Thời gian đồng hiện

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 54 - 57)

Thời gian đồng hiện là thuật ngữ chỉ dạng thức khi thời gian hiện tại và quá khứ được thể hiện cùng lúc, soi chiếu vào nhau. Hiện tại gợi lại những hình ảnh, hồi ức của quá khứ và quá khứ hội tụ, trở về trong hiện tại, vừa tạo nên sự cộng hưởng, vừa tạo nên sự dung dằng trong cảm xúc nhân vật. Những dịng hồi tưởng khơng chỉ đơn giản là đẩy lùi ra những phạm vi thời gian của trần thuật sự kiện mà trái lại, nó cịn tạo ra khả năng soi chiếu, đối thoại giữa hiện tại và q khứ và có thể nhìn thấy cả tương lai nhân vật.

Các nhân vật của Thuận sống trong thế giới hiện tại nhưng luôn gợi nhớ những ký ức đã qua. Quá khứ đeo bám hiện tại càng tô đậm thêm nỗi buồn và khổ đau trước mắt. Thời gian đồng hiện được Thuận sử dụng thành thời gian đối sánh - quy chiếu về nhân vật. Điều này được thể hiện rõ ở nhân vật “tao” với Vĩnh, Pema với anh người yêu phóng viên… Mina (ở quá khứ gắn với ký ức của “tao” và ở hiện tại gắn với tưởng tượng của “tao).

Những nhân vật trong Thư gửi Mina sống trong khơng, thời gian lắp ghép, mảnh vỡ. Đó là kiểu thời gian phi tuyến tính, đồng hiện, được sử dụng đặc biệt hiệu quả trong văn học hiện đại, hậu hiện đại để phơi bày số phận con người trước những áp lực của đời sống hiện đại.

Sự đồng hiện thời gian thường gắn với sự lặp lại hình ảnh. Trong Thư gửi Mina là sự lặp lại hình ảnh khn mặt Mina, Vĩnh, Pema… trong nhiều phần, nhưng tính biểu cảm của chúng lại không giống nhau. Nét chung trên khuôn mặt của họ là bi kịch, nhưng bi kịch rất khác nhau. Các bức thư của “tao” gửi cho Mina khơng có thư trả lời, giữa thời điểm gửi thư và thời điểm chia tay đã hơn mười lăm năm, nên hình ảnh nhân vật Mina chỉ những năm học đại học là thực, còn lại chỉ xuất hiện trong tưởng tượng của “tao”. Bi kịch ở Mina là sự khắc khoải của phận người bị chính trị, tơn giáo, chiến tranh giày xéo. Ngay từ bức thư đầu tiên (Paris, ngày 19 tháng 10 năm 2016), ký ức về thời gian đã được “tao” nhắc đến với tất cả sự cảm động: “Khi tao chân ướt chân ráo từ Việt Nam sang, mày đã lên năm thứ tư… và mặt mày già câng”. Khuôn mặt của Mina được cụ thể hóa rõ hơn về nhan sắc: “Mơi mày tái, má mày nhợt, mắt mày bé và lông mi mày không cong”. Nhưng đối lập với nhận xét của “tao” về ngoại hình của Mina là một tình cảm trực giác tin cậy: “Thế nhưng ngay lập tức tao thấy quý mày… Với tao, mày mãi mãi là đứa bạn nước ngồi nói tiếng Nga nhanh nhất, hóm nhất, bố láo nhất, đáng yêu nhất”. Khoảng hai mươi năm sau, khuôn mặt Mina lại được tái hiện qua tưởng tượng: “Tao tưởng tượng mày một tay ôm túi, một tay ôm bị,… mặt mũi rúm ró, áo váy nhàu nhĩ như tất cả phụ nữ đang ngồi trong túp lều nhựa ngó mưa rơi…”. Thời gian trần thuật lại trở về quá khứ, về một Mina không trùm khăn che đầu, bị bọn con trai đồng hương đánh khơng biết bao nhiêu lần vì “cặp với một thằng sinh viên nước ngồi, cứ khơng phải là Afghanistan là mày bị chúng nó cho no địn”, nhưng mày bảo: “Mày khơng chấp, mày đếch sợ bị ốnh. Mày cứ đi chơi với thằng kia”. Chưa dừng lại ở đó, Mina cịn là con người phản kháng: “Tơn giáo là cái gì. Ném đá, chặt tay, cũng chả là cái quái gì. Sharia hay lynch mày quên từ lâu rồi. Tao nghe mày mà lòng thán phục. Tao thấy mày ốch vơ cùng, một mình dám chống lại mấy chục thằng đồng hương to khỏe. Thán phục đến nỗi cứ tối thứ Bảy tao lại ngoan ngỗn vác xác đi đâu đó ngủ nhờ nhường phịng cho mày”. Trong bức thư cuối cùng (Paris, ngày 20 tháng 12 năm 2017), “tao” đã nói về Mina, khơng phải với tư cách là một người bạn mà là về một nhân vật: “Từ một cá tính như Mina, nhất định sẽ ra đời một nhân vật độc đáo. Tao sẽ chẳng cần chỉnh sửa gì mấy, bởi vì các tình huống ly kỳ của mày, các hoàn cảnh, các thăng trầm, biến cố, hiểm nguy mà chỉ những ai từng sống ở

lị lửa Trung Đơng mới có dịp trải nghiệm, tất cả đều nóng rực, sống động, lơi cuốn hơn mọi hư cấu, và đương nhiên hơn hẳn cái hiện thực mà chúng tao đương sống đây, cái hiện thực tẻ nhạt thường xuyên phải cầu cứu nước xốt của cảm xúc và các gia vị linh tinh mà người ta gán cho cái tên mỹ miều là “sáng tạo” [64, tr.345]. Như vậy, từ hiện tại trở về quá khứ rồi quay lại hiện tại và tiếp tục trở về quá khứ, chỉ hơn một trang viết thơi, nhưng gần như tồn bộ những nét cơ bản của con người Mina đã được giới thiệu với người đọc. Qua nhân vật Mina, người đọc thấy được thời gian hiện tại và quá khứ đan cài và soi chiếu cho nhau, quá khứ sống lại trong hiện tại và hiện tại trở về trong quá khứ, tạo nên sự cộng hưởng về cảm xúc cho người đọc.

Thời gian đồng hiện ở nhân vật Pema là khát vọng sống mãnh liệt, tình u dữ dội nhưng lại bị ngăn cách bởi khơng gian và thời gian, con người cơ phân vân giữa lịng tự hào và sự ích kỷ, nhiều khi để cho sự cả tin đánh lừa. Trong tiểu thuyết, Pema được mô tả ở thời gian quá khứ tiếp diễn, qua lời kể của “tao”: “Pema bạn tao đang sống ở Sài Gòn”, “Pema bạn tao làm nghề cầm bút…”, “Pema bảo tao…”. Pema yêu một anh phóng viên chiến trường thường trú tại Afghanistan, nên cơ muốn tìm hiểu về đất nước này. Thời gian đầu chưa có gì xảy ra, nhưng càng về sau, sự hiểu biết về chiến tranh ngày càng làm cho cô khiếp sợ. Sự ám ảnh không, thời gian về một thủ đô Kabul sặc mùi bom đạn khiến Pema trở thành một người khác: “Pema bảo ba tháng kỳ lạ ấy, nó cảm giác khơng phải đang sống ở Sài Gịn mà ở Kabul, một thành phố ảo nơi những con đường đã mất biển ghi tên, nơi thần chết lượn lờ mọi ngõ ngách, vào bất cứ giờ nào trong ngày, không tha bất kỳ ai, nơi những cơ hồn lang thang tìm người thân trong những phịng ngủ gối đệm bị bom cày vụn như tương. Nó bảo mỗi ngày chục lần, nó vào mạng xem tin về thủ đơ của Afghanistan…” [64, tr.28-29]. Có lúc, Pema hình dung anh nhà báo chiến tranh của cô đang ở “một lớp học cuối cùng trong một ngôi trường tiểu học cuối cùng của khu Char Qalar” giữa mùi sách vở cháy. Từ Kabul, thời gian quay ngược trở lại Sài Gịn năm 1975, dù chỉ một thống thơi, nhưng nó lại gợi về những ký ức “khơng thể nào quên” của người dân miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ: “Pema bảo mùi sách vở cháy nó khơng lạ, ngày bé có lần cả tuần liền, nó theo bà ngoại và các dì lên sân thượng, châm lửa đốt hết cả thư viện toàn văn chương và triết học phương Tây, để phi

tang cho một quá khứ “trí thức tiểu tư sản” của ơng ngoại nó lúc đó đang lênh đênh trên thuyền ngồi biển Đơng cùng các cậu, các dượng và cả cha ruột nó” [64, tr.29]. Chỉ qua một đoạn văn ngắn, nhưng bằng kỹ thuật thời gian đồng hiện, nhà văn đã dựng lên vô số các cảnh khác nhau của cuộc sống, với những khoảng cách thời gian cũng khác nhau, vưa nói về đời sống tinh thần nhân vật, vừa gợi lại một điều gì đó về sự nghiệt ngã của chiến tranh để người đọc có thể liên hệ.

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w