Tóm tắt các nghiên cứu trước đây về khả năng tiếp cận tín dụng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 39 - 46)

hộ nghèo

Tác giả Mơ hình Các yếu tố ảnh hưởng

Nguyễn Quốc Nghi (2011)

Logit Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ, số lao động, tham gia hội đoàn thể, tổng thu nhập, tổng giá trị tài sản.

Nguyễn Thị Thanh Lâm (2011)

Probit Trình độ học vấn, tuổi, vị trí xã hội, thu nhập, nguồn tín dụng khơng chính thức.

Qua các nghiên cứu đã được tổng kết ở trên, ta thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với nơng hộ như trình độ học vấn, giá trị tài sản của hộ, mục đích vay, thu nhập của hộ v.v. có ảnh hưởng ý nghĩa đến khả năng vay vốn của nông hộ. Kết quả tổng kết lý thuyết cịn cho thấy, các mơ hình Probit, Logit, Tobit và OLS được sử dụng để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng trên nhiều địa bàn khác nhau như: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang v.v. và đối tượng nghiên cứu chủ yếu là hộ nông thôn và hộ nghèo.

Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang.

Hình 1. Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang.

Tuổi chủ hộ: số tuổi của chủ hộ

Diện tích đất: tổng diện tích đất của hộ

Giới tính: giới tính của

chủ hộ

Mục đích vay (cho trồng trọt. chăn ni, KD nhỏ):

có nhiều mục đích vay khác nhau như: trồng trọt, chăn ni, kinh doanh nhỏ

Trình độ học vấn: số năm

đi học của chủ hộ

Thu nhập của hộ: tổng thu

nhập trong 1 năm KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Tổng quan về nghèo và hộ nghèo được trình bày trong chương này, cụ thể là những khái niệm và đặc điểm cũng như chuẩn nghèo theo quy định của Chính phủ qua các giai đoạn. Ngoài ra, các đặc điểm của thị trường tín dụng nơng thơn cũng được trình bày rõ ràng và chi tiết. Bên cạnh đó, các khái niệm, ứng dụng của lý thuyết về thơng tin bất đối xứng trong thị trường tín dụng cũng được trình bày. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài được chắt lọc để làm cơ sở phân tích ở những chương sau.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT

Đề tài chọn huyện Tân Phú Đông – tỉnh Tiền Giang để nghiên cứu vì đây là huyện vẫn cịn tỷ lệ hộ nghèo cao và các hộ của huyện đa phần sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, nhiều thành phần sản xuất như chăn nuôi, trồng trọt, v.v.

3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU, TÀI LIỆU

- Thu thập thông tin thứ cấp:

Thu thập thơng tin, số liệu, các chính sách có liên quan đến việc cho vay đối với đối tượng nghiên cứu tại các Sở, Ban Ngành, Phịng nơng nghiệp phát triển nơng thơn, phịng kinh tế, phòng thống kê, Ngân hàng nông nghiệp, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên của huyện Tân Phú Đông và thu thập thông tin từ các báo cáo khoa học, tạp chí, báo và internet.

- Thu thập thông tin sơ cấp: * Xác định cỡ mẫu điều tra:

Theo báo cáo vào tháng 3 năm 2014 của UBND tỉnh Tiền Giang thì huyện tại thời điểm này còn khoảng 4.406 hộ nghèo. Với tổng thể là 4.406 hộ nghèo trong huyện, cùng với mức sai số cho phép là 10% ta xác định được cỡ mẫu nghiên cứu là n ≈ 97 hộ nghèo theo công thức Slovin (1984) như sau:

n = N

1 + N.e2

Trong đó:

N: số quan sát tổng thể e: sai số cho phép

Tuy nhiên, nhằm tăng tính chính xác cho nghiên cứu nên cỡ mẫu thực tế được chọn trong nghiên cứu là 150 hộ nghèo tương ứng với mức sai số khoảng 8%.

* Phương pháp lấy mẫu:

Các quan sát chọn phỏng vấn sẽ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Theo đó nghiên cứu sẽ dựa vào danh sách các hộ nghèo trong xã Phú Tân gồm 356 hộ nghèo trên địa bàn xã và ta tiến hành chọn ra 97 hộ nghèo từ 356 hộ nghèo trong xã để tiến hành phỏng vấn. Như vậy ta có thể có khoảng cách mẫu là k = 356/97 ≈ 4, ta dùng hàm random trên excel để tìm ngẫu nhiên ra hộ nghèo đầu tiên được chọn (hộ i), ta có các hộ được chọn sẽ là i, i + 1k, i + 2k,..., i + 96k.

Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu thực tế được nhiều thuận tiện hơn nên nghiên cứu đã tiến hành thu thập thêm được nhiều hơn 53 quan sát so với con số dự kiến ban đầu với cùng phương pháp như trên.

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

3.3.1 Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để mơ tả về đặc điểm nhóm hộ gia đình nghèo đình nghèo

Theo Võ Thị Thanh Lộc (2000), phương pháp thống kê mơ tả dùng để mơ tả, trình bày, phân tích các số liệu của các lĩnh vực kinh tế xã hội, mơ tả đối tượng nghiên cứu sau đó rút ra kết luận dựa trên các số liệu được mô tả và các thông tin thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Các công cụ trong thống kê mô tả như bảng thống kê, tần suất.

Các đại lượng thường được dùng mô tả tập dữ liệu như: (1) Đại lượng mô tả mức độ tập trung: mean, mode, median; (2) Đại lượng mô tả mức độ phân tán: phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên.

3.3.2 Phương pháp phân tích hồi quy

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy mà cụ thể là mơ hình Probit để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức của hộ nghèo. Và sử dụng mơ hình OLS để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hộ nghèo vay được trên địa bàn nghiên cứu.

* Mơ hình Probit

Mơ hình lý thuyết (Mai Văn Nam, 2008)

Trong đó y*i chưa biết được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả yi được khai báo như sau:

1 nếu y*i > 0

yi = (2)

0 nếu trường hợp khác

Ví dụ, biến giả xem xét là một người xin được việc hoặc không được thuê, yi* sẽ được khai báo là “mật độ hay khả năng tìm được việc làm”. Tương tự như vậy, nếu biến giả xem xét là một người đã mua hoặc khơng mua xe ơtơ thì yi* sẽ được khai báo là “ước muốn hay khả năng mua xe”.

Đặc biệt khi chúng ta nhân y*i với một hằng số dương bất kỳ sẽ khơng làm thay đổi yi. Vì vậy thơng thường chúng ta giả sử rằng var(ni) = 1, điều này cố định phạm vi của y*i. Từ mối quan hệ giữa 2 phương trình (1) và (2) chúng ta có:

Trong đó F là hàm phân phối tích lũy của u.

Bởi vì 1 - F(-Z) = F(Z), nếu phân phối của u làđồng nhất, ta có thể viết:

Bởi vì yi thu được từ phân tích nhị phân với xác suất cho bởi phương trình (3) và biến đổi theo mỗi lần thử (phụ thuộc vào xij), chúng ta có thể viết hàm gần đúng như sau:

Dạng hàm của F trong phương trình (3) sẽ phụ thuộc vào giả định về phần dư u.

Ở phạm vi bài nghiên cứu này, mơ hình Probit sẽ được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo.

Mô tả các biến:

- Biến phụ thuộc trong mơ hình Probit là khả năng tiếp cận của hộ nghèo đối với các TCTD chính thức, ký hiệu là Y1.

- Biến độc lập: theo dự báo có thể có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của hộ nghèo được đưa vào mơ hình bao gồm:

+ Tuổi: là tuổi của chủ hộ. Biến này được kỳ vọng có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận của hộ nghèo. Tuổi đời cao thì hộ càng có khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức cao hơn.

+ Tuổi bình phương: Biến này được kỳ vọng có tác động trái chiều với khả năng tiếp cận của hộ nghèo. Tuổi đời cao thì hộ càng có khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức cao hơn nhưng đến một ngưỡng nào đó sẽ giảm xuống do đó biến tuổi là một hàm số bậc hai có dạng parabol.

+ Giới tính: là biến thể hiện giới tính của chủ hộ. Biến này có giá trị là 1 khi chủ hộ là nam và có giá trị 0 khi chủ hộ là nữ. Do đặc thù tại vùng khảo sát, trong gia đình người nam là chủ hộ và quyết định việc sản xuất kinh doanh cũng như việc có vay vốn hay khơng. Vì vậy biến này được kỳ vọng có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.

+ Trình độ học vấn là cấp 2: là biến thể hiện học vấn của chủ hộ. Biến này có giá trị là 1 nếu chủ hộ có học vấn là cấp 2, có giá trị 0 nếu chủ hộ có học vấn dưới cấp 2. Những hộ có học vấn cấp 2 thì có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cao hơn những hộ có học vấn dưới cấp 2. Vì vậy biến này được kỳ vọng có tác

+ Trình độ học vấn là cấp 3: là biến thể hiện học vấn của chủ hộ. Biến này có giá trị là 1 nếu chủ hộ có học vấn là cấp 3, có giá trị 0 nếu chủ hộ có học vấn dưới cấp 2. Hộ nghèo có học vấn là cấp 3 thì có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cao hơn những hộ có học vấn dưới cấp 2. Những hộ này có khả năng đảm bảo về tài chính để trả nợ vay cao hơn. Vì vậy biến này được kỳ vọng có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.

+ Thu nhập của hộ: là tổng thu nhập của hộ trong một năm. Hộ có thu nhập cao chứng tỏ hộ làm ăn có hiệu quả, cần vốn để đầu tư sản xuất và khả năng trả nợ của họ cũng cao hơn và vì vậy khả năng tiếp cận tín dụng của họ cũng cao. Biến này được kỳ vọng tác động cùng chiều với biến phụ thuộc Y1.

+ Tổng diện tích đất: là tổng diện tích đất mà hộ đang sở hữu. Biến này được kỳ vọng có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng của hộ. Hộ có diện tích đất càng nhiều thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ càng cao.

+ Số lao động trong hộ: là số lao động thường xuyên tham gia lao động sản xuất. Số lao động trong hộ thể hiện khả năng lao động để tạo ra của cải cho hộ, hộ có càng nhiều lao động thì càng có khả năng tạo ra nhiều của cải hơn và do đó khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức cũng cao hơn. Biến này được kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đên khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)