Đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 25 - 27)

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng

1.2.2.2 Đánh giá rủi ro tín dụng

Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:

a. Nợ quá hạn - Tỷ lệ nợ quá hạn

“Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã

quá hạn.” - theo Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Căn cứ vơ cách phân loại các nhóm nợ theo Thông tư số 15/2010/TT-NHNN

ngày 16/6/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì nợ quá hạn thuộc các nhóm sau:

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày. Tỷ lệ trích lập dự phịng 2%.

 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày. Tỷ lệ trích lập dự phịng 25%.

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày. Tỷ lệ trích lập dự phịng 50%.

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên. Tỷ lệ trích lập dự phịng 100%.

Chỉ số được sử dụng để đánh giá mức độ nợ quá hạn là tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ) * 100%

 Tỷ lệ nợ quá hạn < 5%: an toàn.

b. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Theo Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010, nợ xấu là các khoản nợ

thuộc các nhóm 3, 4 và 5, tức là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngở mất vốn và nợ có khả năng mất vốn.

Chỉ số được sử dụng để đánh giá mức độ nợ xấu là tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ Nợ xấu = ( Tổng dư Nợ xấu / Tổng dư nợ) * 100%

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Theo Thơng tư 13/2010//TT-NHNN ngày 20/5/2010, để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu nên từ 3% trở xuống và không

vượ quá 5%.

c. Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì thu nhập sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

Hệ số RRTD = (Tổng dư nợ cho vay/ Tổng tài sản có) * 100%

Thơng thường tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3 nhóm:  Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng thấp: là những khoản

cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.

Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng  Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những

khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

 Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản

cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân

hàng. Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho

vay của ngân hàng.

Bên cạnh đó, các NH, TCTD cịn sử dụng một số tiêu chí sau để đánh giá rủi ro tín dụng như :

tham gia vào dư nợ.

- Chỉ tiêu hệ số thu nợ, hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp và là biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

- Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng: dùng để đo lường tốc độ ln chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)