C. KIỂM TRA HÀNH TRÌNH TỰ DO VÀNH TAY LÁI.
4.2.2. HỆ THỐNG PHANH TAY.
Hệ thống phanh tay cấu tạo từ cơ cấu phanh và dẫn động phanh.
Định kỳ tháo và kiểm tra tình trạng bề mặt làm việc và mức độ mòn của cơ cấu phanh, tấm ma sát, làm sạch các má phanh khỏi bụi bẩn, khi bị dính dầu vào bề mặt ma sát làm sạch nó và khía bề mặt. Định kỳ tháo cơ cấu ép, làm sạch và bôi trơn, tránh không dầu mỡ dính vào các lá ma sát. Chú ý đến ăn khớp của cóc và vành răng cần phanh tay và tình trạng phanh của nó.
+ Điều chỉnh.
Điều chỉnh tiến hành khi hành trình làm việc của cần 1(hìnhII.5) lớn hơn 1/2 hành trình cực đại. Hành trình tăng do hai nguyên nhân:
- Do khe hở giữa trống phanh và má phanh tăng, phải điều chỉnh khe hở. - Do chùng dây cáp dẫn động,phải điều chỉnh độ căng dây cáp.
Hình2.5:Cơ cấu phanh tay.
1-Chạc điều chỉnh; 2-Đai ốc hãm; 3-Đầu mút cáp; 4-Tấm kẹp doãng; 5-Nắp; 6-Tay đòn dẫn động; 7-Vít điều chỉnh; 8-Gối tựa guốc phanh; 9-Bộ phận đẩy cơ cấu nhả; 10-Đế bi; 11-Thân cơ cấu nhả; 12-Tang trống phanh; 13,18-
Guốc phanh; 14-Lò xo hồi vị; 15-Mũ chụp; 16-Bi cơ cấu nhả; 17-Bu lông; 19-Tấm bảo hiểm phanh; 20-Thân cơ cấu điều chỉnh; 21-Thanh; 22-Lò xo; 23,24-Nắp chụp lò xo.
Điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống tiến hành theo thứ tự sau:
• Để cần hộp số phụ ở số thấp và gài cầu trước ở vị trí số 0(không gài).
• Di chuyển cần 1(hình2.6) về vị trí thấp.
• Kích 1 trong các bánh sau lên.
• Vặn vít điều chỉnh10 theo chiều kim đồng hồ sao cho trống phanh không quay bằng tay được.
• Nới vít điều chỉnh ra 0,3-0,5 vòng để trống phanh quay được tự do không kẹt với má phanh.
Căng dây cáp 7 được tiến hành như sau:
• Đặt cần 1 dẫn động ở vị trí thấp nhất.
• Nới đai ốc hãm 16 của chạc điều chỉnh17, tháo chốt chẻ lấy chốt liên kết chạc 17 với cần 18.
• Xoay chạc trên đòn 15 khắc phục hết các khe hở trong dẫn động, khi này nếu chiều dài ren không đủ thì để đầu trên của cáp 7 ở vị trí A.
1-Đòn dẫn động rẻ quạt; 2-Chốt; 3,13-Chốt chẻ; 4-Công tắc phanh tay; 5- Đai ốc; 6-Đệm; 7-Cáp dẫn động; 8-Bu lông; 9-Đệm lò xo; 10-Vít điều chỉnh; 11-Lò xo hồi vị; 12-Giá móc lò xo; 14-Đòn trung gian; 15-Đòn dẫn động; 16-Đai ốc hãm; 17-chạc điều chỉnh; 18-Cần dẫn động; 19-Đệm.
+ Tháo và lắp cơ cấu phanh tay.
Tháo má phanh tiến hành theo thứ tự sau:
• Tháo trục các đăng ra khỏi hộp số phụ.
• Tháo hai vít bắt tang trống vào bích và tháo nó ra.Để dễ tháo thì nới hoàn toàn vít điều chỉnh.
• Tháo cốc trên của lò xo,tháo cốc dưới và trục ra.
• Tháo lò xo hồi vị và má phanh. Tháo cơ cấu ép tiến hành như sau.
• Tháo hai bu lông bắt bắt vỏ với cơ cấu ép.
• Tháo bộ hạn chế áo bi.
• Tháo vỏ bi cơ cấu ép.
• Tháo ra khỏi cơ cấu ép áo bi cùng bi và thanh đẩy.Khi tháo cơ cấu ép không đánh mất thanh đẩy và bi.Không tháo các nắp chụp, không cần thiết tháo hoàn toàn cơ cấu ép.Không nên tháo rã toàn bộ cơ cấu.
+ Tháo hệ thống dẫn động phanh tay. Tháo dẫn động tiến hành theo thứ tự sau:
• Để cần 1(hình2.6) ở vị trí thấp nhất.
• Tháo đầu cáp ra khỏi cần 1 và 14, tháo đai ốc 5 và đầu dưới của cáp khỏi vòng quay trên giá bắt. Tháo đầu trên của vòng cáp ra khỏi đai ốc trợ lực.
• Tháo bu lông 8 bắt rẻ quạt của cần 1 ra khỏi khung xe. Trước khi lắp kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các chi tiết dẫn động.Chú ý đến
cóc-rẻ quạt không bị hỏng, nằm đúng vị trí và quay nhẹ nhàng. Nếu hỏng chi tiết mới phải được thay mới.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi và thực hiện nhiệm vụ bài tập tốt nghiệp, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Vũ Quốc Bảo và các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự - Khoa động lực, tôi đã hoàn thành bài tập tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng quy trình kiểm tra chuẩn đoán bảo dưỡng hệ thống lái, hệ thống phanh xe UAZ – 31601” đúng thời gian, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
Bài tập tốt nghiệp giúp ích rất nhiều cho tôi trong quá trình hệ thống lại kiến thức của mình và áp dụng vào giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ bài tập đề ra. Bài tập giúp tôi có thêm những kiến thức chuyên ngành và những kiến thức tổng hợp khác tạo điều kiện cho quá trình học tập và công tác sau này.
Tuy nhiên do điều kiện thời gian, điều kiện thực tế có hạn cũng như khả năng có hạn của bản thân nên bài tập tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Quốc Bảo cùng các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự - Khoa Động lực đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm bài tập tốt nghiệp.
Nguyễn Giang Nam