vụ đang lỗ và giá cổ phiếu đang giảm. Do đó, họ sẵn lịng thực hiện những lệnh mang lại lợi nhuận nhỏ nhưng trì hỗn khơng thực hiện lệnh dừng lỗ khi xuất hiện những khoản lỗ dần lớn lên. Điều này đồng nghĩa với việc họ ưu tiên bán trước những cổ phiếu đang mạnh trong danh mục và giữ lại những cổ phiếu đang yếu.

Nhà đầu tư thường thích mua thấp bán cao hơn là mua cao bán cao hơn. Điều này cho thấy họ thường có tâm lý “bắt” cổ phiếu có giá đang giảm, đây là một hành động mang lại mức rủi ro cao cho danh mục.

Đôi khi, nhà đầu tư quá “cả tin” vào lập luận của mình nên mạnh tay phân bổ vốn mà khơng có đề ra phương pháp phịng ngừa rủi ro. Khi rủi ro xảy ra họ luôn tìm những biện minh và chứng cứ để bảo vệ cho những lập luận của mình; do đó, họ thường trì hỗn việc cắt lỗ và dẫn đến thiệt hại khó có thể cứu vãn.

Họ tin rằng phải chấp nhận rủi ro lớn mới thu được nhiều lợi nhuận.

Nhà đầu tư mắc phải những sai lầm này là do họ khơng có Kỷ luật và Chiến lược kinh doanh chặt chẽ - nhất qn, hoặc họ khơng tn thủ theo nó.

3.1.2. Tuân thủ kỷ luật Cắt lỗ - một kỷ luật quan trọng

 Vì sao phải Cắt lỗ?

Kinh doanh cổ phiếu là việc đánh cược vào nhận định về diễn biến giá trong tương lai, mà sẽ tồn tại những nhận định đúng và những nhận định sai. Những nhận định

Trang 33

sai sẽ gây ra thiệt hại cho nhà đầu tư, do đó để tránh thiệt hại trở nên nặng nề thì cần phải giới hạn nó bằng hành động cắt lỗ khi nhận định đã sai.

Khi giá sụt giảm 50% thì cần phải tăng 100% mới bù đắp được thiệt hại.

Tâm lý hành động bình thường của con người thường “sợ hãi” khi lời và “hy vọng” khi lỗ. Kỷ luật cắt lỗ sẽ dập tắt “hy vọng” khi lỗ và chuyển sang “sợ hãi” khi nhận định sai, nhờ đó sẽ hạn chế thiệt hại và khơng để nó trở nên nặng nề khó có thể cứu vãn.

 Kỷ luật cắt lỗ

Đề ra giới hạn chịu đựng cho từng thương vụ giao dịch. Khi giá sụt giảm đến mức đó thì lập tức thực hiện lệnh bán cắt lỗ.

Nếu mức lỗ trong giới hạn chịu đựng nhưng xác nhận nhận định ban đầu để thực hiện giao dịch đã sai thì thực hiện bán cắt lỗ.

Đơi khi có trường hợp vừa thực hiện lệnh cắt lỗ xong thì giá cổ phiếu tăng trở lại nhưng vẫn phải tuân thủ. Vì cắt lỗ là kỷ luật, nó giúp nhà đầu tư thốt khỏi thương vụ khi nhận định của họ đã sai (đồng nghĩa với việc họ khơng thể suy đốn được biến động của giá) và hạn chế thiệt hại.

 Tác dụng của Cắt lỗ

Hạn chế thiệt hại trong giới hạn cho phép. Bảo toàn vốn khi diễn biến thị trường xấu.

3.1.3. Xây dựng Kỷ luật kinh doanh cổ phiếu

Với tầm quan trọng của Kỷ luật kinh doanh được trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy: để trở thành nhà kinh doanh cổ phiếu thành cơng trên thị trường chứng khốn, đặc biệt là trên thị trường chứng khốn Việt Nam, thì trước hết họ phải có Kỷ luật kinh doanh cổ phiếu hợp lý. Đây cũng là nền tảng đầu tiên trong việc tiếp cận và ứng dụng Phân tích kỹ thuật trong kinh doanh cổ phiếu.

Trang 34

Tùy theo cách thức kinh doanh của mỗi nhà đầu tư mà họ tự đặt ra Kỷ luật kinh doanh cổ phiếu, có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy mỗi người. Nhưng nên đảm bảo các kỷ luật cơ bản sau:

Tuân thủ chặt chẽ kỷ luật cắt lỗ.

Chỉ thực hiện những thương vụ mà tính thanh khoản của mã cổ phiếu đó được đảm bảo.

Xác định những điều kiện để thực hiện một thương vụ và kết thúc một thương vụ.

Đề ra những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi quyết định thực hiện thương vụ và cách phòng ngừa các rủi ro.

Phân chia danh mục: Kinh doanh cổ phiếu là việc kinh doanh dựa vào những suy đoán về diễn biến giá trong tương lai, nó có thể đúng hoặc sai. Do đó cần phải phân chia danh mục ra nhiều phần để phân tán rủi ro, tránh trường hợp tự tin quá mức vào một thương vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37 - 40)