Hố chất Sử dụng trong nơng
nghiệp ở Mỹ
Sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam Ghi chú
Tác nhân màu da cam 2.2 15-30 Cao gấp
15 lần
Tác nhân màu trắng 0.6 16-18 Cao gấp
30 lần
Tác nhân màu xanh 5.6 3-8 Cao gấp
15 lần
Bromacil - 15-30
Monuron - 20-30
Nguồn: J.B. Neulands, 1972
Bảng 1.7: Lượng thuốc trừ sâu trong các mẫu nước (mg/ml) STT Nơi lấy mẫu HCB Lindane Aldrin DDE DDT
1 Tây Tựu 0.0011 - - - 0.007
2 Song Phượng 0.0065 0.01 - 0.009 0.007
3 Cầu Diễn - - - 0.005 -
4 Quảng An - 0.008 - - 0.005
5 Dong Lao 0,0021 - - - 0.006
Nguồn: Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường - 2011
Mặc dù các thuốc trừ sâu POPs đã bị hạn chế sử dụng từ 1992, tuy nhiên mức dư lượng của chúng vẫn còn khá cao.
Bảng 1.8: Mức dư lượng HCH và DDT trong đất, nước và khơng khí ở các vùng lân cận các kho trừ sâu cũ tại vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội Dạng mẫu phân tích Số lượng mẫu HCH DDT Đất 423 0.3 – 7.1 (mg/kg) 0.02 – 22 (mg/l) Nước 120 0.15 – 8.1 (mg/l) 0.01 – 6.5 (mg/l) Khơng khí 144 0.07 – 0.20 (mg/m3) 0.06 – 0.40 (mg/m3) Nguồn: Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, 1996
Theo ước tính, hiện nay nước ta cịn khoảng 108 tấn hoá chất BVTV nguy hại ở trong kho và 55.000m3 đất nhiễm hoặc lẫn các loại hoá chất BVTV rải rác ở 23 tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang [15]. Con số này chỉ tính riêng cho những hố chất thuộc nhóm 12 hợp chất hữu cơ khó phân huỷ trong mơi trường. Trên thực tế lượng thuốc BVTV nhóm POPs cịn cao gấp nhiều lần. Đây là lượng hoá chất tồn lưu từ thời chiến tranh chưa được xử lý. Trải qua hàng chục năm, do quy cách bảo quản chưa đúng và nhận thức còn kém của người dân nên các loại hoá chất này đã lan toả ra diện rộng, xâm nhập vào mọi chu trình sinh học, địa chất, khí tượng và đến với con người.
Vũ Đức Thảo và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ trong đất tại một số tỉnh từ Bắc vào Nam từ năm 1990 đến năm 2007 cho thấy nồng độ DDT và HCH trong đất nông nghiệp cao hơn so với nồng độ các chất này trong đất tại các khu vực đô thị và miền núi, đồng thời theo thời
gian từ năm 1990 đến nay nồng độ DDT và HCH trong đất cũng giảm dần [17]. Ngoài lượng thuốc BVTV tồn dư này, hàng năm chúng ta cịn đưa vào mơi trường hàng nghìn tấn thuốc BVTV để bảo vệ năng cây trồng. Theo Cục bảo vệ thực vật thống kê, hàng năm nước ta sử dụng khoảng 20.000 đến 25.000 tấn thuốc BVTV các loại. Nếu tính nồng độ thuốc khoảng 2% thì diện tích canh tác 7 triệu ha thì 01 ha đã sử dụng 11.104 lít thuốc 2%/ha/năm [4]. Theo Phạm Bình Quyền và cộng tác viên (1995) thì lượng phun thuốc ở vùng rau Đà Lạt là 5,1-13,5 kg/ha, vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long là 1,5-2,7 kg/ha, chè ở Hồ Bình là 3,2-3,5 kg/ha. Với việc sử dụng hoá chất như vậy thì việc tồn dư là khơng thể tránh khỏi.
Kết quả kiểm tra một số mẫu rau quả tại một số chợ đầu mối tại các thành phố lớn cho thấy dư lượng thuốc BVTV các loại có nhiều trong các mẫu rau, vượt hàng chục lần giới hạn cho phép. Nhất là các loại rau ăn lá như cải ngọt, mồng tơi, cải bẹ xanh, cải thảo... Trên các loại trái cây thì đáng kể nhất là nho, sau đó là táo, ổi, cam quýt. Dư lượng các loại thuốc BVTV quá cao không những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người mà còn tác động tới môi trường. Các cuộc điều tra nghiên cứu đều cho thấy, dư lượng thuốc BVTV trong đất làm giảm đáng kể mật độ giun đất và các hệ VSV, làm chết cua cá. Như vậy việc sử dụng hoá chất BVTV trong sản xuất không thể không chú ý tới mặt trái của nó. Muốn hạn chế tối đa tác hại của thuốc BVTV, mà vẫn phát huy được mặt tích cực của nó, cần thực hiện đúng ngun tắc “chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết, đến ngưỡng kinh tế và tuân thủ triệt để quy định kỹ thuật về sử dụng thuốc”. Bên cạnh đó chúng ta cần một giải pháp tối ưu, khoa học để sao cho tận dụng được tối đa lợi ích của nó đối với con người, nhưng đồng thời cũng giảm thiểu tối đa tác hại của nó đối với mơi trường.
1.2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý hoá chất BVTV ở Việt Nam và Nghệ An
1.2.2.1. Ở Việt Nam
Thuốc BVTV nhóm POPs đang có mặt ở hầu hết các vùng với số lượng lớn. Đây là những chất khó phân hủy, tồn tại nhiều năm trong môi trường đất, nước, khơng khí và có khả năng di chuyển qua khoảng cách lớn. Đặc biệt, nó xâm nhập và tích lũy trong cơ thể con người và động vật gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới
Theo quy định của công ước Stockholm, POPs được phân chia làm 3 loại chính với 12 chất gồm chất dùng trong hoạt động công nghiệp PCBs, 9 loại hóa chất BVTV và các chất phát sinh không chủ định như dioxin, furan. Trong số các chất POPs thì PCBs, DDT, dioxin, Furan là những chất đặc biệt độc hại. Sự phát sinh các chất độc hại này vừa có thể kiểm sốt, vừa khơng thể kiểm soát được, do vơ tình hoặc chủ định nhưng chủ yếu là từ thuốc BVTV, từ hoạt động phát triển kinh tế xã hội và hóa chất tồn lưu sau chiến tranh [5].
Khủng khiếp nhất vẫn là sự tồn đọng một lượng khá lớn thuốc BVTV ngay trong môi trường sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ những năm 40, hóa chất BVTV đã bắt đầu được sử dụng ở nước ta, càng ngày số lượng và chủng loại các chất này càng tăng. Nếu như vào những năm 50, mỗi năm chỉ có khoảng 1000 tấn thuốc BVTV được sử dụng, thì đến những năm 80, con số này đã tăng lên 100 lần và ngày càng tăng với số lượng lớn. Đến năm 1995 lượng thuốc BVTV được sử dụng đã tăng lên hơn 30.000 tấn mỗi năm [12][17]. Ở nước ta, có gần 90% diện tích canh tác có sử dụng hóa chất BVTV. Riêng từ năm 2000 đến nay, mỗi năm đã có khoảng hơn 36.000 tấn thuốc BVTV được sử dụng phục vụ trong nơng nghiệp. Trong số các hóa chất BVTV được sử dụng đó thì thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều hơn cả về số lượng và độ đa dạng với 123 hoạt chất và hơn 200 thương phẩm. Tiếp đó, phải kể đến các loại thuốc trừ sâu hại cây trồng, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc dẫn dụ côn trùng, hợp chất trừ mối, bảo quản lâm sản và chất khử trùng kho. Hiện nay, lượng hố chất BVTV POPs cịn tồn đọng là hơn 13 tấn dạng bột và 42 lít dạng lỏng, chiếm khoảng 13,8% tổng lượng hóa chất tồn lưu ở nước ta hiện nay, trong đó riêng chất DDT đã chiếm tới hơn 10 tấn [16].
Các chất này rất ổn định về cấu trúc hóa học nên tồn tại rất bền vững và có thể ln chuyển trong mơi trường. Đặc biệt nó cịn tích lũy trong cơ thể con người và động vật qua dây chuyền thức ăn. Thời gian phân hủy và chuyển hóa của chúng có thể kéo dài hàng chục năm và để lại những hậu quả, di chứng nặng nề cho con người và động vật. Chính vì vậy mà trong nhiều năm trở lại đây, nhà nước đang cố gắng đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề quản lý và xử lý lượng hóa chất nhóm POPs đã và đang được đưa vào trong môi trường ở nước ta.
Theo thống kê, trên thị trường có khoảng 22.000 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV. Trung bình mỗi tỉnh có 400 đến 500 cửa hàng, rải đều trên diện rộng ở tất cả các xã, phường, vùng sâu, vùng xa nên việc quản lý rất khó khăn. Do là mặt hàng hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện nên buộc các cá nhân kinh doanh thuốc BVTV phải có chứng chỉ hành nghề theo quyết đinh của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nơng thơn. Cá nhân bn bán thuốc BVTV phải có bằng từ trung cấp đến đại học về nơng nghiệp, hoặc phải có chứng chỉ đào tạo trong 3 tháng về thuốc BVTV. Nhưng theo thống kê của Cục BVTV, hiện chỉ có 80% cá nhân buôn bán thuốc BVTV được cấp chứng chỉ hành nghề, 20% hoạt động bn bán thuốc BVTV khơng có chứng chỉ, chủ yếu tập trung ở các cửa hàng nhỏ, lẻ vùng sâu vùng xa, rất khó kiểm sốt. Khơng chỉ vậy, rất nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV (có giấy phép hoặc khơng có giấy phép) đang buôn bán trái phép các loại hóa chất BVTV nằm trong danh mục cấm sử dụng, các hóa chất bao bì khơng có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng.
Để xảy ra tình trạng này một phần là do phân cấp quản lý còn chưa thống nhất, các quy định pháp luật còn nhiều bất cập. Việc kiểm tra thuốc BVTV từ trước tới nay chỉ mang tính chiếu lệ do năng lực của các cơ quan quản lý ở các địa phương còn rất yếu. Nói như vậy khơng có nghĩa việc quản lý hóa chất BVTV ở nước ta đang hoàn toàn bị bng lỏng mà điều đó do nhiều ngun nhân khác nhau như ý thức của người kinh doanh, người sử dụng thuốc cịn kém và thiếu kinh phí. Ngồi ra cịn phải tìm chỗ chứa cho lượng thuốc BVTV nhập lậu bị thu hồi. Thuốc BVTV không phải như hàng hóa khác có thể để bất cứ chỗ nào, vì nó ln bốc mùi gây ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Năm 2007, được sự tài trợ của UNDP, dự án nâng cao năng lực quản lý và xử lý an tồn hóa chất BVTV nhóm POPs. Người ta đã thống kê được số thuốc BVTV tồn lưu trong kho có mái che (gần 108 tấn), 4 tấn thuốc BVTV chôn lấp dưới đất (tương đương gần 1.000m3 đất) và diện tích đất bị ơ nhiễm do hóa chất BVTV khoảng 55 nghìn m2 (Đây chỉ là con số ít ỏi so với hàng chục nghìn tấn thuốc DDT, 666 vào nước ta bằng nhiều con đường) [1]. Để xử lý lượng hóa chất tồn dư và diện
Nghệ và các cơ quan có liên quan tại các tỉnh để tìm ra phương án giải quyết tối ưu. Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội của từng vùng mà các phương án được lựa chọn khác nhau. Đối với những vùng bị ô nhiễm trên diện rộng như các vùng sử dụng quá nhiều hoá chất BVTV trong nông nghiệp, hoặc do sự lan tỏa theo nguồn nước từ các kho chứa khơng an tồn thì người ta có thể sử dụng VSV hay thực vật để xử lý. Còn với số thuốc chứa trong các kho thì có thể sử dụng biện pháp tiêu hủy bằng lị đốt, phương pháp điện hố, phương pháp tiêu hủy bằng tia cực tím... những biện pháp này đã cho những kết quả khá khả quan [1]. Đồng thời xoá bỏ tâm lý hoang mang để người dân yên tâm sản xuất.
Tuy nhiên, dù là sử dụng biện pháp nào thì điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Nếu như sau khi xử lý mà các chất độc hại này vẫn tiếp tục được đưa vào mơi trường thì những cố gắng trước đó coi như khơng có. Chính vì vậy nhà nước phải biết kết hợp giữa quản lý với tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để vấn đề về tác hại của thuốc BVTV không còn là nỗi lo thường trực của mọi người.
1.2.2.2. Ở Nghệ An
Trong những năm từ 1960-1980 tồn tỉnh có 400-435 xã, mỗi xã có một đến hai hợp tác xã (HTX), có xã có 3-4 HTX như xã Hưng Tây (Hưng Nguyên), xã Kim Liên (Nam Đàn), xã Tây Phú (Diễn Châu),... và gần 20 nông trường quốc doanh, mỗi nơng trường có từ 9-14 đội sản xuất. Thời bấy giờ, do chế độ bao cấp nên từ tỉnh, huyện, xã và nơng lâm trường đều có các kho thuốc BVTV để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ mùa màng. Ngoài ra một số cơ quan, đơn vị quân đội dùng hóa chất BVTV (chủ yếu là DDT, 666) đưa vào phòng chống mối ở các kho tàng lưu trữ thuốc súng, thuốc đạn, các bệnh viện và nhà ở. Hiện nay sơ bộ đã thống kê được trên địa bàn tỉnh có hơn 50 địa điểm là kho, bãi chứa DDT, 666 trước đây. Tập trung nhiều nhất là vùng huyện Nghi Lộc, Nghĩa Đàn vì nơi đây thời bao cấp có gần 10 nơng trường chuyên trồng cây thông, và các loại cây cần sử dụng một lượng lớn các hóa chất BVTV. Các huyện Đô Lương, Yên Thành, Nam Đàn có từ 3 đến 5 điểm kho chứa hóa chất BVTV, ngay các bệnh viện lao, giao thông thời kháng chiến chống Mỹ sơ tán về đây cũng có nơi cất giữ DDT, 666 nhưng sau chuyển đi,
số hóa chất vương vãi khơng được xử lý. Ngoài ra ở Nghệ An, những năm 60, 70 của thế kỷ trước, các huyện miền núi như Tương Dương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quế phong... bị dịch bệnh sốt rét hoành hành nên ngành y tế cũng đã sử dụng một khối lượng không nhỏ hóa chất BVTV để diệt cơn trùng, phịng, chống sốt rét.
Hình 1.3. Hố chất BVTV cịn tồn dư trong mơi trường đất
ở HTX nông nghiệp Nghi Trung
Do nhận thức, hiểu biết thời bấy giờ về mặt trái của hóa chất BVTV cịn hạn chế nên hệ thống kho tàng lưu chứa thuốc BVTV hầu hết được xây dựng một cách tạm bợ, khơng có quy hoạch, khoanh vùng, nhiều kho nằm trong khu vực đông dân cư hoặc sản xuất nơng nghiệp. Trong q trình phân phối, việc đổ vỡ, rơi vãi hóa chất BVTV ở các nền kho và khu vực lân cận kho diễn ra thường xuyên. Mặt khác, vì chưa hiểu tác hại của thuốc BVTV nên nhiều tổ chức, cá nhân còn xử lý thuốc BVTV quá hạn sử dụng bằng cách chôn lấp tùy tiện [8].
Các kho chứa và các địa điểm tồn lưu thuốc BVTV hầu hết nằm trong khu vực dân cư nên đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe người dân. Theo điều tra của Sở Tài Nguyên - Mơi Trường tỉnh Nghệ An thì đất và nguồn nước tại những địa điểm này có hàm lượng thuốc BVTV vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ hàng chục đến hàng trăm lần. Tuy nhiên, do nhận thức cịn kém và khơng được cảnh báo về mức độ nguy hiểm khi sinh sống tại đây, nên càng ngày số hộ dân ở đây ngày càng tăng lên. Chỉ tới khi tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ở những
cầu các cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết.
Một vấn đề khác đáng quan tâm hiện nay trên địa bàn tỉnh là tình trạng kinh doanh, bn bán thuốc BVTV đang bị bng lỏng. Bên cạnh việc thường xun có gần 150 cơ sở kinh doanh thì số bn bán nhỏ lẻ theo mùa vụ khá phổ biến, có năm thống kê lên tới khoảng 400 cơ sở. Mặt hàng thuốc BVTV lưu thông trên thị trường Nghệ An đủ các chủng loại, trong đó các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ được bày bán tràn lan tại các thị trấn, thị tứ. Điều này đã làm cho việc quản lý thuốc BVTV trên địa bàn trở nên khó khăn. Khơng chỉ vậy, vì Nghệ An là tỉnh có khu vực giáp với các nước khác khá nhiều nên tình trạng nhập lậu các loại thuốc BVTV cấm sử dụng, các loại thuốc khơng có nguồn gốc xuất xứ rất khó được kiểm sốt chặt chẽ. Mà người dân thì chỉ cần thấy lợi nhuận là họ sẽ sử dụng các loại thuốc này, không cần biết mức độ độc hại của nó ra sao, và nó có bị cấm hay khơng. Chính vì vậy mà cơng tác tun truyền, nâng cao nhận thức của người dân về mức độ nguy hại của các loại thuốc BVTV đang được tiến hành mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Bên cạnh việc tuyên truyền thì cơng tác quản lý các hoạt động kinh doanh, mua bán thuốc BVTV ở trên địa bàn tỉnh được siết chặt hơn. Đồng thời việc xử lý các kho