3.2. Giải pháp tái cấu trúc tài chính cho các ngân hàng thương mại cổ phần
3.2.3. Tái cấu trúc nợ và vốn cổ phần
Khi ngân hàng cần vốn đề đầu tư vào những tài sản phục vụ hoạt động kinh
doanh hay đầu tư dài hạn cần xem xét tài trợ nợ hay vốn cổ phần, việc tăng vốn điều lệ có kế hoạch, có thể tài trợ nợ thơng qua phát hành trái phiếu trung hạn rồi chuyển
đổi thành cổ phiếu tăng vốn điều lệ theo lộ trình.
Thời gian qua để mở rộng hoạt động kinh doanh các ngân hàng thường tăng
vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới hay dưới dạng chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận giữ lại hay nguồn vốn thặng dư (thu được từ chênh lệch giữa
giá bán và mệnh giá) làm cho EPS giảm. Điều này chứng tỏ một số ngân hàng chưa có kế hoạch tài chính dài hạn và chú ý đến cấu trúc nợ trong cấu trúc tài chính.
Trước đây, trước khi cổ phần hóa Vietcombank Và Vietinbank có phát hành trái phiếu chuyển đổi khi cổ phần hóa nhưng với số lượng hạn chế.
Hiện nay ACB là một trong số ít ngân hàng có cấu trúc nợ và vốn cổ phần để chuyển đổi tăng vốn điều lệ hợp lý theo lộ trình đảm bảo các tỷ số tài chính: EPS,
ROA, ROE ở mức cao so với các ngân hàng khác. Mặc dù chính sách cổ tức tiền
mặt hàng năm đều chia ở mức cao.
Bảng 3.1. Trái phiếu chuyển đổi của ngân hàng ACB đến 31/03/2009
ĐVT: Tỷ đồng
Mệnh giá phát hành 3,000
Thực hiện chuyển đổi 1,650
Phần nợ 1,350
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của ACB) Chuyển đổi theo mệnh giá 10,000đ/CP
- Trong tháng 03/2009 phát hành thêm một số trái phiếu có lộ trình chuyển đổi
đến năm 2012 nhưng khơng nhất thiết đến kỳ hạn căn cứ vào thực tế nhu cầu vốn
Bảng 3.2. Trái phiếu chuyển đổi của ACB trong tháng 03 năm 2009
Mệnh giá phát hành 4,510
Kỳ hạn 2 năm 500
Kỳ hạn 3 năm 1,920
Kỳ hạn 5 năm 2,090
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của ACB)
Việc phát hành này phát hành cho cổ đông hiện hữu không áp dụng cho đối tác nước ngoài khi đủ room nên hạn chế gây thiệt hại cho cổ đông hiện hữu và đối tác khi chuyển đổi.
Ngoài ra hiện một số doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu chuyển đổi
với kỳ hạn xác định với mức lãi suất bằng 0. Khi đến hạn được áp dụng theo giá thị trường được chiết khấu giá theo tỷ lệ % thỏa thuận ban đầu. Nếu trái chủ không
muốn chuyển đổi có thể thu hồi khi đáo hạn cộng với mức lãi suất huy động bình
quân của một số ngân hàng. Điều này đảm bảo lợi ích hài hịa của cổ đơng cũ và
mới, doanh nghiệp vừa chủ động với kế hoạch tài chính. Đây là vấn đề các ngân
hàng thương mại cổ phần cần nghiên cứu để quyết định giải pháp tài chính tối ưu nhất sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh.
Theo số liệu phân tích và đồ thị biểu diễn phần trên lợi nhuận và vốn chủ sở hữu ngày càng tiến gần nhau hơn. Do đó theo nhận định của tác giả từ đây đến năm 2015 những ngân hàng trên không chịu áp lực tăng vốn điều lệ nên hạn chế tối đa việc tăng vốn cổ phần. Nhu cầu vốn tài trợ cho mở rộng kinh doanh nên tài trợ bằng nợ trung dài hạn.
Hạn chế tăng vốn cổ phần giúp các ngân hàng cấu trúc lại tài chính hợp lý hơn sau một giai đoạn gia tăng vốn cổ phần liên tục. Để thu hút tài trợ nợ trung hạn phát hành trái phiếu chuyển đổi dễ được nhà đầu tư chấp nhận hơn. Vấn đề đưa ra mức lợi tức trái phiếu hay chiết khấu vào thời hạn chuyển đổi còn tùy thuộc mức tín
nhiệm của nhà đầu tư đối với mỗi ngân hàng khác nhau