Chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây” (Trang 33 - 39)

2.2.2.2.1. Nhóm chính sách giới hạn hoặc giảm rủi ro tín dụng

Tuân thủ theo các quy định về giới hạn tín dụng của Bộ luật các TCTD số 07/1997/QHX được Quốc hội kỳ họp khóa X thông qua, BIDV Sơn Tây luôn triệt để tuân thủ về các giới hạn tín dụng với khách hàng. Trong đó, giới hạn cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của chi nhánh tại thời điểm xét duyệt cho vay, giới hạn cho vay đối với nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có. Bên cạnh đó không cho vay đối với các đối tượng thuộc điều 77 và hạn chế cho vay đối với các đối tượng thuộc điều 78 đã ghi trong luật các TCTD.

Ngoài ra tại từng thời kỳ, để đạt mục tiêu kinh doanh BIDV Sơn Tây luôn đưa ra các giới hạn: giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm, về tỷ trọng cho vay đối

với các thành phần kinh tế, thời gian cho vay, cơ cấu tín dụng với khu vực kinh tế trong– ngoài quốc doanh...

Chính sách khách hàng:

Chi nhánh đã xây dựng chính sách khách hàng đối với từng nhóm khách hàng tương ứng với từng mức rủi ro khác nhau căn cứ theo kết quả của hệ thống định hạng tín dụng như đã trình bày tại phần 2.2.1 theo Quyết định số 9488/QĐ- TD3 ngày 01/12/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong đó, chính sách về cấp tín dụng là một trong những nội dung quan trọng của chính sách:

+ Nhóm khách hàng AAA và AA: Với mục tiêu “ Không ngừng tăng cường mở rộng, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV – Chính sách mở rộng, phát triển”, trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo ở mức cao nhất quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên, chi nhánh sẽ đáp ứng tối đa và

kịp thời nhu cầu về tín dụng, bảo lãnh, cho thuê tài chính các loại, trên cơ sở

phải đảm bảo tỷ lệ giới hạn an toàn (về dư nợ, bảo lãnh đối với một khách hàng/nhóm khách hàng...) thông qua các ấn phẩm tín dụng bảo lãnh của BIDV. Đặc biệt, nhóm khách hàng này được xem xét không bị áp dụng các chính sách hạn chế trong việc cấp tín dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh tế mà BIDV Sơn Tây không ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ. Về tài sản đảm bảo, chi nhánh cũng ưu tiên xem xét cho vay, bảo lãnh tối đa đến 100% dư nợ vay, số dư bảo lãnh không có tài sản đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, Ngân hàng nhà nước và ưu đãi lãi suất ở mức tối đa.

+ Nhóm khách hàng nhóm A và BBB: Với mục tiêu “ tiếp tục duy trì và không ngừng phát triển bền vững các mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV – Chính sách duy trì, phát triển”. BIDV đáp ứng kịp thời nhu cầu về tín dụng, bảo lãnh các loại trên cơ sở phải đảm bảo tỷ lệ giới hạn an toàn theo quy định của pháp luật, NHNN. Đặc biệt, nhóm khách hàng này cũng được BIDV xem xét, không bị áp dụng các chính sách hạn chế trong việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực, ngành kinh tế mà BIDV Sơn Tây không ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ. Về tài sản đảm bảo, chi nhánh xem xét cho vay, bảo lãnh tối đa đến 50% dư

nợ cho vay, bảo lãnh không có tài sản đảm bảo, xem xét cho vay với lãi suất thấp.

+ Nhóm khách hàng BB và B: Với mục tiêu “ Tiếp tục duy trì tích cực các mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV – Chính sách duy trì”, BIDV Sơn Tây đáp ứng nhu cầu phù hợp về tín dụng, bảo lãnh trên cơ sở phải đảm bảo tỷ lệ về giới hạn an toàn theo quy định. Ngoài ra, trong quá trình vay vốn, BIDV sẽ xem xét việc hạn chế cấp tín dụng, bảo lãnh hoặc tạm dừng có thời hạn (3-6 tháng) việc cấp tín dụng và bảo lãnh nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo chiều hướng xấu. Về tài sản đảm bảo, 100% dư nợ cho vay mới phải có tài sản đảm bảo. Lãi suất áp dụng trên cơ sở xem xét mức độ rủi ro tín dụng và mức có thể chịu đựng được của khách hàng.

+ Nhóm khách hàng nhóm CCC và CC: Với mục tiêu “ duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV đảm bảo việc thu hồi được nợ vay – Chính sách

rút lui. BIDV Sơn Tây chỉ đáp ứng nhu cầu thực sự hợp lý về tín dụng, bảo

lãnh trên cơ sở phải đảm bảo tỷ lệ giới hạn an toàn theo quy định của pháp luật. Trong quá trình vay vốn, BIDV sẽ xem xét việc hạn chế cấp tín dụng, bảo lãnh hoặc dừng việc cấp tín dụng và bổ sung tài sản đảm bảo đối với khách hàng này nếu nhận thấy hoạt động kinh doanh của khách hàng có chiều hướng xấu đi. 100% dư nợ cho vay mới phải có tài sản đảm bảo, BIDV xem xét mức lãi suất hợp lý so với rủi ro tín dụng phải gánh chịu.

+ Nhóm khách hàng nhóm C và D: Với mục tiêu “ tăng cường các biện

pháp xử lý nợ nhằm thu hồi được nợ vay – Chính sách thu hồi nợ”. BIDV

không cho vay mới bảo lãnh đối với nhóm khách hàng này, đồng thời đặt đối tượng khách hàng này trong diện kiểm soát đặc biệt, tăng cường các hoạt động đôn đốc, thực hiện các biện pháp xử lý nhằm thu hồi được nợ vay của BIDV Sơn Tây.

Chính sách theo ngành, lĩnh vực kinh doanh

Căn cứ vào mục tiêu phát triển tín dụng của chi nhánh từng thời kỳ, trên cơ cơ sở kết quả công tác đánh giá chất lượng tín dụng phân loại theo ngành kinh

doanh của khách hàng tại từng thời kỳ, chi nhánh luôn đưa ra định hướng tín dụng cho từng ngành, lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

+ Ngành điện: Là ngành có nhiều cơ hội, ít rủi ro có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Chi nhánh đã có nhiều chính sách về lãi suất, tài sản đảm bảo...để ưu tiên phát triển tín dụng đối với khu vực này.

+ Ngành dầu khí: Là ngành kinh tế chiến lược, có kim ngạch xuất khẩu

cao, có nhiều tiềm năng phát triển. Dầu khí là nguồn năng lượng quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nhu cầu vốn đầu tư với ngành dầu khí là rất lớn, song ngành có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn như: phát hành trái phiếu, vay nước ngoài...

+ Than và khoáng sản: Là ngành sản xuất thuộc lĩnh vực khai khoáng nên có rất nhiều lợi thế và là một tập đoàn mạnh. Để đẩy mạnh tín dụng đối với khối này, chi nhánh xem xét các chính sách ưu đãi về tín dụng với mục tiêu nâng cao tỷ trọng tín dụng khối than và khoáng sản.

+ Xi măng: Là ngành trụ cột cho phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, tại từng thời điểm, từng khu vực nhất định vẫn có khủng hoảng thừa, hiện nay BIDV Sơn Tây cũng đang tham gia đầu tư dự án xây dựng nhà máy xi măng, vì vậy cần kiểm soát phát triển tín dụng ngành này.

+ Ngành thép: Hiện sản xuất thép chưa đáp ứng tiêu dùng, trữ lượng quặng trong nước đủ lớn để phát triển ngành thép, tuy nhiên chưa có doanh nghiệp đủ năng lực tài chính thực hiện. Hoạt động còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài. Vì vậy, chi nhánh cũng nên cần thận trọng tham gia ngành thép với tỷ trọng phù hợp.

+ Ngành công nghiệp tàu thuỷ: Là ngành đang được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, được đánh giá có nhiều tiềm năng tại Việt Nam, chi nhánh đã và đang tài trợ các dự án lớn thuộc lĩnh vực ưu tiên và có tiềm năng này.

+ Ngành xây lắp: Hiện dư nợ của BIDV Sơn Tây trong lĩnh vực xây lắp còn cao, chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, là lĩnh vực có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Chi nhánh cần kiểm soát tín dụng khối này, từng bước giảm dần dư nợ.

+ Bất động sản: Thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, tuy nhiên có sự bất ổn định, tăng giảm thất thường. Vì vậy, trên cơ sở bám sát chủ trương chính sách của nhà nước, chi nhánh có các biện pháp ứng xử phù hợp. Kiểm soát tín dụng, chỉ xem xét cho vay các doanh nghiệp đầu tư có uy tín, thương hiệu, có chính sách chiến lược đầu tư bài bản, vị trí đầu tư là trung tâm, thuận lợi, tránh đầu tư tràn lan.

+ Xuất khẩu gỗ: Là ngành theo đánh giá có nhiều lợi thế đầu tư, kim ngạch xuất khẩu tăng cao, song đây cũng là lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới cả đầu vào lẫn đầu ra, cần thận trọng đối với những biến động của thị trường thế giới.

+ Thuỷ hải sản: Dư nợ xấu tại BIDV Sơn Tây hiện nay chủ yếu là nợ khối đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ hải sản, BIDV sẽ chuyển dịch dần sang lĩnh vực sản xuất, chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, đây là lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao, có sự tăng trưởng khá ổn định. Xuất khẩu thuỷ hải sản là ngành có thế mạnh của Việt Nam, chi nhánh sẽ có những chính sách hợp lý nhằm nâng cao dư nợ khối ngành này trong tổng dư nợ của BIDV.

+ Xuất khẩu may mặc, da giầy: Là lĩnh vực có vai trò quan trọng, đóng góp xuất khẩu đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận của các Doanh Nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chưa cao, đây là lĩnh vực chịu cạnh tranh rất lớn của thị trường quốc tế, việc tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát tín dụng.

+ Dịch vụ (bao gồm bưu chính viễn thông và du lịch): Đây là lĩnh vực rất có tiềm năng, có nhiều cơ hội phát triển, rủi ro thấp. Trong những năm qua BIDV đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm tăng trưởng về quy mô tín dụng đối với khối này (đi kèm kiểm soát chất lượng tín dụng).

+ Tiêu dùng cá nhân: Hiện BIDV Sơn Tây cũng đã quan tâm đến lĩnh vực này, tuy nhiên việc triển khai còn nhiều hạn chế do: Sản phẩm hiện nay chưa đa dạng, còn thiếu đồng bộ...Định hướng của chi nhánh sẽ phát triển mạnh sản phẩm tín dụng tiêu dùng trên cơ sở tận dụng lợi thế về mạng lưới của mình.

Định hướng tỷ trọng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh sẽ đạt 10% trong tổng dư nợ tín dụng vào năm 2010.

2.2.2.2.2. Nhóm chính sách liên quan đến Phân loại tài sản

Căn cứ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, BIDV đã ban hành quyết định số 2090/QĐ-TDDV3 ngày 26/4/2005 trên cơ sở quyết định số 5645/QĐ-TDDV2 về việc phân loại khách hàng và phân loại nợ theo điều 6 quyết định 493/QĐ-NHNN. Sau 01 năm thực hiện, nhận thấy việc phân loại nợ theo điều 6 (hiện tất cả các NHTM của Việt Nam đang thực hiện) chỉ phân loại được nợ theo hình thái thể hiện nợ bên ngoài hay nói cách khác là thời gian nợ khoản nợ đó nằm ở nợ xấu, chưa đánh giá thực chất khoản nợ. Vì vậy, BIDV nói chung và chi nhánh Sơn Tây nói riêng sẽ xây dựng hệ thống định hạng tín dụng nội bộ nhằm đánh giá chính xác hơn khoản nợ theo đúng thông lệ quốc tế.

Căn cứ quyết định số 9745/NHNN-CNH ngày 14/11/2006 của NHNN về việc chấp thuận cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện chính sách dự phòng theo điều 7 Quyết định số 493/QĐ-NHNN, BIDV đã ban hành quyết định số 9365/QĐ-QLTD4 ngày 27/11/2006 về việc ban hành Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 quyết định 493/QĐ- NHNN căn cứ trên cơ sở kết quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các khoản nợ của khách hàng sẽ phân được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:

Bảng 2.2.2.2.2. Xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Xếp hạng khách hàng theo hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ Phân loại nhóm nợ AAA Nợ nhóm 1 AA A BBB Nợ nhóm 2 BB

B Nợ nhóm 3 CCC CC C Nợ nhóm 4 D Nợ nhóm 5

(Nguồn: Tài liệu QTRR nội bộ BIDV)

Nợ nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng

đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nợ nhóm 2: (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh

giá là có khả năng thu hồi nợ đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nợ nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng

đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được Ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và nợ lãi.

Nợ nhóm 4: (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh

giá là có khả năng tổn thất cao.

Nợ nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân

hàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây” (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w