Giải pháp về tăng trưởng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 66 - 68)

2. 1.2 Các kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản

3.2.2 Giải pháp về tăng trưởng nguồn vốn

3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn trên TT1

− Chuyên nghiệp hóa trong việc thiết kế, phát triển sản phẩm mới, nâng cấp phát triển dịch vụ internet banking (đặc biệt là công tác bảo mật thơng tin, an tồn, nhanh chóng) cho khách hàng và xem đây là một kênh huy động vốn trong thời gian tới.

− Khi đưa sản phẩm huy động ra thị trường phải nghiên cứu kỹ đảm bảo phù hợp với nhu cầu huy động vốn từng thời kỳ, giảm thiểu rủi ro lãi suất, rủi ro pháp lý; điều hành lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường, đảm bảo tuân thủ theo quy định của NHNN để tăng năng lực huy động vốn, đảm bảo khả năng tự chủ về nguồn vốn. Ngoài ra, các sản phẩm huy động phải phù hợp với nhu cầu thị hiếu, tâm lý của khách hàng. Có chiến lược, chính sách huy động cho từng đối tượng khách hàng cụ thể.

− Đặt ra một tỷ trọng huy động hợp lý về đối tượng khách hàng, kỳ hạn, chú trọng huy động kỳ hạn dài đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn huy động và giảm áp lực thanh khoản trong những điều kiện thị trường biến động... sao cho tỷ lệ huy động TT1 và TT2 hợp lý, không được sử dụng vốn huy động được từ TT2 để

cấp tín dụng.

− Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng, thu hút lượng khách hàng cũ đã rút khỏi NHTMCP Sài Gịn, NHTMCP Tín Nghĩa, NHTMCP Đệ Nhất trong thời gian trước hợp nhất với nhiều chính sách tiền gửi hấp dẫn.

3.2.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.

Phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm tăng thu nhập từ các hoạt động cung cấp dịch vụ, giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Thực tế cho thấy các NHTM tại Việt Nam nguồn thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, trong tỷ lệ thu nhập lãi trong tổng thu nhập trong năm 2011 của nhóm 10 ngân hàng mà tác giả nghiên cứu ở chương 2 chiếm tới 89,31%. Như vậy, việc gia tăng thu nhập từ dịch vụ là một trong những mục tiêu lớn trong kế hoạch cơ cấu lại lợi nhuận và tài chính của NHTMCP Sài Gịn hợp nhất trong thời gian tới thơng qua các giải pháp theo từng hoạt động dịch vụ sau:

Về hoạt động thanh toán quốc tế: tiếp tục phát triển mở rộng theo hướng

ngày càng hiện đại, gia tăng tiếp thị khách hàng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển các sản phẩm do các ngân hàng đại lý cung cấp như "Sản phẩm tái tài trợ L/C nhập khẩu", "Sản phẩm tài trợ các giao dịch tài trợ thương mại" vừa giúp tăng doanh thu dịch vụ vừa tranh thủ nguồn tài trợ của các ngân hàng đại lý.

Về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ: nỗ lực phát triển hoạt động thẻ, tạo

nên thương hiệu thẻ của NHTMCP Sài Gòn hợp nhất qua các kế hoạch như:

+ Phát hành thẻ tín dụng cá nhân và thanh tốn thẻ quốc tế Mastercard.

+ Gia tăng tiện ích cho khách hàng thơng qua việc đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán bằng thẻ (kết hợp với các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, khách sạn, nhà hàng, hãng vé máy bay, hãng du lịch, thẻ điện thoại... để có chính sách giảm giá, thanh tốn nhanh cho chủ thẻ ATM), hoàn thiện các kênh dịch vụ Ebanking.

+ Nghiên cứu tăng thêm tiện ích dịch vụ doanh nghiệp chi lương qua thẻ, tư vấn tài chính…

Về hoạt động kinh doanh ngoại hối: tăng cường tiếp thị các khách hàng

lớn có quan hệ xuất nhập khẩu với ngân hàng qua các sản phẩm forward, swap... Có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, đặc biệt là giá vàng, giá ngoại tệ sát với diễn biến thị trường để kinh doanh chênh lệch giá.

Về hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh: Đi đôi với việc cơ cấu lại nguồn vốn, NHTMCP Sài Gòn hợp nhất phải thực hiện đánh giá lại hiệu quả của các dự án đã góp vốn, có kế hoạch cụ thể giải quyết những dự án khơng hiệu quả. Tìm kiếm các đối tác, dự án có uy tín, năng lực tài chính và mức sinh lời cao để chuyển dịch cơ cấu đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)