.1 Ngân lưu kinh tế của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước đà nẵng (Trang 52)

‐400.00 ‐200.00 0.00 200.00 400.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Bảng 6.6 Hệ số chuyển đổi kinh tế tài chính Thứ tự Khoản mục Đơn vị tính Thứ tự Khoản mục Đơn vị tính Giá tài chính Giá kinh tế Hệ số CF 1 Giá nước VND/m3 5,020 7,060 1.41 2 Điện VND/Kwh 1,216 1,665 1.37 3 PAC VND/Kg 9,229 8,306 0.90 4 CLO VND/Kg 11,242 10,118 0.90 5 Vôi VND/Kg 3,200 2,880 0.90 6 Nhân công VND/m3 1,095 1,095 1.00 7 Chi phí khác VND/m3 463 417 0.90

8 Thuế thu nhập doanh nghiệp Tỷ VND 238.10 0 0

9 Thay đổi khoản phải thu Tỷ VND 41.86 41.86 1

10 Thay đổi dự trữ tiền mặt Tỷ VND 18.27 18.27 1

11 Lãi vay được vốn hóa Tỷ VND 234.95 0 0

12 Cam kết vốn vay ADB Triệu USD 0.201 0 0

13 Mua sắm và lắp đặt đường ống Triệu USD 13.1 12.5 0.95

14 Chi phí đền bù Triệu USD 1.2 1.4 0.00

15 Xây dựng cơ bản và hệ thống điện Triệu USD 17.3 16.5 0.95

16 Trang thiết bị, cả SCADA và GIS Triệu USD 3.8 3.7 0.95

17 Mở rộng mạng lưới Triệu USD 28.5 27.1 0.95

18 Nâng cấp mạng lưới (thay thế đường ống) Triệu USD 2.2 2.1 0.95

19 Thiết kế kỹ thuật và Giám sát thi công Triệu USD 3.4 3.1 0.91

20 Quản lý tái định cư Triệu USD 0.7 0.7 1.00

21 Kiểm toán độc lập Triệu USD 0.2 0.2 0.91

22 Hợp đồng quản lý vận hành Triệu USD 3.1 2.8 0.91

23 Bảo tồn nguồn nước Triệu USD 0.1 0.1 1.00

24 Quản lý thảm họa Triệu USD 0.3 0.3 1.00

25 Nước sạch đáp ứng tiêu chuẩn của WHO Triệu USD 0.1 0.1 1.00

6.4 Kết quả phân tích kinh tế

Dựa trên dòng ngân lưu tự do kinh tế của dự án và chi phí vốn của nền kinh tế, luận văn tính tốn được NPV kinh tế là 61.11 tỷ VND và IRR thực là 7.69%. Với kết quả NPV kinh tế lớn hơn 0 và IRR lớn hơn chi phí vốn của nền kinh tế nên dự án khả thi trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng nên được triển khai, các bên liên quan cần có sự phối hợp để dự án được bền vững.

6.5 Phân tích xã hội

Theo kết quả phân tích tài chính của dự án thì giá trị hiện tại rịng là -411.15 tỷ VND, phân tích kinh tế cho kết quả giá trị hiện tại ròng NPV là 61.11 tỷ VND. Sự khác biệt này là do suất chiết khấu kinh tế khác suất chiết khấu tài chính, giá kinh tế của nước khác giá tài chính của nước, giá kinh tế của điện khác giá tài chính, thuế, tỷ giá hối đối kinh tế khác tỷ giá hối đối chính thức, giá đền bù đất nhỏ hơn chi phí cơ hội của đất, thuế VAT. Sự khác biệt nêu trên đã tác động đến các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội như người tiêu dùng nước, ngân sách, Dawaco, người dân vùng giải tỏa. Kết quả phân tích phân phối chi tiết ở Bảng 3.8 Phụ lục 03. Tóm tắt kết quả phân phối cho các đối tượng thể hiện ở Bảng 6.6

Bảng 6.7 Kết quả phân tích phân phối

Đối tượng Giá trị (Tỷ VND) Nguyên nhân

Hộ tiêu dùng nước 510.9 Được lợi do giá kinh tế của nước lớn hơn giá

mà người tiêu dùng phải trả cho Dawaco

Chủ đầu tư Dawaco -411.15 Thiệt hại do lợi ích tài chính thu được nhỏ

hơn chi phí tài chính bỏ ra.

Ngân sách 219.19 Thu được từ thuế TNDN, VAT, chi phí sử

dụng vốn thấp

Người dân vùng giải tỏa -2.68 Bị thiệt do giá đền bù thấp hơn lợi ích thu

được từ đất trồng lúa.

Kết quả ở Bảng 6.7 cho thấy người tiêu dùng nước được hưởng lợi nhiều nhất là 510.9 tỷ

VND, chủ đầu tư Dawaco chịu thiệt hại nhiều nhất là -411.15 tỷ VND, ngân sách thu được

219.19 tỷ VND.

6.6 Kết luận

Trên cơ sở giá kinh tế của nước, giá kinh tế của điện, các hệ số chuyển đổi để tính tốn các chi phí kinh tế, luận văn đã tính được ngân lưu kinh tế ròng của dự án, giá trị hiện tại ròng NPV

kinh tế là 61.11 tỷ VND >0 và IRR thực = 7.69% > chi phí vốn kinh tế (7.2%). Như vậy, xét về mặt kinh tế thì dự án khả thi.

Qua phân tích phân phối đã xác định đối tượng có lợi nhiều nhất là người tiêu dùng nước và ngân sách, đối tượng bị thiệt hại là chủ đầu tư Dawaco và người dân vùng giải tỏa. Do vậy, để dự án bền vững thì cần sự điều tiết của nhà nước để cân bằng lợi ích giữa các bên có liên quan. Tóm lại, Chương 6 đã phân tích cơ sở để xác định lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế để từ đó xác định ngân lưu kinh tế của dự án. Trên cơ sở ngân lưu kinh tế luận văn đã tính tốn được NPV và IRR kinh tế, kết quả là dự án khả thi xét trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế. Ngồi ra, qua phân tích phân phối đã xác định người tiêu dùng nước được hưởng lợi nhiều nhất, chủ đầu tư và người dân vùng giải tỏa bị thiệt.

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương này sẽ tổng hợp những kết quả phân tích về tài chính, kinh tế và xã hội của dự án,

đồng thời sẽ khuyến nghị một số chính sách để dự án hoạt động bền vững.

7.1 Kết luận

Nước sạch đang trở thành hàng hóa thiết yếu cho người dân thành phố Đà Nẵng. Với sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt của thành phố Đà Nẵng đã đặt ra tình trạng thiếu nước sạch cho vùng ven và các khu đô thị mới trong tương lai. Dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng ra

đời sẽ giải quyết được tình trạng thiếu hụt này, đồng thời mang lại sự ổn định cho hệ thống

cung cấp nước sạch của thành phố.

Kết quả thẩm định về mặt tài chính, kinh tế xã hội của dự án cho thấy.

Về phương diện tài chính, NPV tổng đầu tư = -411.15 tỷ VND, NPV chủ đầu tư = -249.4 tỷ VND dự án không khả thi trên cả hai quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư, DSCR < 1 nên khả năng hoàn trả được nợ vay đúng hạn kém. Qua việc phân tích rủi ro cho thấy dự án nhạy cảm với giá bán của nước, nếu giá nước năm 2011 tăng thêm 1,821 VND/m3 thì dự án khả thi tài chính trên cả hai quan điểm. Đồng thời lãi suất khoản vay ADB có ảnh hưởng đến hiệu quả

của dự án, qua phân tích độ nhạy đã xác định khi lãi suất khoản vay ADB tăng lên thì hiệu quả tài chính của dự án xấu đi rất lớn, do đó đàm phán để được vay ADB với mức lãi suất ưu đãi là yếu tố quyết định đến thành công của dự án. Qua so sánh báo cáo thẩm định của các dự án cấp nước khác ở Miền trung thì suất đầu tư của dự án cấp nước Đà Nẵng ở mức trung bình

(Đà Nẵng là 710USD/m3, Cửa Lò – Nghệ An là 650 USD/m3, Thái Hòa – Nghệ An là 1200USD/m3), vì vậy nguyên nhân hiệu quả tài chính kém là do giá nước thấp hơn các dự án cùng điều kiện.

Về phương diện kinh tế, NPV kinh tế = 61.11 tỷ VND dự án mang lại lợi ích lớn hơn chi phí theo quan điểm toàn bộ nền kinh tế nên đây là dự án nên được làm. Tuy nhiên, dự án có sự phân chia lợi ích chưa thỏa đáng, người tiêu dùng nước được lợi nhiều nhất, tiếp đến là ngân sách. Chủ đầu tư Dawaco chịu thiệt nhiều nhất, tiếp đến là người dân vùng giải tỏa.

Giá nước sinh hoạt hiện tại của Đà Nẵng thấp hơn nhiều so với các thành phố loại 1 của Việt Nam (tham khảo phụ lục 04), vì vậy phương án điều chỉnh giá nước có tính khả thi cao. Nếu

giá nước trung bình năm 2011 tăng từ 5,020 VND/m3 lên 6,850VND/m3 thì NPV tài chính của dự án là 162 tỷ VND; NPV chủ đầu tư là 0.99 tỷ VND; NPV kinh tế là 51.71 tỷ VND; chủ đầu tư đạt được suất sinh lợi yêu cầu; lợi ích của chủ đầu tư, người tiêu dùng nước và ngân sách

được giải quyết.

Tóm lại, dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng có những rủi ro về mặt tài chính nhưng nếu có sự điều chỉnh về giá nước thì quyền lợi của các bên có thể chấp nhận được để dự án có thể hoạt động bền vững.

7.2 Kiến nghị

7.2.1 Đối với UBND thành phố Đà Nẵng

Thứ nhất, tham mưu cho Hội đồng nhân dân thành phố trong việc xác định cơ sở tính giá

nước, cụ thể vận dụng linh hoạt qui định của Bộ tài chính về giá nước sinh hoạt cho đơ thị loại 1 hiện đại, để làm cơ sở tăng giá nước sạch cho Dawaco tương ứng với thu nhập người dân

thành phố Đà Nẵng. Tác giả đề xuất giá nước sạch trung bình năm 2011 là 6,850VND/m3 (tương đương 0.33USD/m3), mức giá này thấp hơn qui định của chính phủ Việt Nam. Với mức giá này thì lợi ích được cân bằng cho chủ đầu tư, ngân sách nhà nước và người tiêu dùng.

Đây là điều kiện tiên quyết để dự án tồn tại bền vững và thuyết phục được khả năng trả nợ của

dự án.

Thứ hai, đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng khu vực xây dựng nhà máy nước Hòa Liên, ký kết việc đảm bảo nguồn nước thô từ đập thủy điện Sông Bắc 2 để hiệu quả của dự án được

đảm bảo. Bởi vì, với nguồn nước thơ lấy từ đập thủy điện Sông Bắc 2 đã giảm 50% định mức

chi phí điện của dự án so với định mức hiện tại của Dawaco. Do vậy trong mơ hình cơ sở của luận văn thì chi phí điện gia tăng khơng tác động nhiều đến tính khả thi của dự án.

Thứ ba,trích từ ngân sách thành phố hỗ trợ cho người dân về chi phí kết nối, hỗ trợ giá cho người nghèo khi thanh toán tiền nước cho Dawaco, điều này đã khắc phục được hiện trạng

Nhà nước đang trợ cấp cho người giàu với giá nước thấp hơn nhiều so với mức sẵn lòng chi trả của họ. Luận văn đề xuất phương thức trợ cấp giá nước bằng cách hàng năm, trên cơ sở thống kê những hộ nghèo theo chuẩn của thành phố, danh sách khách hàng này được chuyển sang cho Dawaco. Trong định mức tiêu thụ nước trung bình tối thiểu của một hộ gia đình

(tham khảo nghiên cứu khác khoảng 4m3 đầu tiên/1 tháng), những khách hàng này được giảm trừ 40% tiền nước (tương ứng với mức tăng so với giá cũ). Sau đó, UBND thành phố sẽ

chuyển trả cho Dawaco khoản hỗ trợ cho người nghèo này. Theo tính tốn của luận văn, tỷ lệ hộ nghèo của Đà Nẵng là 2.98%45, số hộ nghèo là 6,705 hộ, khối lượng nước nằm trong diện trợ cấp 26,820m3/tháng, tổng số tiền trợ cấp là 49,617,000 VND/tháng (giá năm 2011) .

7.2.2 Đối với chủ đầu tư Dawaco

Thứ nhất, phối hợp với thành phố Đà Nẵng trong quá trình xây dựng cơ chế giá nước sạch cho

đô thị trong tương lai, giá nước sạch được tính trên cơ sở thu hồi được chi phí sản xuất và tạo

ra mức lợi nhuận hợp lý cho chủ đầu tư, cụ thể trong dự án này mức lợi nhuận hợp lý là chi phí cơ hội của vốn chủ sở của Dawaco là 18.03%/năm, thuyết trình trước các bên liên quan về cơ sở tăng giá nước sạch.

Thứ hai, chứng minh năng lực tài chính thơng qua phần vốn chủ sở hữu của Dawaco tại ngân hàng, năng lực thi công thông qua những nguồn lực về con người và thiết bị thi cơng hiện có, khả năng hồn vốn của dự án cho các chủ nợ nhất là ADB thông qua báo cáo thẩm định dự án có tính khả thi.

Thứ ba, phối hợp với các bên liên quan thực hiện nhanh dự án khi được phê duyệt, đảm bảo

dự án thực hiện đúng tiến độ với chất lượng đạt tiêu chuẩn qui định.

7.2.3 Đối với nhà nước

Thứ nhất, tiến hành nhanh chóng các thủ tục để dự án triển khai đúng tiến độ.

Thứ hai, có chính sách hỗ trợ người dân vùng giải tỏa, tăng mức đền bù để người dân có thể chuyển dịch nghề nghiệp đảm bảo cuộc sống để dự án được xây dựng đúng tiến độ.

Thứ ba, hỗ trợ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho Dawaco trong giai đoạn đầu vận

hành dự án. Cụ thể, trong 5 năm đầu tiên khi nhà máy nước Hòa Liên đi vào hoạt động, Nhà nước cần miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để dự án có đủ nguồn tiền hồn trả nợ vay. Thứ tư, bảo lãnh việc vay vốn của ADB để dự án được thực hiện đúng tiến độ.

                                                             

45 http://www.baotayninh.vn/newsdetails.aspx?newsid=36476 truy cập ngày 21/04/2012

7.3 Những hạn chế của đề tài

 Chưa lượng hóa được những lợi ích về mặt sức khỏe của người dân tăng lên khi dự án nước sạch đi vào hoạt động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. ADB PPTA No. 7144 (2010) – Dự án Cấp Nước Đà Nẵng.

2. Pedro Belli (2001). Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư. Viện ngân hàng thế giới.

3. Bộ tài chính (2009). Thơng tư liên tịch 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN về Hướng dẫn

nguyên tắc, phương pháp và thẩm quyền xác định mức giá nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và các khu vực nông thôn.

4. Bộ xây dựng (2004). Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD.

5. Dawaco (2011). Đề cương chi tiết “Dự án đầu tư sử dụng vốn vay ưu đãi của ADB mở rộng

Hệ thống Cấp nước Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2018”.

6. Glenn P.Jenkins & Arnold C.Harberger (2005). Sách hướng dẫn phân tích chi phí và lợi ích

cho các quyết định đầu tư. Viện phát triển quốc tế Harvard HIID.

7. Nguyễn Phi Hùng (2010) . Ước tính Chi phí vốn Kinh tế ở Việt Nam. Luận văn MPP. 8. Lê Thế Sơn (2011) . Ước tính tỷ giá hối đoái kinh tế của Việt Nam, Luận văn MPP. 9. Nguyễn Xuân Thành (2007). Chi phí vốn của FPT.

10. Lê Ngọc Tú (2011). Phân tích dự án cấp nước thành phố Bắc Ninh, Luận văn MPP.

Tiếng Anh

1. ADB (2006). PPTA Consultant Ho Chi Minh.

2. ADB (2010). Water Sector Investment Program (RRP VIE 41456)

3. John P. Hoehn (2000). An economic analysis of water and wastewater investments in Cairo,

Egypt. Michigan State University.

4. WB (2011). World bank East asia and pacific economic update.

Website http://congtruong.vn http://danang.gov.vn http://www.evn.com.vn http://www.sbv.gov.vn/wps/portal http://www.wattpad.com

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: Phân tích tài chính Bảng 1.1 Thơng số vĩ mơ Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 Lạm phát VND 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% Chỉ số giá VND 1.00 1.08 1.17 1.26 1.36 1.47 1.59 1.71 1.85 2.00 2.16 2.33 2.52 2.72 Lạm phát USD 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% Chỉ số giá USD 1.00 1.02 1.04 1.06 1.08 1.10 1.13 1.15 1.17 1.20 1.22 1.24 1.27 1.29

Chỉ số giá tương đối 1.00 1.06 1.12 1.19 1.26 1.33 1.41 1.49 1.58 1.67 1.77 1.88 1.99 2.10

Tỷ giá hối đoái kỳ vọng (thực) 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813

Tỷ giá hối đoái kỳ vọng (danh nghĩa) 20813 22037 23334 24706 26159 27698 29328 31053 32879 34813 36861 39030 41325 43756 Năm Chỉ tiêu 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031 2032 2033 2034 2035 2036 2037 2038 Lạm phát VND 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% Chỉ số giá VND 2.94 3.17 3.43 3.70 4.00 4.32 4.66 5.03 5.44 5.87 6.34 6.85 7.40 7.99 Lạm phát USD 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% Chỉ số giá USD 1.32 1.35 1.37 1.40 1.43 1.46 1.49 1.52 1.55 1.58 1.61 1.64 1.67 1.71

Chỉ số giá tương đối 2.23 2.36 2.50 2.64 2.80 2.96 3.14 3.32 3.52 3.72 3.94 4.17 4.42 4.68

Tỷ giá hối đoái kỳ vọng (thực) 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813 20813

Tỷ giá hối đoái kỳ vọng (danh nghĩa) 46330 49056 51941 54997 58232 61657 65284 69124 73190 77496 82054 86881 91992 97403

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước đà nẵng (Trang 52)