Kết cấu nợ của Vietcombank trong giai đoạn 2009– 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 43 - 48)

(Đơn vị tính: tỷ đồng ) 2009 2010 2011 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 130.088,700 91,86% 154.293,019 87,26% 174.350.,730 83,26% Nợ cần chú ý 8.033,742 5,67% 17.515,340 9,91% 30.808,944 14,71% Nợ dưới tiêu chuẩn 440,649 0,31% 1.022,348 0,58% 1.257,457 0,60% Nợ nghi ngờ 94,977 0,28% 300,389 0,17% 653,072 0,31% Nợ có khả năng mất vốn 2.663,058 1,88% 3.682,810 2,08% 2.347,430 1,12% Tổng cộng 141.621,126 100% 176.813,906 100% 209.417,633 100%

Sơ đồ 2.6. Kết cấu nợ của Vietcombank trong giai đoạn 2009 – 2011

2.2.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ 2.2.3.1 Kinh doanh ngoại tệ 2.2.3.1 Kinh doanh ngoại tệ

Năm 2009 là năm rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ do tình

hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài. Do vậy, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank trong

năm 2009 giảm 14,3% so với năm 2008. Trong năm, Vietcombank đã bám sát thị trường, liên tục đưa ra các chính sách chỉ đạo để thích ứng với sự thay đổi của thị trường, đồng thời áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ để hạn chế rủi ro.

Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm đã đóng góp một nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của Vietcombank.

Để phát huy tốt vai trò đầu mối thanh tốn xuất, nhập khẩu, Vietcombank đã

tích cực, chủ động trong cân đối ngoại tệ cho nền kinh tế. Trong năm 2010, mặc dù chịu sự tác động của suy thoái kinh tế thế giới, các nguồn cung ngoại tệ giảm mạnh, tỉ giá có biến động phức tạp, song tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank vẫn đạt 35,2 tỷ USD. Vietcombank đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, mở rộng khai thác các nguồn ngoại tệ để thực hiện đúng các cam kết thanh

91,86% 87,26% 83,26% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011

toán cho khách hàng, đảm bảo nhập khẩu đủ xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu

cho nền kinh tế.

Nhằm phát huy tốt vai trị đầu mối thanh tốn xuất nhập khẩu, năm 2011 mặc dù gặp nhiều khó khăn, Vietcombank vẫn duy trì được doanh số mua bán ngoại tệ ở mức xấp xỉ 34,5 tỷ USD. Vietcombank cũng đa đa dạng hóa nhiều sản phẩm và triển khai nhiều giải pháp để khai thác các nguồn ngoại tệ hằm thực hiện đúng các cam kết thanh toán, đảm bảo ngoại tệ cho các khách hàng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế.

2.2.3.2 Thanh toán xuất nhập khẩu

Năm 2009 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái

toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước bị sụt giảm - giảm 13,2% so với

năm 2008, trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 9,9% và nhập khẩu giảm 15,8%.

Trong bối cảnh chung, hoạt động thanh tốn của Vietcombank cũng khơng tránh khỏi sự tụt giảm. Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của toàn hệ thống

Vietcombank đạt 25,62 tỷ USD, giảm 23,8% so với năm 2008. Doanh số thanh toán

xuất khẩu đạt 12,46 tỷ USD, giảm 28,7% so với năm trước. Doanh số thanh toán

nhập khẩu đạt 13,16 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2008. Mặc dù vậy

Vietcombank vẫn duy trì thị phần lớn trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: thị phần thanh toán xuất nhập khẩu chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 2009; trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu chiếm 22% thị phần cả nước, doanh số thanh toán nhập khẩu chiếm 19,1% .

Năm 2010, Vietcombank đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương

mại theo hướng: tập trung xử lí giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lí phân tán như trước đây, vì vậy hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại được nâng lên, góp phần làm tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank. Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của

Vietcombank trong năm 2010 đạt 31 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2009, vượt

12% kế hoạch đề ra, và duy trì được thị phần 20% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả

tăng 31,6% so với năm 2009, chiếm 23% thị phần thanh toán xuất khẩu. Doanh số

thanh toán nhập khẩu đạt 14,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, chiếm thị phần

hơn 17% /tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Các thị trường giao dịch chủ yếu qua

Vietcombank là Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn quốc, Trung quốc và Châu Âu.

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2011 nhiều bất ổn, việc quy định hạn chế đối với các đối tượng cho vay nhập khẩu của Nhà nước đa gây khơng ít khó khăn cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói chung. Tuy nhiên, với

những lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng cao, hoạt

động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank vẫn duy trì được đà tăng trưởng đáng khích lệ và giữ vị trí đứng đầu. Trong năm, Vietcombank cũng triển khai các chương trình tín dụng tập trung cho xuất khẩu và tăng cường giới thiệu các sản

phẩm dịch vụ thanh tốn tới khách hàng thơng qua việc tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chủ lực, quảng bá dịch vụ tài trợ thương mại. Kết quả là, năm 2011 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank đạt38,8 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm trước, chiếm thị phần 19,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Đặc biệt, doanh số thanh toán xuất khẩu qua Vietcombank tăng mạnh (32,3%) so với năm ngoái, chiếm 22,6% thị phần cả nước. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trải rộng trên khắp các thị trường Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Châu Âu …

Bảng 2.6. Kết cấu thanh toán XNK của Vietcombank trong giai đoạn 2009– 2011

(Đơn vị tính: Tỷ USD) 2009 2010 2011

Thanh toán xuất nhập khẩu 25,62 31 38,8 Thanh toán xuất khẩu 12,46 16,5 21,83 Thanh toán nhập khẩu 13,16 14,5 16,97

Sơ đồ 2.7. Kết cấu thanh toán XNK của Vietcombank trong giai đoạn 2009 – 2011

2.2.3.3 Kiều hối

Năm 2009, tổng doanh số chuyển tiền kiều hối đến trực tiếp cho khách hàng

cá nhân là 1.016 triệu USD.

Năm 2010, chuyển tiền cá nhân vẫn là dịch vụ mạnh của Vietcombank, tổng

doanh số chuyển tiền kiều hối cho khách hàng cá nhân gần 1,2 tỷ USD, tăng 21,8%

so với năm 2009.

Năm 2011, dịch vụ chuyển tiền kiều hối tiếp tục là thế mạnh của

Vietcombank với doanh số chuyển tiền trong năm đạt 1,43 tỷ USD, chiếm thị phần 15% cả nước.

Bảng 2.7. Doanh số kiều hối của Vietcombank trong giai đoạn 2009 – 2011

(Đơn vị tính: Tỷ USD) 2009 2010 2011 Kiều hối 1,016 1,2 1,43 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Thanh toán XNK Thanh toán XK Thanh toán NK

25,62 12,46 13,16 31 16,5 14,5 38,8 21,83 16,97 2009 2010 2011

Sơ đồ 2.8. Doanh số kiều hối của Vietcombank trong giai đoạn 2009 - 2011 2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương VN 2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương VN 2.3.1 Chỉ tiêu an toàn

Theo báo cáo tài chính của Vietcombank, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy

động vốn qua 3 năm 2009 - 2011 luôn tăng, đồng thời tỷ lệ nợ xấu có xu hướng

giảm. Điều này cho thấy, ngân hàng đang sử dụng vốn ngày càng hiệu quả và an tồn. Bên cạnh đó, chỉ tiêu Hệ số an toàn vốn (CAR) cũng đáp ứng được yêu cầu của Basel II.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)