Gợi ý ứng dụng phân tích kỹ thuật trong kinh doanh cổ phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 45)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

3.2. Gợi ý ứng dụng phân tích kỹ thuật trong kinh doanh cổ phiếu

Thực tế, hiện nay các cơng ty chứng khốn, các quỹ đầu tư ở Việt Nam vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục duy trì cơng khai hay khơng cơng khai một bộ phận Phân tích kỹ thuật cho riêng mình. Nhưng với kết quả cuộc khảo sát, chúng ta có thể thấy Phân tích kỹ thuật chưa được ứng dụng phổ biến hoặc chưa được ứng dụng một cách có hiệu quả trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại sao lại như vậy?

Một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến, chính là vấn đề “khơng chú

ý đến các lỗ hỏng phân tích” trong khi ứng dụng Phân tích kỹ thuật. Một trong

những thiếu sót lớn nhất của những tài liệu về Phân tích kỹ thuật là chủ yếu nói về những cái đúng. Trong khi đó thế giới thực đầy rẫy những sai lầm. Khi một nhà đầu tư không biết hoặc không nghiên cứu kỹ “lỗ hỏng” của một chỉ báo hay một công cụ kỹ thuật nào đó, anh ta sẽ có nhiều khả năng bị thất bại khi sử dụng nó. Ví dụ trong đồ thị dưới đây, nhà đầu tư có thể phạm sai lầm khi mua chứng khoán theo chỉ

Trang 35

dẫn của MACD vào tháng 11/2009 trên VN-Index. Gần như ngay sau đó, chỉ báo này lại cho tín hiệu bán. Kết quả là thị trường trải qua một trong những tuần giao dịch kinh hoàng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008.

Đồ thị 3.1: Sai lầm trong tín hiệu mua theo chỉ dẫn của MACD

Nguồn: Phân tích kỹ thuật - lý thuyết, ứng dụng và phản biện - Bộ phận Phân tích kỹ thuật Vietstock (2011) [7]

Điều này có thể làm xói mịn niềm tin của họ vào phân tích kỹ thuật. Và dần theo thời gian nhà đầu tư sẽ bị rơi vào cảm giác rằng mình đang chơi một trị chơi nguy hiểm có tính may rủi cao khi ứng dụng phân tích kỹ thuật trong cơng việc kinh doanh của mình.

Với những lý lẽ trên, chúng ta nên khách quan hơn đối với Phân tích kỹ thuật. Theo quan điểm cá nhân: Phân tích kỹ thuật là một phương tiện để hoạt động trong quá trình kinh doanh cổ phiếu; nó khơng phải là cơng cụ quyết định hồn tồn sự thành công trong thị trường chứng khốn mà sự thành cơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có kỷ luật kinh doanh.

Dưới đây, bài nghiên cứu sẽ trình bày ứng dụng của Phương pháp kỹ thuật phá vỡ ngưỡng kháng cự. (Những lý thuyết cơ bản về Phân tích kỹ thuật được trình bày sơ lược trong Phụ lục 6)

Trang 36

Phƣơng pháp kỹ thuật phá vỡ ngƣỡng kháng cự

Do thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cho phép nhà đầu tư thực hiện lệnh bán khống nên nhà đầu tư chỉ được thực hiện việc lướt sóng theo phương pháp kỹ thuật phá vỡ ngưỡng kháng cự, không được lướt sóng theo phương pháp kỹ thuật phá vỡ ngưỡng hỗ trợ.

Phương pháp kỹ thuật này tương đối đơn giản nhưng nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong lướt sóng nếu nhà đầu tư biết cách vận dụng hợp lý. Lý thuyết về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tương đối đơn giản và có nhiều phương pháp khác nhau để xác lập ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên để vận dụng tốt phương pháp này trong thực tế thì nhà đầu tư phải có kinh nghiệm trong việc thiết lập ngưỡng hỗ trợ và kháng cự hợp lý tùy theo hệ thống phân tích của riêng mình.

Điểm trọng yếu của phương pháp này là xác lập ngưỡng kháng cự hợp lý và thực hiện hành vi mua khi đồ thị giá có dấu hiệu phá vỡ ngưỡng này (Breakout). Khi một đường kháng cự hợp lý bị khá vỡ đồng nghĩa với đồ thị giá có khả năng cao là trong một xu thế tăng giá, lúc này nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm lợi nhuận và hạn chế được rủi ro. Tuy nhiên, khơng có phương pháp kỹ thuật nào hồn hảo nên sẽ có lúc rủi ro xảy ra, đó là giá cổ phiếu sẽ sụt giảm trở lại và rớt dưới ngưỡng kháng cự mới phá vỡ khi điều kiện bán nhận lợi nhuận chưa xảy ra. Lúc đó, nhà đầu tư cần thực hiện “cắt lỗ” để bảo toàn vốn và chờ cơ hội mới, điều này rất quan trọng.

Do có nhiều phương pháp kỹ thuật xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự nên bài viết này chỉ trình bày Phương pháp kỹ thuật phá vỡ ngưỡng kháng cự bằng cách xác định đường hỗ trợ và kháng cự ngắn hạn theo bộ công cụ Trough và Peak trong phần mềm Metastock, đây là phần mềm phân tích kỹ thuật rất phổ biến trên toàn thế giới.

Peak là hàm xác định đường kháng cự Peak, hàm này sử dụng chức năng Zig zag để xác định các đỉnh có ý nghĩa trước đó. Chức năng Zig zag dùng để lọc ra những

Trang 37

thay đổi đảo ngược trong dữ liệu giá, nó chủ yếu được dùng để hỗ trợ trong việc kiểm tra hình ảnh của biểu đồ. Cách thiết lập hàm:

Peak( Nth, DATA ARRAY, % MINIMUM CHANGE ) Trong đó:

 Nth: là thứ tự đỉnh trước đây mà hàm trả lại giá trị. Ví dụ: Nth = 1 là trả lại giá trị của đỉnh gần đây nhất, Nth = 2 là trả lại giá trị của đỉnh thứ 2 gần đây nhất, ...

 DATA ARRAY: là chuỗi dữ liệu giá đưa vào hàm, thường là C (giá đóng cửa), H (giá cao nhất), L (giá thấp nhất), O (giá mở cửa).

 % MINIMUM CHANGE: mức % thay đổi trong dữ liệu để xác định sự đảo chiều. Ví dụ: nếu nhập là 5 thì một động thái thay đổi ngược 5% là cần thiết để gây ra sự đảo chiều trong chức năng Zig zag.

Ngược lại với hàm Peak là hàm Trough, dùng để xác định đường hỗ trợ Trough. Cách thiết lập hàm:

Trough( Nth, DATA ARRAY, % MINIMUM CHANGE )

Có điều cần lưu ý: theo lý thuyết thì ngưỡng kháng cự là ngưỡng ở trên giá hiện tại và ngưỡng hỗ trợ là ngưỡng nằm dưới giá hiện tại. Nhưng đường kháng cự Peak và đường hỗ trợ Trough khơng hồn tồn như vậy. Khi đường kháng cự Peak bị phá vỡ thì đường này sẽ nằm dưới giá hiện tại và mang ý nghĩa hỗ trợ ngắn hạn, lúc này đồ thị giá thể hiện xu thế tăng giá; tương tự, khi đường hỗ trợ Trough bị phá vỡ thì đường này sẽ nằm trên giá hiện tại và mang ý nghĩa kháng cự ngắn hạn, lúc này đồ thị giá thể hiện xu thế giảm giá.

Trong 3 thông số của hàm Peak và Trough, có nhiều cách thiết lập thông số % MINIMUM CHANGE tùy theo lướt sóng ngắn hạn hay dài hạn, hoặc tùy thuộc mỗi loại cổ phiếu. Tuy nhiên, trong bài này, người viết trình bày theo cách thiết lập như sau: Peak(1,C,5) và Trough(1,C,5).

Trang 38

Đồ thị 3.2: Minh họa đƣờng kháng cự Peak và đƣờng hỗ trợ Trough

Nguồn: Chương trình Metastock - Đồ thị ngày HNXINDEX (năm 2009)

Thiết lập điều kiện mua và bán:

Mua: thực hiện lệnh mua khi đồ thị giá (tính theo giá đóng cửa) tăng vượt đường kháng cự Peak.

Bán:

 Cắt lỗ: khi đồ thị giá (tính theo giá đóng cửa) rớt trở lại dưới đường kháng cự Peak (trong điều kiện mua) và mức lỗ hơn 5%.

 Chốt lợi nhuận: đồ thị giá (tính theo giá đóng cửa) nằm dưới đường kháng cự Peak sau khi đường kháng cự này mới thay đồi mức giá hoặc khi đạt mục tiêu đề ra ban đầu hoặc có dấu hiệu tạo đỉnh theo các phướng pháp phân tích kỹ thuật khác.

Cần lưu ý rằng: Tuyệt đối không tham gia lướt sóng khi đồ thị giá nằm dưới đường hỗ trợ Trough vì lúc này đồ thị giá đang trong xu thế giảm và rủi ro cao.

Trang 39

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 45)