1. 3.1 Thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt
2.4 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCPNT
2.4.10 Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn:
Tùy tính chất của từng khoản vay bị quá hạn, phòng Quan hệ khách hàng và phòng Quản lý rủi ro phải cùng phối hợp và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp như cắt giảm các chính sách ưu đãi đang áp dụng, yêu cầu bổ sung/bán tài sản thế chấp, ngừng cho vay mới … Trường hợp khoản vay/khách hàng vay có nợ quá hạn kéo dài và gặp nhiều khó khăn, phịng Quan hệ khách hàng và phòng Quản lý rủi ro cần cân nhắc và đề xuất biện pháp chuyển sang phòng Quản lý rủi ro (bộ phận xử lý nợ xấu) chuyên trách theo dõi xử lý.
Nhìn chung, Quy trình phê duyệt này dựa trên nguyên tắc phân chia các chức
năng của bộ phận tín dụng thành 03 bộ phận độc lập:
Phòng Quan hệ khách hàng: thực hiện chức năng bán hàng. Phòng Quan hệ
khách hàng là đầu mối tiếp xúc với khách hàng, trên cơ sở những yêu cầu của khách
hàng, phòng Quan hệ khách hàng tiến hành thu thập thông tin lập báo cáo đề xuất tín dụng và chuyển sang phịng Quản lý rủi ro.
Phòng Quản lý rủi ro: thực hiện chức năng quản lý rủi ro chung. Trên cơ sở
các báo cáo đề xuất tín dụng của phịng Quan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro
thực hiện báo cáo đánh giá rủi ro độc lập, báo cáo phản biện và trình cấp có thẩm quyền (Giám Đốc hoặc Hội đồng tín dụng) phê duyệt.
Phịng Quản lý nợ: Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thực hiện quá trình giải ngân tín dụng theo các chỉ thị và điều kiện phê duyệt tín dụng.
Quy trình kiểm tra và giám sát tín dụng: kiểm sốt chặt chẽ giai đoạn
trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong
giai đoạn thẩm định (trước khi cho vay). Việc kiểm soát giai đoạn trong và sau khi
cho vay sẽ có tác dụng:
Đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa
thuận.
Cập nhập thông tin thường xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng
tốt.
Phát hiện kịp thời các dấu hiện rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý
thích hợp.
Quy trình kiểm tra và giám sát tín dụng trong khi cho vay: Chủ yếu được
thực hiện tại Phòng Quản lý nợ. Khi phê duyệt tín dụng cấp có thẩm quyền phê
duyệt các điều kiện cấp tín dụng và được cụ thể hố trong thơng báo tác nghiệp. Mỗi khi có u cầu rút vốn, phịng Quản lý nợ thực hiện kiểm tra và tuân thủ các
điều kiện theo thông báo tác nghiệp trước khi giải ngân cho khách hàng.
Quy trình kiểm tra và giám sát tín dụng sau khi cho vay: việc giám sát tín
dụng được phịng Quan hệ khách hàng thực hiện. Tùy theo đánh giá về mức độ rủi ro, ngân hàng sẽ có chương trình kiểm tra đối với tình hình hoạt động kinh doanh
của từng khách hàng cụ thể. Kiểm tra sau khi cho vay tập trung vào các nội dung
như: khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích khơng? hoạt động kinh doanh
của khách hàng có diễn ra theo như kế hoạch đề ra khơng? Có thực hiện các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt, có phù hợp với tình hình thực tiễn khơng?
Phát hiện và xử lý nợ có vấn đề: các khoản nợ có vấn đề được nhận ra khi
khách có những biểu hiện hoặc yêu cầu gia hạn nợ nhiều lần. Khi nhận thấy dấu hiệu xuất hiện nợ xấu, cán bộ Quan hệ khách hàng sẽ có chương trình làm việc cụ thể để nắm tình hình và báo cáo Ban lãnh đạo để giải quyết.