1. Dựa theo công suất ra:
Công suất ra là công suất đỉnh của máy phát hình. Công suất theo FCC là công suất ra máy phát trừ đi công suất hao hụt trên đường dây tải(feedline), nhân với độ lợi công suất của anten.
Khi cần công suất 100 KW, công suất ra của máy phát VHF – Low có thể là 5 KW với độ lợi của anten là 4; hoặc 10 KW với độ lợi của anten là 12. Công suất ra của máy phát VHF – Higt có thể là 50 KW với độ lợi của anten là 8 hay 30 KW với độ lợi của anten là 12 nhằm để tạo ra công suất lớn nhất. Để có được mức công suất là 5000 KW, công suất ra của máy phát UHF có thể là 220 KW với anten có độ lợi là 25, không phải bất kỳ trạm UHF nào cũng có thể lắp được máy phát có công suất ra là 220 KW mà phần lớn hoạt động với công suất phát thấp hơn mức cho phép lớn nhất. Các ví dụ trên là thích hợp do hao hụt trên đường truyền tải thay đổi theo tần số, độ dài và sẽ ảnh hưởng đến công suất bức xạ hiệu dụng (ERP) tầng cuối.
2. Theo mức điều chế:
Các máy phát phân loại theo tiêu chuẩn này là các máy phát IF. Các lý do để sử dụng điều chế IF là dễ dàng sửa méo, dễ dàng định dạng biên tần cụt và nhiều ưu điểm về kinh tế đối với nhà sản xuất. Ưu điểm về kinh tế do chỉ cần một dạng bộ kích hoạt cho dải VHF và chỉ cần thiết kế cơ bản cho dải UHF.
3. Theo loại đèn phát tầng cuối:
Thường dùng đèn 4 cực cho máy phát VHF và máy phát UHF công suất thấp, dưới 5 KW, đèn klystron thường được dùng cho máy phát UHF có công suất trên 10KW. Việc lựa chọn loại đèn nào là phụ thuộc vào yêu cầu loại đó có hoạt động tốt nhất ở tần số yêu cầu không?, kể cả giá thành ban đầu, giá thành hoạt động trong một giờ và chi phí cho các phụ kiện.
4. Theo phương pháp làm mát đèn phát tầng cuối:
Làm mát nhờ nước, không khí, hơi hay hỗn hợp của chúng. Nói tóm lại, tần số hoạt động, chi phí hoạt động, tuổi thọ của đèn, nhiễu và công suất làm việc của máy xác định sự lựa chọn sau cùng (sự lựa chọn hợp lý nhất).
5. Bộ chuyển đổi (bộ phiên dịch):
Các tổng đài công suất thấp hoặc các bộ chuyển đổi phát lại một số chương trình của các đài trên tần số khác, thường ở trong vùng phục vụ loại B
của đài chính. Chúng không tạo ra chương trình riêng và công suất phát ra được giới hạn là 100 W đối với máy phát VHF và 1000 W đối với máy phát UHF.
6. Các đài phát công suất thấp:
Tất cả những điều này là mới mẽ và sự thật chúng là các bộ phận chuyển đổi (bộ phiên dịch) ngọai trừ việc chúng tự tạo các chương trình và có thể được ấn định một số kênh trong tiêu chuẩn FCC. Việc giới hạn về công suất là 100W VHF và 1000W UHF với những quy định rằng chúng không được xen nhiễu vào các đài truyền hình khác, thậm chí có thể yêu cầu giảm công suất phát chỉ còn vài W.
IIIIII. MÔ TẢ HỆ THỐNG MÁY PHÁT:
A. HÌNH:
Tín hiệu đầu tiên vào được đưa đến khối gồm mạch khuếch đại xử lý tín hiệu hình (proc amp) và bộ cân bằng. Bộ khuếch đại xử lý có một số chức năng sau:
+ Khuếch đại tín hiệu hình vào. + Cân bằng sự trễ của máy thu. + Ghim tín hiệu hình và triệt nhiễu. + Hiệu chỉnh lại sự trễ pha.
+ Xén mức trắng.
+ Phục hồi lại tín hiệu đồng bộ.
Tín hiệu hình đã xử lý được biến đổi để điều chế biên độ với tần số trung tần IF được tạo ra hoặc từ bộ dao động thạch anh hoặc bởi bộ tổng hợp tần số. Tín hiệu đã điều chế được định dạng dải tần nhờ lọc biên tần cụt, thường là bộ lọc SAW sửa lại trễ bao hình là không cần thiết do các đặc tính sẵn có của bộ lọc mà có thể bù lại phần trể bao hình ở một số phần khác của của máy phát.
Tín hiệu hình IF đã điều chế để sửa lại các dạng méo (sửa lại các dạng sai lệch) và để truyền tải RF kế tiếp theo các tần như sau:
+ Sửa lại độ tuyến tính của mạch khuếch đại công suất. + Sửa lại việc trể nhóm của mạch khuếch đại công suất.
+ Sửa lại độ tuyến tính của mạch khuếch đại thúc.
+ Sửa lại phần điều chế pha ngẫu nhiên (không mong muốn). + Mạch chuyển đổi lên RF.
+ Mạch lọc thông dải kênh.
Mạch khuếch đại công suất trung tần IF và mạch khuếch đại công suất cuối sau đó khuếch đại đưa công suất lên đến công suất yêu cầu của hệ thống