Phân tích xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước đà nẵng (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 6 : PHÂN TÍCH KINH TẾ, XÃ HỘI

6.5 Phân tích xã hội

Theo kết quả phân tích tài chính của dự án thì giá trị hiện tại rịng là -411.15 tỷ VND, phân tích kinh tế cho kết quả giá trị hiện tại ròng NPV là 61.11 tỷ VND. Sự khác biệt này là do suất chiết khấu kinh tế khác suất chiết khấu tài chính, giá kinh tế của nước khác giá tài chính của nước, giá kinh tế của điện khác giá tài chính, thuế, tỷ giá hối đối kinh tế khác tỷ giá hối đối chính thức, giá đền bù đất nhỏ hơn chi phí cơ hội của đất, thuế VAT. Sự khác biệt nêu trên đã tác động đến các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội như người tiêu dùng nước, ngân sách, Dawaco, người dân vùng giải tỏa. Kết quả phân tích phân phối chi tiết ở Bảng 3.8 Phụ lục 03. Tóm tắt kết quả phân phối cho các đối tượng thể hiện ở Bảng 6.6

Bảng 6.7 Kết quả phân tích phân phối

Đối tượng Giá trị (Tỷ VND) Nguyên nhân

Hộ tiêu dùng nước 510.9 Được lợi do giá kinh tế của nước lớn hơn giá

mà người tiêu dùng phải trả cho Dawaco

Chủ đầu tư Dawaco -411.15 Thiệt hại do lợi ích tài chính thu được nhỏ

hơn chi phí tài chính bỏ ra.

Ngân sách 219.19 Thu được từ thuế TNDN, VAT, chi phí sử

dụng vốn thấp

Người dân vùng giải tỏa -2.68 Bị thiệt do giá đền bù thấp hơn lợi ích thu

được từ đất trồng lúa.

Kết quả ở Bảng 6.7 cho thấy người tiêu dùng nước được hưởng lợi nhiều nhất là 510.9 tỷ

VND, chủ đầu tư Dawaco chịu thiệt hại nhiều nhất là -411.15 tỷ VND, ngân sách thu được

219.19 tỷ VND.

6.6 Kết luận

Trên cơ sở giá kinh tế của nước, giá kinh tế của điện, các hệ số chuyển đổi để tính tốn các chi phí kinh tế, luận văn đã tính được ngân lưu kinh tế ròng của dự án, giá trị hiện tại ròng NPV

kinh tế là 61.11 tỷ VND >0 và IRR thực = 7.69% > chi phí vốn kinh tế (7.2%). Như vậy, xét về mặt kinh tế thì dự án khả thi.

Qua phân tích phân phối đã xác định đối tượng có lợi nhiều nhất là người tiêu dùng nước và ngân sách, đối tượng bị thiệt hại là chủ đầu tư Dawaco và người dân vùng giải tỏa. Do vậy, để dự án bền vững thì cần sự điều tiết của nhà nước để cân bằng lợi ích giữa các bên có liên quan. Tóm lại, Chương 6 đã phân tích cơ sở để xác định lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế để từ đó xác định ngân lưu kinh tế của dự án. Trên cơ sở ngân lưu kinh tế luận văn đã tính tốn được NPV và IRR kinh tế, kết quả là dự án khả thi xét trên quan điểm tồn bộ nền kinh tế. Ngồi ra, qua phân tích phân phối đã xác định người tiêu dùng nước được hưởng lợi nhiều nhất, chủ đầu tư và người dân vùng giải tỏa bị thiệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước đà nẵng (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)