.8 Kết quả phân tích ảnh hưởng của lạm phát VND đến ngân lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước đà nẵng (Trang 42 - 43)

PV (Tỷ VND)

Lạm phát VND

4% 6% 8% 10% 12%

Ngân lưu vào 2,120.14 2,121.66 2,123.13 2,124.54 2,125.91

Doanh thu 2,110.86 2,110.86 2,110.86 2,110.86 2,110.86

Thay đổi khoản phải trả 9.29 10.81 12.27 13.69 15.05

Ngân lưu ra 2,673.37 2,601.82 2,534.28 2,470.73 2,411.28 Điện 63.88 63.88 63.88 63.88 63.88 PAC 41.56 41.56 41.56 41.56 41.56 CLO 11.81 11.81 11.81 11.81 11.81 Vôi 3.20 3.20 3.20 3.20 3.20 Nhân công 547.85 547.85 547.85 547.85 547.85 Chi phí khác 231.65 231.65 231.65 231.65 231.65

Thuế thu nhập doanh nghiệp 60.98 89.47 112.12 130.11 144.52

Thay đổi khoản phải thu 20.03 23.30 26.46 29.49 32.42

Thay đổi dự trữ tiền mặt 8.74 10.17 11.54 12.87 14.15

Chi phí đầu tư 1,683.66 1,578.92 1,484.20 1,398.31 1,320.24

Ngân lưu ròng -553.23 -480.15 -411.15 -346.19 -285.38

WACC danh nghĩa 7.80% 9.87% 11.95% 14.02% 16.09%

Kết quả ở Bảng 5.8 cho thấy khi lạm phát VND tăng thì doanh thu, chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng theo lạm phát, trong khi đó WACC danh nghĩa cũng tăng theo lạm phát, vì vậy

PV của doanh thu và chi phí hoạt động không thay đổi khi lạm phát VND thay đổi. Đối với

khoản phải trả, khi lạm phát tăng PV của thay đổi khoản phải trả tăng nên mang lại lợi ích cho dự án do dự án đã chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Đối PV thay đổi khoản phải thu và PV tiền mặt tăng sẽ gây thiệt cho dự án do khách hàng đã chiếm dụng vốn của dự án và dự trữ tiền mặt của dự án nhiều hơn. Với PV chi phí đầu tư đã giảm khi lạm phát VND tăng do chi phí

đầu tư không bị tác động trực tiếp của lạm phát VND, lãi vay được vốn hóa khơng chịu tác động của lạm phát nên tốc độ tăng của dòng ngân lưu đầu tư chậm hơn tốc độ tăng của

WACC, vì vậy PV của chi phí đầu tư giảm dần khi lạm phát VND tăng. Tóm lại, dự án này không bị tác động xấu khi lạm phát VND tăng lên.

5.2 Phân tích kịch bản

Qua việc phân tích tác động của các yếu tố đầu vào đến tính khả thi về tài chính của dự án cho thấy rằng yếu tố có tác động mạnh nhất là giá bán trung bình của nước sạch, chỉ có việc thay

đổi giá nước trong khung qui định của chính phủ thì dự án có tính khả thi tài chính trên cả hai

quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra 3 kịch bản về giá nước để

đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như sau:

Kịch bản 1: Giá nước trung bình năm 2011 là 5,020VND/m3 như mơ hình cơ sở.

Kịch bản 2: Tăng giá nước năm 2011 thêm 1,850VND/m3 so với mơ hình cơ sở và điều chỉnh theo lạm phát hàng năm.

Kịch bản 3: Tăng giá nước năm 2011 thêm 3,000VND/m3 so với mơ hình cơ sở và điều chỉnh theo ½ mức lạm phát hàng năm.

Kết quả phân tích kịch bản được trình bày ở Bảng 5.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước đà nẵng (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)