CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
2.3.2 Công ty liên doanh Vinastar
Vinastar là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô với tỉ lệ vốn 3-7. Nguồn vốn chủ sở hữu tháng 9 năm 2009 là 29.820.000USD giảm 6.191.000USD so với ngày 31/12/2008, nợ phải trả tăng 28.795.000USD so với ngày 31/12/2008 tăng gấp 5,5 lần. Tỉ số nợ 30/9/2009 là 0,52 cho thấy cứ 1 đồng tài sản tương đương với 0,52 đồng nợ, tăng 0,38 lần so với 31/12/2008, EBIT đến ngày 30/9/2009 giảm 0,33 lần (23.209.000USD) so với ngày 31/12/2008, chi phí trả lãi vay tháng 9 năm 2009 tăng gấp 5,03 lần (2.753.000USD) so với tháng 12 năm 2008 đã làm cho khả năng trả lãi của Vinastar giảm đi 47,47 lần từ 50,79(31/12/2008) còn 3,32 30/09/2009). Điều này cũng thể hiện khả năng sinh lời trên các khoảng nợ của Vinastar, 30/9/2009 một đồng lãi vay có thể mang đến 3,32 đồng lợi nhuận trước thuế thay vì 31/12/2008 một đồng lãi vay có thể mang đến 50,79 đồng lợi nhuận trước thuế. Tất cả những chỉ số trên cho thấy năm 2009 Vinastar làm ăn không tốt bằng năm 2008, tỉ lệ nợ tăng cao hơn nhưng lợi nhuận thì giảm, vốn chủ sở hữu giảm thể hiện lượng tiền mặt của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên trong tình trạng khủng hoảng ảnh hưởng nặng nề đến công ty Mẹ tại Nhật nhưng Vinastar làm ăn vẫn có lãi điều đó thể hiện Vinastar có được như vậy là nhờ sự bảo hộ của nhà nước, cũng như sự nổ lực hết mình của đơn vị. Phân tích địn cân nợ ta thấy 30/9/2009 nếu tỉ lệ nợ tăng 1 đồng thì lợi nhuận tăng lên 1,43 đồng.Vì Vinastar là đơn vị liên doanh do vậy lợi nhuận tăng có nghĩa là lợi nhuận của các bên liên doanh gia tăng và nếu như lợi nhuận giảm thì lợi nhuận của các bên liên
doanh cũng giảm tương ứng. Trong khi đó cơng ty mẹ tại Nhật Bản đang đứng bên bờ vực phá sản. Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn nợ cao mà làm ăn khơng hiệu quả thì nguy cơ phá sản là rất lớn.
Như vậy qua phân tích ta thấy Vinastar nên tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ để giảm rủi ro doanh nghiệp, hoặc liên kết, sát nhập với các đơn vị sản xuất linh kiện để tăng vốn chủ sở hữu, tăng năng lực tài chính, có mở rộng kinh doanh sang hướng sản xuất linh kiện phụ tùng để đa dạng hóa ngành nghề sản xuất và giảm thiểu rủi ro về chênh lệch tỉ giá khi tăng đồng đô la.