Cấu trúc nợ trên vốn chủ sở hữu hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại cổ phần việt nam sau khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 78)

3.2. Giải pháp tái cấu trúc tài chính cho các ngân hàng thương mại cổ phần

3.2.1. Cấu trúc nợ trên vốn chủ sở hữu hợp lý

Phần lớn tài sản sinh lợi của các ngân hàng hình thành từ nợ vay việc duy trì một cấu trúc nợ trên vốn chủ sở hữu hợp lý giúp ngân hàng có cơ hội gia tăng thêm lợi nhuận. Thực tế được chứng minh từ năm 2006 đến 2009 tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu bình quân của các ngân hàng lần lượt 10,7, 10,5 và 12,1 lần. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trên mức bình quân sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng cao hơn như VCB, CTG, ACB.

Ngược lại một số ngân hàng ít sữ dụng địn bẩy tài chính thấp hơn mức trung bình làm mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận lúc đó tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) thấp như trường hợp STB, EIB.

Từ đó có thể kết luận trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng duy trì

cấu trúc nợ trên vốn chủ sở hữu hợp lý. Phù hợp với từng thời kỳ mà ưu tiên nợ ngắn hạn hay trung dài hạn. Để từ đó hình thành các tài sản và tương thích giảm bớt rủi ro lợi nhuận sẽ ổn định hơn.

Để xác định được cấu trúc tài chính tối ưu phụ thuộc rất lớn vào khả năng nhận định của người lãnh đạo, khi chưa đạt đến giới hạn tối ưu thì ngân hàng sẽ có lợi khi

vay nợ để gia tăng tài sản sinh lời, còn vượt quá giới hạn nợ tối ưu của mình đồng

nghĩa với việc lạm dụng địn bẩy tài chính dễ dẫn đến gia tăng tài sản chất lượng

kém và nguy cơ rủi ro tài chính ngày càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại cổ phần việt nam sau khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)