1.4 .Vai trò của GDTC trong giờ chính khóa
1.7. Tác dụng của tập luyện Sport aerobic
1.7.1. Tác dụng của tập luyện Sport aerobic đối với sự biến đổi các chức năng sinh lý
Bài tập Thể dục aerobic là loại bài tập phát triển toàn diện tố chất vận động, khả năng phối hợp động tác theo nhịp nhạc. Bài tập đa dạng động tác cho từng bộ phận chủ yếu của cơ thể; thực hiện ở các tƣ thế khác nhau (đứng, ngồi, quỳ, nằm); kết hợp các tính chất động và tĩnh, biên độ rộng và hẹp, tốc độ nhanh và chậm, cƣờng độ dùng sức mạnh, co cơ và thƣ giãn… Âm nhạc hoặc nhịp đếm kích thích gây cảm xúc dẫn dắt động tác. Vận động thực hiện kéo dài từ 20 – 45 phút. Lƣợng vận động trong buổi tập với cƣờng độ duy trì nhịp tim 130 – 140 lần/ phút (ở ngƣời có trình độ tập luyện: 160 – 180 lần/ phút). Lƣợng máu lƣu thơng tăng 4 – 7 lần (có thể tăng tới 10 lần so với bình
thƣờng); oxy đƣợc cấp bằng hệ hô hấp tăng từ 2.5 – 5.5 lít; bài tiết thải độc tăng cƣờng. Hệ thống bài tập Thể dục aerobic mới đƣợc giới thiệu bằng phƣơng pháp khoa học do nhà sinh lý học ngƣời Pháp Đêmin (G. De’mine; 1850 – 1917) khởi xƣớng. Thể dục aerobic hiện đại ngày nay đang phát triển, hầu hết các quốc gia chủ trƣơng phổ cập toàn dân.
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà tâm lý học, bác sĩ và các nhà sƣ phạm đã nghiên cứu và cho thấy rằng: Các bài tập Thể dục aerobic có ý nghĩa rất lớn để củng cố sức khoẻ và nâng cao khả năng làm việc. Các chuyển động Thể dục aerobic có khả năng tác động tích cực vào tất cả các hệ cơ quan cơ bản trong cơ thể con ngƣời, cũng nhƣ hình thành nên những phẩm chất tâm lý, phát triển tố chất thể lực cho ngƣời tập
1.7.2. Tác dụng của tập luyện Sport Aerobic đối với sự phát triển các tố chất thể lực
Hoạt động thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực. Các mặt khác nhau đó của năng lực hoạt động thể lực đƣợc gọi là các tố chất thể lực (hay tố chất vận động). Có các tố chất thể lực chủ yếu là sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo và khéo léo. Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất thể lực cũng không thể hiện đơn độc, mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau. Đồng thời, trong phần lớn các môn thể thao, một hoặc một vài tố chất thể lực đƣợc thể hiện rõ rệt nhất, quyết định kết quả của hoạt động chung.
Bài tập Thể dục aerobic, với những đặc điểm riêng về kỹ thuật động tác, tố chất thể lực thể hiện rõ nhất, quyết định tới kết quả của hoạt động là tố chất sức mạnh, sự mềm dẻo và khéo léo.
a. Tố chất sức mạnh: Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng
sự căng cơ. Sức mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào: Số lƣợng đơn vị vận động tham gia vào căng cơ; chế độ co của các đơn vị vận động đó; chiều dài ban đầu của sợi cơ trƣớc lúc co.
Để bài tập Sport Aerobic phát triển sức mạnh đƣợc thực hiện hiệu quả, cần tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu sau:
- Tƣ thế ban đầu để thực hiện động tác phải đúng.
- Thực hiện các động tác chính xác về biên độ, hƣớng, chuyển động. - Thực hiện cho đến khi không thể làm đƣợc nữa.
- Tập luyện các bài tập có tác dụng cân đối tất cả các nhóm cơ trong cơ thể.
- Tác dụng của bài tập sẽ khác nhau, nếu nhƣ chúng ta thay đổi về hình thức, dạng của bài tập. Nếu chúng ta muốn cơ tăng trƣởng, bài tập đƣợc tập nhịp độ trung bình, có thêm trọng lƣợng phụ từ 0.5 đến 2.5kg. Nếu muốn phát triển về sức mạnh mà cơ, khơng thay đổi về độ lớn, thì nên tập các bài tập trong nhịp độ thực hiện nhanh. Thở đều, nhịp
nhàng trong khi tập, không nên nhịn thở. Sau bài tập sức mạnh, cần sắp xếp các bài tập độ dẻo để kéo giãn các nhóm cơ vừa tập.
Ngồi ra, để có thể duy trì bài tập với các động tác sức mạnh phối hợp với vũ đạo thay đổi liên tục trong thời gian 1 – 3 phút, ngƣời tập Thể dục aerobic cần phải chú ý phát triển sức mạnh – bền của cơ thể.[ 31]
b. Đối với tố chất mềm dẻo: Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên
độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thƣớc đo năng lực mềm dẻo.
Có độ dẻo tốt sẽ giúp các em phần nào tránh đƣợc chấn thƣơng trong cuộc sống và tập luyện mơn Thể dục aerobic. Bởi vì, nếu cơ khơng đủ mạnh, khớp khơng có sự linh hoạt, ngƣời tập rất dễ gặp phải những chấn thƣơng thể thao khi tập luyện nhƣ: căng cơ, giãn dây chằng, sái khớp, bong gân…
Ngồi ra, có độ dẻo tốt khiến cho các cử động cơ thể trở nên uyển chuyển, đẹp đẽ. Để tăng chỉ số của độ dẻo, cần phải tập luyện trong từng giờ học và củng cố ít nhất 2 – 3 lần tập trong một tuần. Biên độ thực hiện động tác phải đƣợc tăng từ từ, để tránh gây chấn thƣơng cho ngƣời tập.
c. Năng lực phối hợp vận động: Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp
các tiền đề của VĐV (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này trƣớc hết đƣợc xác định thơng qua q trình điều khiển (các q trình thơng tin) và đƣợc vận động viên hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác nhƣ sức mạnh, sức nhanh và sức bền. Năng lực phối hợp vận động của vận động viên thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lƣợng cũng nhƣ việc hoàn thiện, củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao.
Các bài Thể dục Aerobic đều giúp phát triển khả năng phối hợp vận động của ngƣời tập. Đó là các động tác độ khó có yêu cầu cao về kỹ thuật, các động tác chuyển tiếp, liên kết, các vũ đạo aerobic, mà đòi hỏi ngƣời thực hiện phải làm chủ đƣợc kỹ thuật; đó là các bài tập mô phỏng động tác, đƣợc thực hiện trong một thời gian tối thiểu, nhằm đƣa ngƣời tập làm chủ một động tác mới.