Tổng hợp kết quả của các phiếu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67)

Kết quả a b c d e f g Tổng Câu 1 66 63 15 144 Câu 2 6 30 102 6 144 Câu 3 93 12 39 144 Câu 4 51 63 24 6 144 Câu 5 18 15 111 0 144 Câu 6 27 72 45 144 Câu 7 36 102 75 213 Câu 8 42 18 27 27 30 144 Câu 9 30 81 33 144 Câu 10 57 87 144 Câu 11 21 99 18 6 144 Câu 12 93 51 144 Câu 13 33 60 36 12 141 Câu 14 51 75 126 Câu 15 30 45 18 93 Câu 16 6 27 60 93 Câu 17 9 66 18 93 Câu 18 51 36 45 51 45 36 12 276 Câu 19 15 48 21 9 93 Câu 20 24 33 30 6 93 Câu 21 21 9 33 12 3 78 Câu 22 24 27 51 Câu 23 6 45 0 51

Trang 62

Phục lục 3:

PHIẾU PHỎNG VẤN

“Về đánh giá tình hình ứng dụng Phân tích kỹ thuật trong kinh doanh cổ phiếu tại Thị trường chứng khoán Việt Nam”

Những câu hỏi dưới đây được lập ra khơng ngồi mục đích khảo sát thơng tin cho việc nghiên cứu luận văn ở bậc thạc sĩ, với đề tài: “Nghiên cứu việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Những câu hỏi này được thiết lập dựa trên các vấn đề đang nghiên cứu về tình hình ứng dụng Phân tích kỹ thuật trong

gian qua. Bảng câu hỏi cũng được sự góp ý của Cơ Trần Thị Hải Lý, các chuyên gia phân tích và trên cơ sở những hiểu biết lý thuyết và kinh nghiệm thực tế về Phân tích kỹ thuật của người nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian quý báu để trả lời các câu hỏi này. Mặc dù đây là những câu hỏi đơn giản nhưng tôi tin tưởng rằng những ý kiến đóng góp của Ơng/Bà là rất quan trọng đối với tôi và giúp tơi hồn thành tốt bài luận văn này.

Tơi cam kết bảo mật những thơng tin có liên quan đến Ơng/Bà. Trân trọng!

Nguyễn Huy Phƣơng

Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

Chuyên viên phân tích - đầu tư

Trang 63

Họ và tên: …………………………………………………………. Chức danh: ……………………………………………………….. Nơi công tác: ………………...…………………………………….

Những câu hỏi sau đây chỉ tập trung về mảng kinh doanh cổ phiếu trên sàn giao dịch.

Câu 1: Là người có nhiều kinh nghiệm trong phân tích - đầu tư chứng khốn và là

người có ảnh hưởng đến quyết định mua - bán cổ phiếu của cơng ty, Ơng/Bà có cho rằng Phân tích kỹ thuật là phương pháp hữu ích đối với Ơng/Bà trong việc ra quyết định mua - bán cổ phiếu khơng? Vì sao?

Câu 2: Ông/Bà hãy cho biết phương pháp phân tích nào ảnh hưởng nhiều nhất

trong phần lớn các quyết định mua - bán cổ phiếu của Ông/Bà?

Câu 3: Ơng/Bà có cho rằng việc tn thủ theo một hệ thống Kỷ luật mua -bán trong

kinh doanh cổ phiếu là rất quan trọng khơng? Và trong hệ thống Kỷ luật đó, Ơng/Bà thấy đáng chú ý nhất là loại Kỷ luật nào?

Câu 4: Ông/Bà hãy cho biết Phân tích kỹ thuật ảnh hưởng đến quyết định mua -

bán cổ phiếu của Ông/Bà như thế nào? Và Ông/Bà hay sử dụng loại kỹ thuật nào nhất trong Phân tích kỹ thuật (kỹ thuật chỉ báo, đường trung bình động, hỗ trợ - kháng cự, Candle stick, Elliott, …)?

Câu 5: Có ý kiến cho rằng “Phân tích kỹ thuật khơng thể ứng dụng một cách hiệu

quả tại thị trường chứng khoán Việt Nam”. Ơng/Bà có nhận xét gì về nhận định này?

Trang 64

Phụ lục 4: Kết quả phỏng vấn

1. Nguyễn Quang Minh, Head of Quantitative Analysis Management & Head of Technical Analysis, An Phuc Investment Fund & Vietstock Corporation.

Câu 1: Có. Vì PTKT giúp xác định thời điểm ra vào CP và thị trường tốt. Câu 2: PTCB chiếm 50%: chọn CP tốt; PTKT chiếm 50%: chọn thời điểm tốt. Câu 3: Có. Cắt lỗ.

Câu 4: Giúp tôi xác định thời điểm mua bán cổ phiếu. Đáng chú ý nhất là các tín hiệu của Moving Average, Direct Movement System, Momentum.

Câu 5: Sai. Vì nếu khơng ứng dụng hiệu quả thì các CTCK và Quỹ đầu tư ở Việt Nam duy trì bộ phận này làm gì cho tốn kém chi phí.

2. Lê Dỗn Hà, TP Đầu Tƣ, CTCP chứng khốn cơng nghiệp Việt Nam.

Câu 1: Rất hữu ích. Vì tìm hiểu được xu hướng, đánh giá tương quan rủi ro và lợi nhuận, phân bổ danh mục ra sao, tâm lý TT,...

Câu 2: Kỹ thuật chiếm 60-70%, còn lại là cơ bản.

Câu 3: Rất quan trọng, quang trọng nhất là kỷ luật cutloss.

Câu 4: Hay sử dụng: Trenlines, Fib, đường trung bình động, hỗ trợ - kháng cự, Candle stick, Elliott, lý thuyết Box.

Câu 5: Ý kiến đó là do người sử dụng chưa có hiểu biết chuyên sâu và ứng dụng chuyên sâu.

3. Phạm Đăng Lâm, Phó tổng giám đốc, CTCP quản lý quỹ đầu tƣ chứng khoán Thái Dƣơng.

Câu 1: Tơi khơng quan tâm lắm đến Phân tích kỹ thuật. Câu 2: Phân tích cơ bản.

Trang 65

Câu 5: Đúng. Kinh tế Việt Nam hiện tại, ngoài yếu tố ảnh hưởng nội tại của nền kinh tế và tác động bên ngồi, nó cịn bị chi phối mạnh bởi tác động chính trị. Chính vì vậy, các chỉ số kỹ thuật khơng thể giải tích được các tác động gây ra từ yếu tố nêu trên..

4. Nguyễn Hồng Mai, Thành viên HĐQT, Cơng ty Chứng Khốn Phú Hƣng.

Câu 1: Có. Vì nó giúp nhận diện nhanh xu hướng của TTCK trong khi Phân tích cơ bản khó có thể làm được.

Câu 2: PTCB chiếm 50% và PTKT chiếm 50%. Câu 3: Có. Quan trọng là bảo tồn vốn.

Câu 4: Giúp xác định thời điểm mua, bán hoặc nắm giữ cổ phiếu. Phân tích ngưỡng hỗ trợ - kháng cự và Đường trung bình động.

Câu 5: Sai. Có thể PTKT khơng hồn hảo ở VN nhưng vẫn có tính hữu ích nhất định.

5. Đặng Phạm Minh Loan, Phó giám đốc, Quỹ VOF.

Câu 1: Khơng sử dụng Phân tích kỹ thuật. Câu 2: Phân tích cơ bản, định giá cơng ty.

Câu 3: Có. Phân chia vốn hợp lý và chỉ đầu tư những cơng ty có thị giá thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại.

Câu 4: N/a.

Câu 5: Khơng hồn tồn đúng. Phương pháp phân tích nào cũng có ích, tùy cách ứng dụng như thế nào.

6. Nguyễn Thanh Hƣơng, Chuyên viên đầu tƣ, Công ty Quản lý Quỹ Blackhorse.

Câu 1: Không sử dụng. Câu 2: Phân tích cơ bản.

Trang 66

Câu 3: Có. Đầu tư khi biết rõ giá trị nội tại của công ty. Câu 4: N/a.

Câu 5: Không có ý kiến. Chỉ tập trung sử dụng Phân tích cơ bản.

7. Đào Phúc Long Phi, Trƣởng bộ phận môi giới tổ chức và cá nhân nƣớc ngồi, CTCP chứng khốn Rồng Việt.

Câu 1: Có. PTKT giúp nhận diện xu hướng thị trường, đánh giá rủi ro và xác định thời điểm mua bán cổ phiếu.

Câu 2: PTKT chiếm khoảng 80% quyết định mua bán. Câu 3: Rất quan trọng. Nhất là kỷ luật cắt lỗ.

Câu 4: Xác định thời điểm mua - bán và nắm giữ. Hay sử dụng phương pháp phá vỡ ngưỡng hỗ trợ - kháng cự, đường trung bình động..

Câu 5: Sai. Những người đồng tình với ý kiến này là do họ chưa hiểu rõ cách ứng dụng PTKT.

Trang 67

Phụ lục 5: Kiểm định theo Phân tích phƣơng sai (ANOVA)

Mức Alpha là 5%.

1. Ảnh hưởng của kết quả câu 8 và câu 9 đến kết quả kinh doanh lỗ (câu 5):

Trang 68

3. Ảnh hưởng của việc ứng dụng Phân tích kỹ thuật (câu 12) đến kết quả kinh doanh lỗ (câu 5):

Trang 69

Trang 70

Phụ lục 6: Các thói quen để thành cơng trong kinh doanh cổ phiếu

Đây là những thói quen quan trọng được rút ra từ 23 thói quen đầu tư thành cơng của tỷ phú Warren Buffett và Geogre Soros, được đang tải trong ấn phẩm “The Winning Investment Habits of Warren Buffett & George Soros” - Mark Tier (2006).  Bảo tồn vốn ln là ưu tiên hàng đầu.

Bậc thầy: Tin rằng việc bảo toàn vốn (nền tảng của chiến lược kinh doanh) luôn là ưu tiên hàng đầu.

Thua lỗ: Mục đích đầu tư duy nhất là “kiếm thật nhiều tiền” và kết quả thường là làm cho số tiền đó bị hao hụt.

 Tránh rủi ro đến mức tối đa.

Bậc thầy: Tránh rủi ro là hệ quả của thói quen thành cơng thứ nhất.

Thua lỗ: Nghĩ rằng chỉ có thể thu được những khoản lợi nhuận lớn bằng cách chấp nhận rủi ro lớn.

 Triết lý kinh doanh riêng của bạn.

Bậc thầy: Luôn phát triển triết lý kinh doanh của riêng mình. Triết lý phản ánh tính cách, năng lực, kiến thức, sở thích và mục tiêu của mỗi người. Do đó, khơng tồn tại hai nhà kinh doanh thành cơng có chung một triết lý kinh doanh.

Thua lỗ: Khơng có triết lý kinh doanh, hoặc chỉ biết vận dụng triết lý kinh doanh của người khác một cách rập khuôn.

 Xây dựng và phát triển hệ thống kinh doanh của riêng bạn.

Bậc thầy: Luôn xây dựng và thử nghiệm hệ thống của riêng mình để lựa chọn, mua và bán các thương vụ một cách hiệu quả nhất.

Thua lỗ: Khơng có hệ thống, hoặc chỉ biết tiếp nhận hệ thống của một ai đó mà khơng chịu thử nghiệm, hay điều chỉnh cho phù hợp với tính cách riêng của mình. (Khi cảm thấy hệ thống đó khơng phù hợp với mình, anh ta lại sử dụng một hệ thống khác… cũng không phù hợp).

Trang 71

 Mạnh dạn bỏ qua những thương vụ không đáp ứng tiêu chuẩn của bạn.

Bậc thầy: Từ chối một cách dứt khốt những thương vụ khơng đáp ứng tiêu chuẩn của mình.

Thua lỗ: Không đặt ra bất kỳ tiêu chuẩn kinh doanh nào hay chỉ biết tiếp nhận tiêu chuẩn của người khác. Vì tính tham lam mà khơng từ chối những thương vụ không đạt tiêu chuẩn đã đặt ra.

 Tự mình thực hiện những nghiên cứu.

Bậc thầy: Liên tục tìm kiếm những cơ hội kinh doanh có thể đáp ứng tiêu chuẩn của mình, đồng thời tích cực thực hiện cơng việc nghiên cứu các cơ hội kinh doanh đó. Chỉ lắng nghe ý kiến của những nhà phân tích hay nhà kinh doanh mà họ ngưỡng mộ.

Thua lỗ: Cho rằng việc tìm kiếm vận may “ngàn năm có một” có thể giúp họ thu được khoản lợi nhuận lớn. Kết quả là họ thường máy móc làm theo một “lời khun” nào đó. Ln nghe theo lời của bất cứ ai được gọi là “chuyên gia” mà hiếm khi tìm hiểu chi tiết về một vụ kinh doanh trước khi mua. Cơng việc “nghiên cứu” thật ra chỉ là đón nhận lời khun từ một nhà mơi giới, một cố vấn hay thậm chí một tờ báo tài chính của ngày hơm trước.

 Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn.

Bậc thầy: Khi khơng thể tìm được một thương vụ phù hợp với tiêu chuẩn của mình, họ có đủ kiên nhẫn để chờ đợi cho đến khi nào tìm thấy.

Thua lỗ: Lúc nào cũng cảm thấy mình cần phải làm một điều gì đó trên thị trường.  Hành động ngay lập tức.

Bậc thầy: Hành động tức khắc, một khi đã ra quyết định. Thua lỗ: Do dự.

 Giữ lại thương vụ cho đến khi có lý do (được xác định trước dựa trên các nguyên tắc của mình) để kết thúc thương vụ.

Trang 72

Bậc thầy: Giữ lại thương vụ cho đến khi có lý do (được xác định trước dựa trên các nguyên tắc của mình) để kết thúc thương vụ.

Thua lỗ: Hiếm khi có ngun tắc kinh doanh được xác định trước. Vì lo sợ rằng lợi nhuận ít sẽ biến thành thua lỗ, nên họ rút tiền mặt lại và do đó thường bỏ lỡ thương vụ tốt.

 Trung thành với hệ thống của mình.

Bậc thầy: Trung thành với hệ thống của mình và ln kiểm tra và hồn thiện nó. Thua lỗ: Liên tục bỏ qua lời nhắc nhở từ hệ thống của mình (nếu họ có một hệ thống như thế). Thay đổi các tiêu chuẩn và mục tiêu để bào chữa cho những quyết định kinh doanh của mình.

 Thừa nhận và lập tức sữa chữa sai lầm.

Bậc thầy: Nhận thức được rằng họ cũng có thể mắc sai lầm. Sữa chữa ngay sau khi nhận ra sai lầm đó. Nhờ vậy, họ chỉ phải chịu những tổn thất không đáng kể. (Kỷ luật cắt lỗ)

Thua lỗ: Bám vào những thương vụ thua lỗ với hy vọng có thể “bứt phá” bằng một cách nào đó. Kết quả thường phải chịu những tổn thất nặng nề.

 Biến sai lầm thành bài học kinh nghiệm.

Bậc thầy: Luôn xem sai lầm là bài học kinh nghiệm.

Thua lỗ: Không đủ kiên nhẫn theo đuổi bất kỳ phương pháp nào để nghiên cứu cách cải thiện tình hình. Ln tìm kiếm những thứ có tính “phù hợp nhất thời”.

 Hãy yêu công việc của bạn, chứ khơng phải những gì bạn sở hữu.

Bậc thầy: Hài lịng và thỏa mãn với q trình kinh doanh; có thể dễ dàng rời bỏ bất kỳ thương vụ nào.

Trang 73

Phụ lục 7: Những lý thuyết cơ bản về Phân tích kỹ thuật

1. Khái niệm phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là một phương pháp dự đoán sự biến động của giá và xu hướng thị trường trong tương lai thơng qua việc nghiên cứu phân tích những đồ thị giá của thị trường trong quá khứ.

2. Đặc điểm phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật tập trung nghiên cứu các biến động của chính bản thân giá mà khơng quan tâm đến giá trị nội tại của cổ phiếu.

Trọng tâm của triết lý phân tích kỹ thuật là niềm tin rằng giá thị trường của cổ phiếu bị chi phối bởi hành vi của phần lớn các nhà đầu tư có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu; các hành vi này nhanh chóng được phản ánh vào các hoạt động mua bán trên thị trường. Nói một cách khác, tác động của các hành vi này sẽ nhanh chóng được biểu diễn dưới dạng biểu đồ giá (và khối lượng), hoặc lên hoặc xuống.

Phân tích kỹ thuật cho rằng thị trường tồn tại những mẫu, dạng đồ thị và có tính lặp lại.

3. Cách vẽ đồ thị giá chứng khoán

Có 3 cách vẽ đồ thị giá thường được sử dụng phổ biến: đồ thị đường nối các giá đóng cửa của các phiên giao dịch (Line), đồ thị then chắn (Bar) và đồ thị nến (Candlestick). Trong bài viết này, các biểu đồ giá phần lớn sẽ được trình bày theo đồ thị nến. Phần này được tóm lược trong ấn phẩm “Japanesse Candlestick Charting Techniques” - Steve Nison (1991).

Để vẽ biểu đồ then chắn hàng ngày cần có giá mở, cao, thấp, và đóng. Đường thẳng đứng trên biểu đồ then chắn thể hiện giá cao và thấp của phiên. Đường nằm ngang bên trái đường thẳng đứng là giá mở phiên, bên phải đường thẳng đứng là giá đóng phiên.

Trang 74

Nguồn: Japanesse Candlestick Charting Techniques” - Steve Nison (1991)

Hình trên cho thấy cách xây dựng một biểu đồ then chắn và một biểu đồ hình nến với cùng một dữ liệu. Mặc dù những biểu đồ then chắn và hình nến hàng ngày sử dụng cùng dữ liệu nhưng dễ nhận thấy chúng được vẽ khác nhau. Chỗ dày nhất của cây nến được gọi là thân nến. Nó mơ tả phạm vi giữa giá mở và đóng của phiên đó. Khi thân nến màu đen (tơ kín) nó có nghĩa là đóng phiên thấp hơn mở. Nếu thân nến màu trắng (rỗng), thì nó có nghĩa rằng đóng phiên cao hơn mở (màu sắc của biểu đồ hình nến có thể thay đổi bởi người sử dụng).

Những đường mỏng ở trên và ở dưới thân nến là những bóng nến. Những bóng nến này đại diện cho những cực trị giá của phiên. Bóng ở trên thân nến được gọi là bóng trên và bóng ở dưới thân nến được gọi là bóng dưới. Do đó, đỉnh của bóng trên là giá cao nhất phiên và đáy của bóng dưới là giá thấp nhất phiên. Đối với người Nhật,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67)