CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
2.3.1 Tổng công ty SAMCO
SAMCO là một doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất ô tô, mặc dù nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ tuy nhiên trước tình hình khủng hoảng tồn cầu cũng đã ảnh hưởng khơng nhỏ. Lợi nhuận 30/9/2009 là 18.958.000USD giảm 16.145.000USD so với 31/12/2008, bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu tháng 9 năm 2009 là 25.470.000USD giảm 4.530.000USD so với ngày 31/12/2008, nợ phải trả tăng 25.640.000 USD so với ngày 31/12/2008 tăng gấp 2,7 lần. Tỉ số nợ 30/9/2009 là 0,66 cho thấy cứ 1 đồng tài sản tương dương với 0,66 đồng nợ, tăng 0,29 lần so với 31/12/2008, EBIT đến ngày 30/9/2009 giảm 0,44 lần (18.442.000USD) so với ngày 31/12/2008, chi phí trả lãi vay tháng 9 năm 2009 tăng gấp 2,06 lần (2.297.000USD) so với tháng 12 năm 2008 đã làm cho khả năng trả lãi của SAMCO giảm đi 4,69 lần từ 15,34(31/12/2008) còn 3,27(30/09/2009). Điều này cũng thể hiện khả năng sinh lời trên các khoảng nợ của SAMCO, 30/9/2009 một đồng lãi vay có thể mang đến 3,27 đồng lợi nhuận trước thuế thay vì 31/12/2008 một đồng lãi vay có thể mang đến 15,34 đồng lợi nhuận trước thuế. Tất cả những chỉ số trên cho thấy năm 2009 SAMCO làm ăn không tốt bằng năm 2008, tỉ lệ nợ tăng cao hơn nhưng lợi nhuận thì giảm, vốn chủ sở hữu giảm thể hiện lượng tiền mặt của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên trong tình trạng khủng hoảng ảnh hưởng nặng nề nhưng SAMCO làm ăn vẫn có lãi điều đó đã là q tốt. Phân tích địn cân nợ ta thấy 30/9/2009 nếu tỉ lệ nợ tăng 1 đồng thì lợi nhuận tăng lên 1,44 đồng. Vì SAMCO là tổng công ty nhà nước do vậy lợi nhuận tăng có nghĩa là lợi nhuận chủ sở hữu gia tăng và nếu như lợi nhuận giảm thì lợi nhuận chủ sở hữu giảm tương ứng. Do vậy rủi ro cho doanh nghiệp là rất lớn nếu bán hàng khơng được.
Như vậy qua phân tích ta thấy SAMCO nên tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ để giảm rủi ro cho doanh nghiệp hoặc tiến hành cổ phần hóa để chia sẽ rủi ro với cổ đơng.