CÁC ĐẶC TÍNH VỀ CHẾ ĐỘ LAØM VIỆC CỦA MÁY PHÁT

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp máy phát hình rf (Trang 32 - 36)

đến mạch tự động điều chỉnh mức công suất đặt trong phần xử lý RF. Mạch lọc dải màu được dùng để làm suy giảm cần thiết của tín hiệu mức giải biên gần 3,58 MHz và mạch lọc sóng hài được sử dụng để làm suy giảm sự bức xạ các sóng có tần số ngòai kênh tùy theo yêu cầu của FCC. Các bộ nối ngẫu mẫu khác cung cấp các tín hiệu nhằm phục vụ các việc kiểm soát sau:

• Đo VSWR (voltage –Standing – Wave radio): Tỉ số sóng đứng điện áp.

• Bảo vệ VSWR.

• Kiểm soát RF cho bộ giải điều chế RF.

• Kiểm soát RF cho máy phân tích phổ và đơn vị giải biên.

B. TIẾNG:

Tín hiệu âm thanh được tiếp nhận ở mức chuẩn 75 µs và dùng để điều chế tần số sóng mang tạo ra từ bộ dao động. Tín hiệu đã điều chế để mạch chuyển đổi lên đến tần số sóng mang RF cuối và chuyển sang các tần khuếch đại trung gian (bộ khuếch đại trung gian IPA) và tần khuếch đại công suất (PA). Bộ lọc sóng hài làm suy giảm sự bức xạ cũa các tần số ngoài băng tần.

Tín hiệu hình và tiếng ở ngỏ ra được đưa đến bộ phối hợp (lai ghép) để kết hợp hai tín hiệu rồi đưa đến anten phát đi. Đối với những thiết bị đòi hỏi anten đôi (song hành) thì dùng bộ ghép nối có tín hiệu ở ngỏ ra vuông góc nhau.

IV. CÁC ĐẶC TÍNH VỀ CHẾ ĐỘ LAØM VIỆC CỦA MÁYPHÁT. PHÁT.

Có nhiều ảnh hưởng trong việc thu hình ảnh và âm thanh, hậu quả của sự phản xạ và sự giới hạn về địa hình mà các nhà quảng bá không thể điều chỉnh kiểm soát được. Tuy nhiên, còn một số vấn đề khác chẳng hạn như độ phân giải kém, sự thay đổi màu sắc, biên màu, sự thay đổi độ chói và chất

lượng tiếng kém, có thể được ngăn ngừa nếu như hệ thống kiểm tra có hiệu lực hoạt động và nếu máy phát thiết kế có các bộ phận sửa sai nói trên. Các nguyên nhân gây ra là: điều chế pha, pha và độ lợi sai lệch đáp tuyến tần số, trễ bao hình méo cầu phương, sự thay đổi tỉ lệ độ chói, độ màu, đáp tuyến âm thanh và các dạng méo. Phần sau sẽ nói rõ hơn về các dạng méo.

Có hai dạng méo tín hiệu trong hệ thống truyền hình, méo tuyến tính và méo phi tuyến. Méo tuyến tính xảy ra độc lập với mức độ hình ảnh, trong khi đó méo phi tuyến thay đổi biên độ tín hiệu hình.

* Méo tuyến tính: Thường xảy ra trong hệ thống truyền hình có đáp tuyến tần số sai và được chia ra làm 4 kiểu chính:

1.Méo trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến độ sắc.

2.Méo trong thời gian một dòng là nguyên nhân dẫn đến xé ngang.

3.Méo trong thời gian một bán ảnh là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong đáp tuyến tần số thấp và những vệt tối thẳng đứng trên màn hình.

4.Méo trong thời gian dài ở khoảng tần số từ DC đến tần số cự c thấp là nguyên nhân dẫn đến sự nhấp nháy và thay đổi chậm chạp của độ sóng về hình ảnh.

Méo điều chế tới pha xảy ra khi thành phần giải biên cầu phương của hệ thống và biên truyền hình không cân bằng, gây ra hợp lực tức thời của hai phương dải biên xung quanh sóng mang thay đổi pha, và xuất hiện mặc dù hình ảnh và sóng mang phụ màu đang được điều chế pha. Nói cách khác, điều biên hình AM bình thường và sóng mang phụ màu trở thành tín hiệu điều tần FM. Điều này không mong muốn bởi vì nó tạo ra nhiễu trong việc tái tạo lại âm thanh và tín hiệu màu trên màn hình.

* Méo phi tuyến: méo phi tuyến xảy ra với việc mức trung bình hình ảnh thay đổi (APL). Méo phi tuyến độ chói xảy ra khi độ lợi của hệ thống thay đổi như là tín hiệu chuyển đổi từ đen qua trắng. Méo độ lợi vi sai là sự thay đổi biên độ của tín hiệu màu khi biên độ của độ chói thay đổi từ đen qua trắng. Méo sai pha là sự thay đổi pha sóng mang phụ màu khi tín hiệu chói thay đổi về biên độ.

* Nhóm trễ IF (delay IF): nhóm làm trễ là dạng méo và kết quả là nhóm có quan hệ về tần số khác nhau trong thời gian truyền khi truyền qua một mạch nào đó. Các ví dụ như các dạng méo do sự hạn chế đối với đáp tuyến tần

số của mạch lọc biên tần cụt, mạch lọc khác, đường âm thanh, mạch lọc khác đường màu và đáp tuyến bộ thu trung bình.

• Trễ tần số thấp: Trễ LF (low frequency) có ảnh hưởng đáng kể đến tín hiệu chói, trong khi đó mạch trễ tần số cao chỉ ảnh hưởng đến tín hiệu sắc xung 2 – T chu kỳ là đại diện cho năng lượng trong dạng sóng của bộ tạo ký tự điển hình (mẫu).

Khi nhìn vào biểu đồ này (7.2) hầu hết năng lượng của xung hai chu kỳ được phân phối ở các tín hiệu có tần số dưới 2 MHz. Xung 12,5 chu kỳ là tín hiệu kiểm tra tuyệt vời để đo lỗi định thời từ độ sắc đến độ chói bởi vì năng lượng phân bố khổ được tập hợp (nhóm) lại trong băng tần hẹp tại tần số rất thấp cũng như xung quanh tần số sóng mang phụ màu. Việc sử dụng tín hiệu kiểm tra này để phát hiện sự méo lệch pha trong độ chói và độ sắc, nhưng không nằm trong các nhóm tần số khác. Hình ảnh sau đây sẽ thể hiện sự phân bố năng lượng khổ của 12,5 chu kỳ xung.

* Méo cầu phương:

Đây là sự thay đổi (dịch chuyển) pha bên ngoài (biểu kiến) của sóng mang hình khi năng lượng tồn tại trong hai dải biên không cân bằng. Một kiểm tra đơn giản méo cầu phương là quan sát ngõ ra của máy phát khi dùng 2 chu kỳ xung điều chế máy phát và sử dụng bộ phát hiện bao hình. Khi các xung vào và ra tại mức điều chế bình thường được so sánh với xung vào và ra tại mức

100 75 50 25 0 % Tần số Mhz 0 0.36 2.94 3.58 4.22 Tần số Mhz 3.20 3.90 Fc = 4.18

điều chế 50% sẽ không có thay đổi về biên độ và dạng sóng nếu không có méo cầu phương. Hình minh hoạ sau sẽ giải thích hiện tượng méo này xảy ra như thế nào:

* Méo điều chế sai pha và tới pha:

Sai pha là sự chuyển đổi trong pha của sóng mang màu phụ khi thay đổi mức độ tương phản. Điều chế tới pha là sự điều chế pha không mong muốn của sóng mang hình và sóng mang phụ màu có quan hệ với sóng mang phụ hình cần điều chế biên độ. Hầu hết trong các máy phát thì điều chế sai pha thường ít hơn điều chế tới pha. Nhìn chung thì điều chế tới pha là tín hiệu (tiếng kêu) từ đồng bộ và lượng hình ảnh sóng như là bộ tạo kí tự (dao động). Điều này xảy ra bởi vì việc tách tiếng đòi hỏi một sự khác nhau không đổi giữa sóng mang hình và sóng mang tiếng để tạo ra sóng mang tiếng xuyên điều chế (4,5Mhz). Nếu sóng mang hình được điều chế pha như sóng mang được điều chế biên độ bình thường, thì sự cách biệt luôn thay đổi giữa hai sóng mang sẽ tạo ra sự điều tần không mong muốn hoặc tiếng ù. Các thiết kế thiết bị kiểm tra đời cũ không thể tách méo điều pha sai biệt từ méo tới pha. Hiện nay nhiều tải điều chế rất có giá trị có thể giải điều chế tín hiệu RF theo kiểu bao hình hoặc kiểu đồng bộ. Máy phát hình có mạch sửa điều chế tới pha làm giảm méo tới mức độ tới thiểu.

* Méo độ lợi vi sai: B A R Sl Emax φu φl A R Su B φmax φl φu Ep Sl E0 Emax Emin Emin Black75% 43.75% White12.5% 0%

Dải biên cân bằng Biên độ ;pha cân bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dải biên khác nhau Biên độ ;pha cân bằng

Méo độ lợi vi sai xảy ra khi biên độ của tín hiệu sắc thay đổi có quan hệ với tín hiệu chói. Điều này gây nên sự thay đổi về sự bão hoà màu sắc khi thay đổi độ chói giữa mức đen và trắng.

*Đặc tính âm thanh và sự méo dạng:

Các máy phát hiện nay ít nói về đáp tuyến âm thanh và sự méo dạng ngoại trừ các thông số đã được nghiên cứu trong những năm gần đây. Chẳng có gì lạ khi chúng không tuân theo các đặc tuyến quy định của FCC và đòi hỏi về dạng méo trong các máy phát cũ. Trong các máy phát mới thì ít khi nào người ta đo độ chênh lệch của đáp tuyến tần số biên độ được quá 1% và méo không quá 1%. Chú ý là chỉ đối với máy phát và không dính dáng tới đường ghép nối từ phòng thu đến máy phát.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp máy phát hình rf (Trang 32 - 36)