Ký hiệu và đơn vị các biến đưa vào mơ hình OLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 49 - 59)

Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị Dấu kỳ vọng

Tuổi tuoi (X1) Tuổi +

Tuổi bình phương tuoi2 (X2) -

Giới tính Gioi tinh (X3) 1=Nam, 0=Nữ +

Cấp 2 Cap 2 (X4) 1=Cấp 2, 0=Khác +

Cấp 3 Cap 3 (X5) 1=Cấp 3, 0=Khác +

Thu nhập Thu nhap (X6) Triệu đồng/Năm +

Tổng diện tích đất Dien tich (X7) m2 +

Số lao động sold (X8) Người +

Chăn nuôi Chan nuoi

(X9)

1=Chăn nuôi, 0=Khác +

Kinh doanh nhỏ Kd nho (X10) 1=Kinh doanh nhỏ, 0=Khác

+

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày các phương pháp để nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các Sở, ban, ngành, các TCTD chính thức, Hội Phụ nữ và từ các báo cáo khoa học, Internet. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp phải thơng qua q trình chọn mẫu và phỏng vấn các hộ tại địa bàn nghiên cứu. Để phân tích cũng như tìm ra nhân tố nào tác động đến đối tượng nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mơ hình Probit, OLS. Hai mơ hình này giúp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay. Bên cạnh đó, chương này cịn mơ tả các biến sẽ đưa vào hai mơ hình cũng như xác định kỳ vọng mà tác giả mong muốn.

CHƯƠNG 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NGHÈO

HUYỆN TÂN PHÚ ĐƠNG, TỈNH TIỀN GIANG

4.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Tân Phú Đông nằm trên cù lao Lợi Quan được thành lập theo Nghị định 09/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gị Cơng Tây, huyện Gị Cơng Đơng.

Huyện có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Phú Đơng, Phú Tân, Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh và Phú Thạnh với tổng diện tích tự nhiên là 20.208,31 ha, dân số 42.926 người.

Tân Phú Đơng nằm về phía đơng của tỉnh Tiền Giang, Đơng giáp biển Đông; Tây giáp huyện Chợ Gạo; Nam giáp tỉnh Bến Tre; Bắc giáp huyện Chợ Gạo, huyện Gò Cơng Tây và huyện Gị Cơng Đơng. Huyện có 12 km bờ biển và nằm giữa hai cửa sơng là cửa Tiểu và cửa Đại, có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế biển, đặc biệt là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

4.1.1.2 Đất đai và thổ nhưỡng

Huyện Tân Phú Đơng có bốn loại đất chính: đất phù sa hoặc đất bùn, đất kiềm hoặc đất mặn, đất cát và đất than bùn. Đất phù sa tập trung chủ yếu ở xã Tân Thới, phù hợp cho sản xuất lúa và trồng trọt. Đất mặn bị nhiễm phèn có thể được sử dụng cho nơng nghiệp, trong khi đó đất mặn gần biển có thể được sử dụng cho ni trồng thủy sản và trồng rừng ngập mặn. Đất cát giồng có mức độ phì nhiêu thấp, ít chua trên mặt và trung tính ở tầng sâu nhưng do có địa hình cao nên được người dân đến ở trong buổi đầu khai khẩn đất hoang. Hơn nữa đất cát giồng giữ được nước ngọt cho mùa khô nên thường là tụ điểm dân cư đơng đúc. Chính quyền địa phương cần phải chú ý đến việc đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh, áp dụng các biện pháp canh tác, những tiến

bộ khoa học kỹ thuật, bố trí cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng thích hợp theo điều kiện từng vùng.

Huyện Tân Phú Đơng có diện tích 10.118 ha, trong đó khu vực nơng nghiệp có diện tích khoảng 6.502 ha, diện tích lâm nghiệp 850 ha, diện tích ni trồng thủy sản 5.518 ha, trồng lúa 2.113 ha, thực phẩm tự cung tự cấp và các sản phẩm thực phẩm 758 ha.

4.1.1.3 Khí hậu và thủy văn

Huyện Tân Phú Đơng có khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt trong năm, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Gió đơng bắc mang khơng khí khơ gây nhiễm mặn và nhiễm phèn.

Độ mặn của nước là hơn 4 gram mỗi lít/năm ở khu vực phía đơng của huyện bao gồm xã Phú Đơng, xã Phú Tân. Độ mặn của nước biển xâm nhập vào khu vực trung tâm của huyện gồm xã Phú Thạnh và Tân Phú khoảng từ 7 đến 9 tháng trong năm và khu vực phía tây của huyện hoặc xã Tân Thới khoảng 5 – 6 tháng mỗi năm.

4.1.2 Tình hình hộ nghèo huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang

4.1.2.1 Các hoạt động sinh kế của hộ nghèo

a) Trồng trọt * Trồng lúa:

Vào cuối năm 2013, diện tích trồng lúa chiếm 2.113 ha (32,5% diện tích nơng nghiệp). Trong đó, 1.572 ha đã được sử dụng để trồng hai vụ lúa mỗi năm và 540 ha cịn lại được sử dụng cho mơ hình tơm và lúa kết hợp - trồng cây lúa và sau đó quay với một vụ tơm.

Lúa chủ yếu được trồng ở xã Tân Phú, Phú Thạnh, Phú Đông và một phần xã Phú Tân. Lịch trình chính thức để gieo trồng cho vụ hè thu thường bắt đầu vào tháng 7 và vụ đông xuân là tháng 10. Mỗi vụ có năng suất trung bình 4,2 tấn/ha, thấp hơn so với các tỉnh khác thuộc ĐBSCL (6-8 tấn). Từ tháng 2 đến tháng 5, đất không được sử dụng để trồng lúa vì bị nhiễm mặn và phèn xâm nhập nhưng có thể được sử dụng để ni tơm hoặc các sản phẩm nơng nghiệp khác.

Tính trung bình, mỗi hộ gia đình nghèo có ít hơn hoặc bằng 0,1 ha trồng lúa. Với mức giá hiện tại của lúa (4.500 - 5.000 đồng/kg), một hộ gia đình nghèo có thể đạt được khoảng 1,8 - 2,1 triệu đồng mỗi 0,1 ha trong tổng số (chưa được khấu trừ chi phí giống, phân bón, v.v). Vì vậy, với hai vụ lúa một năm, một hộ gia đình nghèo kiếm được khoảng 3 – 4 triệu đồng một năm.

* Trồng cây lâu năm:

Cây dừa: cây dừa được trồng chủ yếu ở xã Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh và Phú Thạnh, có diện tích 2.993 ha (chiếm 46% diện tích nơng nghiệp). Năng suất trung bình của dừa lên tới 7,5 tấn/ha và 21.470 tấn mỗi năm. Giống dừa phổ biến nhất là dừa ta. Dừa ta là loại cao, khoảng 20 m – 25 m, với gốc lớn và thân cây để có thể đương đầu với bão. Nó có thể sống đến 50 – 60 tuổi trở lên, cung cấp cho khoảng 8 – 12 trái dừa mỗi tháng. Thu nhập bình quân từ 0,1 ha dừa là khoảng 5 – 6 triệu đồng mỗi năm sau khi trừ các yếu tố đầu vào với giá 50.000 - 60.000 đồng/12 trái dừa. Tuy nhiên, giá thực tế của dừa trong 2 – 3 năm gần đây có sự biến động. Đơi khi, giá chỉ 10.000 - 15.000 đồng/12 trái dừa, vì vậy một số hộ đã thay thế câydừa với các loại cây khác.

Cây mãng cầu xiêm: cây mãng cầu xiêm phát triển tốt trong đất mặn và loại cây này được trồng nhiều ở xã Tân Phú và Tân Thạnh. Diện tích trồng mãng cầu xiêm là 528 ha (chiếm 8,1% diện tích nơng nghiệp). Trong số đó, 75,8% ra hoa trái ổn định, với năng suất trung bình là 15 – 17 tấn/ha và 6.000 tấn mỗi năm. Giống cây mãng cầu xiêm phổ biến nhất là loại có vị chua. Cây mãng cầu xiêm mất khoảng 2 năm sau khi trồng để ra hoa và quả và năng suất của nó trở nên ổn định sau năm thứ tư. Nó địi hỏi phải được chăm sóc theo kỹ thuật thâm canh. Với mức giá 18.000 - 20.000 đồng/kg mãng cầu xiêm, 0,1 ha mang về 27 – 30 triệu đồng một năm (chưa trừ chi phí đầu tư như phân bón, lao động, v.v). Giá có thể dao động tới 30.000 -35.000 đồng/kg mãng cầu xiêm nếu trái mùa, nhưng cũng có thể giảm xuống 6.000 -10.000 đồng/kg nếu dư thừa hoặc chất lượng kém.

Cây màu: gồm cây lương thực như ngô, khoai lang, v.v và thực phẩm như dưa hấu, ổi khơng hạt, mít Thái, ớt, sả, v.v.

Cây sả: có thể chịu hạn tốt và hiếm khi mắc bệnh. Q trình phát triển của sả rất đơn giản: nó có thể phát triển bất cứ nơi nào trong mùa khơ như gần diện tích trồng dừa, dọc theo bờ mẫu. Một vụ sả có thể được thu hoạch 2 lần. Trong vài năm qua, giá sả đã khá ổn định 4.500 - 7.500 đồng/kg. Với mức giá hiện tại của sả (5.500 đồng/kg), lợi nhuận từ sả tăng cao hơn khoảng 3 - 4 lần so với trồng lúa và hộ có thể thu được khoảng 10 triệu đồng mỗi 0,1 ha sả sau khi trồng 3 tháng.

Bảng 5 trình bày kết quả sản xuất nơng nghiệp của huyện trong năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014.

Bảng 5. Diện tích và sản lượng các loại cây trồng trên địa bàn huyện Tân Phú Đông giai đoạn 2013 - 2014

Loại cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Đạt so với DT kế hoạch (%) Cây lúa 2013 4.500 20.880 109,8 9/2014 2.311 - 50,2 Cây bắp 2013 63 189 126,0 9/2014 41 58 62,8 Cây chất bột lấy củ 2013 65 750 108,0 9/2014 50 171 77,4 Màu thực phẩm 2013 810 11.462 102,3 9/2014 827 10.335 137,0 Cây lâu năm Dừa 2013 3.150 25.232 100,0 9/2014 3.158 17.250 100,3 Cây ăn trái 2013 1.196 13.598 108,7 9/2014 1.312 12.215 109,7

Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội huyện Tân Phú Đông năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014

b) Chăn ni

Heo: có một số hộ gia đình có trang trại. Heo thịt có giá bán cao hơn nhưng nó địi hỏi chi phí cao hơn để mua thức ăn. Mặt khác, heo giống có giá bán thấp hơn nên

hầu hết các hộ gia đình nghèo lựa chọn ni heo giống vì chi phí chăn ni thấp hơn. Giá hiện tại của thịt heo trên thị trường là ổn định ở mức 40.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, hộ lời khoảng 400.000 - 500.000 đồng/con. Trong những dịp lễ, Tết, giá thịt heo thường cao hơn. Vì lý do này, thời điểm thuận lợi cho việc lựa chọn cho heo con tăng là khoảng tháng 8 âm lịch, khoảng 4 tháng trước Tết. Heo được mua bởi các thương lái tại nhà và tiêu thụ trong và ngoài địa phương. Heo rất dễ bị bệnh và gia tăng trong thời gian ngắn. Tình hình dịch bệnh trên heo có nhiều khả năng xảy ra và lan rộng bởi vì nó khơng rơi vào lịch tiêm chủng của xã.

Bị: bị sinh sản được ni dễ dàng hơn nhưng tốn nhiều thời gian để quay vòng (2 - 3 năm) trong khi ni bị thịt thì có lợi nhuận cao hơn. Bị ít bệnh hơn so với heo nhưng ni bị sinh sản u cầu phải chăm sóc tốt về kỹ thuật và cần nhiều lao động hơn. Từ 1 con bò sinh sản, sau 3 năm, một hộ có thể có 2 – 3 bê nếu điều kiện thuận lợi. Bê cái được ni với mục đích sinh sản và những con bê đực được lấy thịt. Bê cũng có thể được bán cho các hộ gia đình nghèo. Tùy thuộc vào tình trạng cân nặng và sức khỏe, giá của một con bò con dao động khoảng 18 - 20 triệu đồng và 30 - 35 triệu đồng cho con bò mẹ. Ngay cả trong trường hợp bị khơng đạt chất lượng, tiền thu được từ bán bò thịt/bò con vẫn còn cao hơn so với tổng vốn đầu tư.

Bảng 6 dưới đây cho thấy số lượng gia súc và gia cầm mà huyện đã thống kê trong năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014.

Bảng 6. Số lượng đàn gia súc và đàn gia cầm trên địa bàn huyện Tân Phú Đông năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014 Loại sản phẩm 2013 9/2014 Số lượng (con) Đạt so với KH (%) Số lượng (con) Đạt so với KH (%) Heo 23.201 102,0 20.002 88,2 Bò 2.343 101,0 2.107 100,1 Gia cầm 260.000 103,0 209.375 83,1

c) Thú y

Trong 9 tháng đầu năm 2014, trạm thú y huyện Tân Phú Đông kết hợp với thú y viên ở các xã, thị trấn tổ chức tiêm phòng cúm cho đàn gia cầm và tiêm phòng các loại vắc-xin cho đàn gia súc của huyện. Số lượng đàn gia cầm được tiêm phòng cúm bao gồm 24.463 con gà và 34.054 con vịt, đạt tỷ lệ tương ứng là 38,9% và 55,4%. Phịng Nơng nghiệp cũng đã chỉ đạo cho trạm thú y huyện tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho 998 con trâu, bị với tỷ lệ là 87,4%; 628 con dê với tỷ lệ 48,0% và 9.636 con heo, tỷ lệ đạt được là 70,1%. Trạm cũng tiến hành tiêm phòng vắc-xin tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò và heo. Cụ thể tiêm cho 755 con trâu bò và 12.202 con heo, tỷ lệ đạt được tương ứng 66,1% và 88,8%. Tiêm phòng bệnh dịch tả cho 12.202 con heo với tỷ lệ 88,8%.

Bảng 7. Số lượng và tỷ lệ tiêm phòng đàn gia cầm và gia súc huyện Tân Phú Đông 9 tháng đầu năm 2014 Loại sản phẩm Tiêm phòng cúm LMLM THT Dịch tả Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Gà 24.463 38,9 X X X X X X Vịt 34.054 55,4 X X X X X X Trâu, Bò X X 998 87,4 755 66,1 X X Dê X X 628 48,0 X X X X Heo X X 9.636 70,1 12.202 88,8 12.202 88,8

Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội huyện Tân Phú Đông 9 tháng đầu năm 2014 Chú thích: LMLM: Lở mồm long móng

THT: Tụ huyết trùng

X: không thuộc đối tượng tiêm phịng

d) Phi nơng nghiệp

Các nghề phi nông nghiệp bao gồm việc sản xuất ghế nhựa, làm sản phẩm lục bình, làm chổi, làm hương, và lắp ráp bật lửa. Theo thống kê của huyện, có khoảng

2.500 đến 3.500 người dân địa phương làm việc trong lĩnh vực này, trong đó, khoảng 80% là phụ nữ có con nhỏ và không thể rời địa phương để làm việc.

Làm chổi: làm chổi được xem là dễ và phù hợp cho phụ nữ địa phương cũng như hộ nghèo với sự sẵn có của nguyên liệu, thời gian làm việc và nơi làm việc linh hoạt. Một người phụ nữ có thể kiếm được khoảng 600.000 - 800.000 đồng mỗi tháng từ làm chổi. Tuy nhiên, khó khăn nằm ở việc thiếu quỹ đầu tư và nhu cầu người mua khơng ổn định.

Làm lục bình: đây cũng là một công việc dễ dàng với thời gian làm việc linh hoạt, nhưng công việc này chỉ tạo ra khoảng 200.000 - 300.000 đồng mỗi người mỗi tháng và nguyên liệu thì khơng được cung cấp thường xun.

Lắp ráp bật lửa: Lắp ráp bật lửa có thể mang lại 400.000 - 500.000 đồng mỗi người một tháng. Công việc này cũng linh hoạt về thời gian làm việc.

Làm hương: một người làm hương có thể thu được khoảng 400.000 - 500.000 đồng mỗi tháng. Công việc này cũng linh hoạt trong thời gian làm việc, nhưng không thể được thực hiện trong mùa mưa.

Tất cả những nghề phi nơng nghiệp được đào tạo miễn phí và được quản lý bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, ngoại trừ làm chổi do Hội Phụ nữ đào tạo và đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo nghề để thực hiện. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã cũng đã hỗ trợ các hộ gia đình làm việc trong các hoạt động phi nơng nghiệp với nguồn vốn vay. Các Hội Nơng dân cũng có Quỹ Nơng dân để hỗ trợ các hộ gia đình gặp khó khăn với một khoản vay.

4.1.2.2 Cơng tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm

Tổng số hộ gia đình của huyện Tân Phú Đơng là 11.069 hộ, trong đó số hộ nghèo là 4.406 hộ, chiếm 39,8%. Phần lớn hộ nghèo là những hộ có ít hoặc khơng có đất để sản xuất, vì vậy chính quyền địa phương cũng đã có những chính sách nhằm hỗ trợ cho các hộ nghèo.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã cấp phát 16.177 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo có giá trị sử dụng trong năm 2013. Bên cạnh đó, vào dịp trung thu vừa qua, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Quỹ bảo trợ trẻ em của tỉnh đã đến thăm và

tặng 100 phần quà trung thu cho các em thiếu nhi, học sinh thuộc diện gia đình nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)