Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang
Các tổ chức tín dụng
Số quan sát
Lượng tiền vay trung bình (triệu đồng) Lãi suấttrung bình (%/tháng) Ngân hàng CSXH 76 10,1 *** 0,65 Ngân hàng NN &PTNT 15 40,3 *** 0,67 Trung bình chính thức 91 15,7 0,65
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát năm 2015
Theo kết quả khảo sát, trong tổng số 91 hộ có vay vốn của TCTD chính thức thì lượng tiền vay được trung bình là 15,7 triệu đồng với lãi suất trung bình là 0,65%/tháng. Khi hộ nghèo cần vốn để sản xuất thì họ thường tìm đến các TCTD chính thức để xin vay vì lãi suất cũng tương đối thấp, thời gian vay vốn tương đối dài và thường khơng địi hỏi tài sản thế chấp nếu vay từ Ngân hàng CSXH. Những hộ vay vốn từ Ngân hàng CSXH thường phải vay theo nhóm, cịn những hộ vay từ Ngân hàng NN & PTNT thì vay theo cá nhân là chủ yếu. Bảng 18 cho thấy lượng tiền vay trung bình của hộ nghèo ở Ngân hàng CSXH là 10,1 triệu đồng với lượng tiền vay thấp nhất là 2,5 triệu đồng và lượng tiền vay cao nhất là 50 triệu đồng. Tương tự, Ngân hàng NN & PTNT có lượng vay trung bình là 40,3 triệu đồng, lượng tiền vay thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 75 triệu đồng. Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt giữa lượng tiền vay trung bình của Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NN & PTNN ở mức ý nghĩa 1%. Lượng tiền vay trung bình mà hộ nhận được ở Ngân hàng NN & PTNT cao hơn là do khi đi vay thì hộ phải có tài sản thế chấp và phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, cịn khi vay ở Ngân hàng CSXH thì hộ khơng cần phải có tài sản thế chấp.
Lãi suất cho vay trung bình mà các TCTD chính thức cho hộ nghèo vay trong địa bàn nghiên cứu là 0,65%/tháng. Đây là mức lãi suất tương đối thấp nên hộ có thể sử dụng vốn vay được vào sản xuất kinh doanh với lãi suất vay mà khơng thể có được
nếu họ đi vay từ nguồn vốn phi chính thức. Như bảng 18 trình bày thì lãi suất cho vay trung bình mà các hộ nghèo vay từ Ngân hàng NN &PTNT là 0,67%/tháng, còn ở Ngân hàng CSXH là 0,65%/tháng. Nhìn chung, mức lãi suất như vậy là tương đối thấp và rất phù hợp với hộ để sử dụng vốn vay được vào việc mở rộng sản xuất và cải thiện đời sống.
b) Kỳ hạn vay vốn của hộ nghèo
Kỳ hạn vay của mỗi hộ là khác nhau tùy thuộc vào mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng tín dụng. Theo số liệu điều tra được từ 91 hộ có vay vốn thì có 31 hộ vay ngắn hạn, chiếm 34,1% trong tổng số hộ có vay vốn. Số hộ vay trung hạn là 48 hộ với thời gian vay vốn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, chiếm tỷ trọng là 52,7%; có 1 hộ vay dài hạn, chiếm 1,1%. Bên cạnh đó cịn có 11 hộ khơng có khả năng trả nợ đúng hạn và đã được TCTD chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất 0%. Có thể nói đa số hộ nghèo vay với kỳ hạn trung hạn bởi vì kỳ hạn như vậy là tương đối thích hợp để hộ có thể yên tâm sản xuất và có thể trả nợ cho TCTD khi đến hạn.
Hình 5. Thống kê kỳ hạn vay vốn của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát năm 2015
Bảng 19 cho thấy, trong tổng số 15 hộ có vay ở Ngân hàng NN & PTNT thì có 3 hộ là vay ngắn hạn, 9 hộ vay trung hạn, khơng có hộ nào vay dài hạn và chỉ có 3 hộ
Ngắn hạn 34,1% Trung hạn 52,7% Dài hạn 1,1% Nợ quá hạn 12,1%
thì có 39 hộ vay trung hạn, 28 hộ vay ngắn hạn, 1 hộ vay dài hạn và có đến 8 hộ được đưa vào nhóm nợ quá hạn. Cho vay ngắn hạn và dài hạn nói chung chiếm tỷ lệ thấp so với vay trung hạn. Phần lớn hộ nghèo đều vay vốn từ Ngân hàng CSXH bởi vì lãi suất thấp và có thời hạn cho vay phù hợp vì vậy họ có đủ thời gian để tái sản xuất, từ đó hộ có thể thốt nghèo.
Bảng 19. Kỳ hạn vay vốn theo nguồn vay của hộ nghèo huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang ĐVT: hộ Kỳ hạn Ngân hàng CSXH Ngân hàng NN & PTNT Tổng Ngắn hạn 28 3 31 Trung hạn 39 9 48 Dài hạn 1 - 1 Nợ quá hạn 8 3 11 Tổng 76 15 91
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát năm 2015
4.2.2.3 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn
Bảng 20 cho thấy có 81,7% số trường hợp xin vay với mục đích sản xuất, số trường hợp xin vay với mục đích kinh doanh là 7,2%, mục đích tiêu dùng là 11,1% và khơng có trường hợp nào vay với mục đích khác.