Sự ô nhiễm hoá chất BVTV sau chiến tranh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 33 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVT Vở Việt Nam

1.2.1. Sự ô nhiễm hoá chất BVTV sau chiến tranh ở Việt Nam

Trong chiến tranh có 3 loại thuốc trừ cỏ đã được sử dụng ở Việt Nam là tác nhân màu da cam, tác nhân màu xanh và tác nhân màu trắng. Theo thống kê của quân đội Mỹ thì lượng thuốc trừ cỏ đã được sử dụng trong chiến tranh là 17.585.1788 galon (1 galon ≈ 3,785411784 lít) và vì lý do bí mật quân sự con số này chưa hồn tồn chính xác. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu năm 1967 của MRI, NAS (1974) và Young (1988) được công bố bởi Nhà xuất bản khoa học Mỹ thì lượng thuốc trừ cỏ đã được sử dụng ở Việt Nam như sau:

Bảng 1.4: Các thuốc trừ cỏ chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trong thời kỳ 1962 – 1971

Tên hoạt chất Tên thương phẩm Lượng phun

(Galon) Năm

Tác nhân màu đỏ tía 2,4-D và 2,4,5-T 145,000 1962-1964 Tác nhân màu xanh (Phytar 560-G) Cacodylic acid 1,124,307 1962-1971 Tác nhân màu hồng 2,4,5 - T 122,792 1962-1964

Tên hoạt chất Tên thương phẩm Lượng phun

(Galon) Năm

Tác nhân màu xanh lá cây 2,4,5 - T 8,208 1962-1964 Tác nhân màu da cam I

Tác nhân màu da cam II 2,4 – D và 2,4,5 - T 11,261,429 1965-1970 Tác nhân màu trắng

(Tordeon - 101) 2,4 – D; Pichoram 5,246,502 1965-1971

Nguồn: US.NAS - 1997

Bảng 1.5: Lượng thuốc trừ cỏ đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam

Hoá chất CRAIG (1975) NAS (1974) WESTING (1976) YOUNG (Quân đội Mỹ)

Tác nhân màu da cam 10,645,904 11,266,929 11,712,860 10,630,428 Tác nhân màu trắng 5,632,904 5,274,129 5,234,083 5,764,215 Tác nhân màu xanh 1,149,740 1,137,470 2,161,456 1,190,585

Tác nhân màu đỏ tía - - - 145,000

Tác nhân màu hồng - - - 122,792

Tác nhân màu xanh lá cây - - - 8,206

Tổng 14,432,554 18,936,068 19,114,169 17,801,223

Nguồn: US.NAS - 1997

Liều lượng thuốc trừ cỏ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với lượng khuyến cáo sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại Mỹ.

Bảng 1.6: Lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng

Hoá chất Sử dụng trong nông

nghiệp ở Mỹ

Sử dụng trong chiến

tranh ở Việt Nam Ghi chú

Tác nhân màu da cam 2.2 15-30 Cao gấp

15 lần

Tác nhân màu trắng 0.6 16-18 Cao gấp

30 lần

Tác nhân màu xanh 5.6 3-8 Cao gấp

15 lần

Bromacil - 15-30

Monuron - 20-30

Nguồn: J.B. Neulands, 1972

Bảng 1.7: Lượng thuốc trừ sâu trong các mẫu nước (mg/ml) STT Nơi lấy mẫu HCB Lindane Aldrin DDE DDT

1 Tây Tựu 0.0011 - - - 0.007

2 Song Phượng 0.0065 0.01 - 0.009 0.007

3 Cầu Diễn - - - 0.005 -

4 Quảng An - 0.008 - - 0.005

5 Dong Lao 0,0021 - - - 0.006

Nguồn: Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường - 2011

Mặc dù các thuốc trừ sâu POPs đã bị hạn chế sử dụng từ 1992, tuy nhiên mức dư lượng của chúng vẫn còn khá cao.

Bảng 1.8: Mức dư lượng HCH và DDT trong đất, nước và khơng khí ở các vùng lân cận các kho trừ sâu cũ tại vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội Dạng mẫu phân tích Số lượng mẫu HCH DDT Đất 423 0.3 – 7.1 (mg/kg) 0.02 – 22 (mg/l) Nước 120 0.15 – 8.1 (mg/l) 0.01 – 6.5 (mg/l) Khơng khí 144 0.07 – 0.20 (mg/m3) 0.06 – 0.40 (mg/m3) Nguồn: Cục Y tế dự phịng – Bộ Y tế, 1996

Theo ước tính, hiện nay nước ta cịn khoảng 108 tấn hố chất BVTV nguy hại ở trong kho và 55.000m3 đất nhiễm hoặc lẫn các loại hoá chất BVTV rải rác ở 23 tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang [15]. Con số này chỉ tính riêng cho những hố chất thuộc nhóm 12 hợp chất hữu cơ khó phân huỷ trong môi trường. Trên thực tế lượng thuốc BVTV nhóm POPs cịn cao gấp nhiều lần. Đây là lượng hoá chất tồn lưu từ thời chiến tranh chưa được xử lý. Trải qua hàng chục năm, do quy cách bảo quản chưa đúng và nhận thức còn kém của người dân nên các loại hoá chất này đã lan toả ra diện rộng, xâm nhập vào mọi chu trình sinh học, địa chất, khí tượng và đến với con người.

Vũ Đức Thảo và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ trong đất tại một số tỉnh từ Bắc vào Nam từ năm 1990 đến năm 2007 cho thấy nồng độ DDT và HCH trong đất nông nghiệp cao hơn so với nồng độ các chất này trong đất tại các khu vực đô thị và miền núi, đồng thời theo thời

gian từ năm 1990 đến nay nồng độ DDT và HCH trong đất cũng giảm dần [17]. Ngoài lượng thuốc BVTV tồn dư này, hàng năm chúng ta còn đưa vào mơi trường hàng nghìn tấn thuốc BVTV để bảo vệ năng cây trồng. Theo Cục bảo vệ thực vật thống kê, hàng năm nước ta sử dụng khoảng 20.000 đến 25.000 tấn thuốc BVTV các loại. Nếu tính nồng độ thuốc khoảng 2% thì diện tích canh tác 7 triệu ha thì 01 ha đã sử dụng 11.104 lít thuốc 2%/ha/năm [4]. Theo Phạm Bình Quyền và cộng tác viên (1995) thì lượng phun thuốc ở vùng rau Đà Lạt là 5,1-13,5 kg/ha, vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long là 1,5-2,7 kg/ha, chè ở Hồ Bình là 3,2-3,5 kg/ha. Với việc sử dụng hố chất như vậy thì việc tồn dư là không thể tránh khỏi.

Kết quả kiểm tra một số mẫu rau quả tại một số chợ đầu mối tại các thành phố lớn cho thấy dư lượng thuốc BVTV các loại có nhiều trong các mẫu rau, vượt hàng chục lần giới hạn cho phép. Nhất là các loại rau ăn lá như cải ngọt, mồng tơi, cải bẹ xanh, cải thảo... Trên các loại trái cây thì đáng kể nhất là nho, sau đó là táo, ổi, cam quýt. Dư lượng các loại thuốc BVTV quá cao không những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người mà cịn tác động tới mơi trường. Các cuộc điều tra nghiên cứu đều cho thấy, dư lượng thuốc BVTV trong đất làm giảm đáng kể mật độ giun đất và các hệ VSV, làm chết cua cá. Như vậy việc sử dụng hoá chất BVTV trong sản xuất không thể không chú ý tới mặt trái của nó. Muốn hạn chế tối đa tác hại của thuốc BVTV, mà vẫn phát huy được mặt tích cực của nó, cần thực hiện đúng nguyên tắc “chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết, đến ngưỡng kinh tế và tuân thủ triệt để quy định kỹ thuật về sử dụng thuốc”. Bên cạnh đó chúng ta cần một giải pháp tối ưu, khoa học để sao cho tận dụng được tối đa lợi ích của nó đối với con người, nhưng đồng thời cũng giảm thiểu tối đa tác hại của nó đối với mơi trường.

1.2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý hoá chất BVTV ở Việt Nam và Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)