Thời gian tâm lý

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 57 - 62)

Thời gian tâm lý là thời gian cảm nhận và chiêm nghiệm, suy tư và trăn trở của nhân vật. Trong các tiểu thuyết của mình, nhà văn Thuận thường xuyên sử dụng thời gian nghệ thuật để thể hiện tâm lý nhân vật và có thể gọi đây là thời gian biểu cảm. Đến tiểu thuyết Thư gửi Mina, kỹ thuật này đã được nâng lên thành phương tiện chủ yếu để phân tích tâm lý con người, với những hình thức thể hiện đa dạng nhằm mô tả một thế giới phức tạp và con người bất ổn trong cuộc sống.

Trong Thư gửi Mina, thời gian tâm lý được thực hiện theo diễn tiến của tâm trạng nhân vật “tôi”, tùy thuộc vào cảm xúc và hoàn cảnh cụ thể. Dạng thức thời gian trần thuật này còn được gọi là “dòng ý thức”. Ở đây, thời gian vận động nhanh hay chậm, được bộc lộ dài hay ngắn đều phụ thuộc vào cảm nhận và tâm trạng của nhân vật. Sự ám ảnh thời gian đã trở thành gánh nặng tâm lý trong cuộc đời nhân vật. Bức thư thứ chín (Paris, ngày 25 thàng 10 năm 2016) với nội dung chủ yếu kể lại cuộc gặp giữa “tao” và Vĩnh trong khách sạn. Thời gian trần thuật ngưng đọng, được làm chậm lại bởi những đoạn suy tư và hồi tưởng của nhân vật nữ. Ở đây, nhà văn đã sử dụng hình thức thời gian đối sánh - quy chiếu để thể hiện tâm lý nhân vật. Nhờ hiểu rõ về con người Vĩnh, tính cách và tâm lý, nên cô thông cảm và tha thứ cho cho thái độ khơng quyết đốn, bất lực của Vĩnh trong tình yêu, mặc dù cô vô cùng đau khổ. Thời gian tâm lý trong đoạn văn được kết hợp với thời gian đồng hiện và phối cảnh cùng những mảnh đoạn miêu tả thiên nhiên, đồ vật, những đoạn suy tư của nhân vật, góp phần làm cho nghệ thuật thời gian trong tiểu thuyết trở nên đa dạng và linh hoạt. “Tao” đã giãi bày với Mina: “Buổi sáng hôm ấy, Vĩnh ngồi dựa vào tường, còn tao ngồi đối diện Vĩnh ở đầu giường kia, mắt Vĩnh hơi nhắm lại, còn mắt tao mở to, mắt Vĩnh cận, và mắt tao đeo kính áp trịng. “Em

muốn bọn mình nói chuyện nghiêm chỉnh”, tao nhắc lại. Ngồi cửa sổ ánh sáng vẫn chói chang, mặt trời vẫn thiêu đốt, và Marseille vẫn khơng có mùi gì ngồi mùi nước biển và nước tiểu. Vĩnh im lặng, vẻ bình tĩnh mà tao diễn giải là bất cần. Bỗng dưng tao muốn vùng đậy, trút vào đầu Vĩnh mọi uất ức từ trước đến nay. Toa muốn nói với Vĩnh rằng tao mệt mỏi lắm rồi, rằng nguyên nhân của mệt mỏi ấy là sự thụ động từ phía Vĩnh, rằng Vĩnh thụ động đến nỗi tao thường xuyên phải sống trong hoài nghi” [64, tr.80].

Sự đa dạng trong thời gian tâm lý ở tiểu thuyết của Thuận còn được thể hiện qua dạng thức “thời gian hiện thực hàng ngày”. Ngày tháng được ghi trên từng bức thư là cơ sở quan trọng nhất để xác định thời gian mang tính lịch biểu, để sắp xếp các thành phần của truyện kể theo các “chuỗi” sự kiện, các mạch truyện và qua đó hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm qua những tầng bậc cảm xúc, những trạng thái tâm lý của nhân vật.

Thời gian tâm lý trong Thư gửi Mina còn được diễn tả qua mùa. Các bức thư trong tiểu thuyết được viết vào mùa thu, “mùa thu đã gõ cửa Paris bằng những trận mưa liên miên”, “Paris vẫn mưa như trút”, “Bây giờ, lúc này đây, mười hai giờ rưỡi trưa một ngày mùa thu, trong khi mưa gõ trên mái nhà bản nhạc “Giọt mưa thu”, “đêm chật cứng trong tiếng mưa trên mái nhà dội xuống và nhạc từ tầng trệt vọng lên”... Mùa thu thường gợi nên nỗi buồn, và đối với những người xa xứ thì nỗi buồn mùa thu càng trở nên thê lương: “Nhưng mùa thu ở xứ sở này là mùa buồn nhất trong năm, thỉnh thoảng lại được tin ai đó, quen hoặc khơng quen, chưa hẳn đã mắc chứng trầm cảm, chưa hẳn đã thất nghiệp, thất tình, tài khoản vẫn lưng lửng mà vừa nhảy xuống vách đá Etreta hay cầm dây thừng vào rừng Boulogne hoặc lao đầu từ lâu đài Fontainebleau, tất cả chỉ để đỡ phải quằn quại thêm bất kỳ một ngày âm u mưa lạnh gió sầu nào nữa…” [64, tr.221]. Những bức thư của Pema cũng ngập tràn mưa và cùng với mưa là cơ đơn: “Anh, Sài Gịn lại mưa tầm tã. Ngay cả giữa mùa khô. Không ai kịp trở tay. Bầu trời, cấy cối, xe cộ, con người đều ướt sũng… Nỗi tuyệt vọng bởi mưa...” [64, tr.314].

Thuận thường đặt thời gian tâm lý trong một khơng gian có tính đặc thù để thể hiện các trạng thái tinh thần của nhân vật. Trong bức thư thứ tám (Paris, ngày 24 tháng 10 năm 2016), được mở đầu bằng những phác họa về khu Pigalle, nơi “tao” đã sống hai mươi năm, khơng lạ gì các thói ăn chơi ở đây, đặc biệt là tầng trệt của ngôi nhà, ban ngày

là Thai massage (for gentlemen by beautiful ladies) cịn ban đêm hóa thân thành Thai Gogo Bar. Ở đó, có một tượng Phật “to kinh hồng bằng nhựa”, được dùng làm chỗ vắt đồ “xu chiêng, quần xịp và dây móc đùi mà các nhân viên cả nam lẫn nữ cởi bỏ trước khi mặc trang phục biểu diễn”. Ở đó, mới sáng tinh mơ, nơi thang máy, “tao” đã nhìn thấy “hai thằng con trai và hai đứa con gái mặt mày xám ngoét, tóc highlight, tồn thân bốc mùi rượu nặng và nước hoa rẻ tiền”. “Tao” nghĩ rằng đó là những người Thái và chào bằng tiếng Anh. Quá bất ngờ đối với cô, khi một trong hai đứa con gái hỏi cơ “hình như tiếng Việt”: “Chị người Hà Nội đúng khơng?” và “Nghe chị nói tiếng Anh, em biết ngay Hà Nội”. Cảm giác của cơ lúc đó: “Khó khăn lắm tao mới kìm được cơn thèm khóc”. Cơ được nó giới thiệu: “Em và nhỏ này Cà Mau, hai thằng kia Móng Cái”. Cả bốn đứa làm việc cho Thai Gogo Bar và cô được biết thêm là mỗi khi tính tiền cơng, ơng chủ Giăng Mắc của chúng lại dùng tiếng Pháp, thành thử bọn chúng khơng hiểu. “Mình đồng hương nhé!” và bọn chúng muốn cơ giúp đỡ để “đàm phán” với ơng chủ. Nhìn chúng, những đứa trẻ mới lớn, người Việt, đại diện cho hai đầu tận cùng đất nước, thành hàng tươi sống tại trung tâm Paris, trong cô trào lên cảm xúc thương xót, tủi thân, cho chúng và cả cho cô: “Những đứa kia vẫn giương những cặp mắt thiếu ngủ lên nhìn, như thể bị câm, và tao khó khăn lắm mới ghìm được cơn thèm khóc. Tao st ịa lên, Mina… Hai mươi năm làm dân khu này, tao cũng vài lần chạm mặt đồng hương hành nghề kinh doanh thịt sống nhưng đều là dân đi đánh lẻ kiểu con bé yểu điệu gốc Nghệ An mặc váy lụa, chồng khăn lơng chồn, đứng ở bậc thang đá Montmarre năm nào. Cịn lần này thì bốn đứa cùng một lúc, lại cả nữ lẫn nam, lại Móng Cái và Cà Mau, như vừa cầm tay nhau bước ra từ một bài thơ trong sách giáo khoa: Học đi em/ Học đi mà nhớ mãi/ Nước ta liền một dải/ Từ mũi Cà Mau/ Đến địa đầu Móng Cái/ Quê hương ta/ Đồng rượng phì nhiêu/ Đủ bốn mùa hoa trái/ Núi Trường Sơn vĩ đại/ Bờ biển rộng bao la/ Có Việt Bắc mồ ma giặc Pháp” (Trích thơ Tố Hữu). Câu tiếp theo của nhân vật “tao” mới thực sự chua chát: “Người Pháp đương đại đã quên cả Điện Biên lẫn Việt Bắc, nhưng người Việt Nam hơm nay chẳng lạ gì Pigalle và các khu ăn chơi của Paris” [64, tr.68-69]. Cả đoạn văn tạo nên cảm xúc đa chiều đối với người đọc, nhưng sâu sắc hơn cả vẫn là sự ngậm ngùi về thân phận con người và thân phận dân tộc. Chúng ta có đất nước của mình,

chúng ta có lịch sử giữ nước chống ngoại xâm oai hùng, nhưng chúng ta nghèo. Nghèo không phải là cái tội, nhưng nhục. Đất nước mà nghèo thì con cháu phải chịu nhục. Đó là điều hiển nhiên. Đó cũng chính là bài học theo thời gian, “theo cùng năm tháng” ám ảnh bao thế hệ người Việt: “Học đi em/ Học đi mà nhớ mãi…”.

Các nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận nói chung đều luẩn quẩn trong những lo âu tồn tại. Họ bị thời gian bào mòn đến tàn tạ bởi những nỗi lo thất nghiệp, nhà ở, các loại thuế, tiền trợ cấp, chuyện gia đình, chuyên tuổi trẻ tàn phai… Bi kịch sinh tồn qua thời gian càng trở nên nặng nề, bế tắc, đời người ngày càng cảm thấy vơ vị, vơ vọng, chẳng có gì chờ đợi phía trước ngồi cái chết. Đó là cảm giác buồn khi đọc tiểu thuyết của Thuận, nó khiến con người thấy xót xa trước sinh tồn, đặc biệt là ở những người nặng lòng xa xứ như nhà văn.

Thời gian trong tiểu thuyết của Thuận cũng như mọi hiện tượng của thế giới khách quan, khi đi vào nghệ thuật mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn, góp phần tạo nên một thế giới nghệ thuật đa chiều, phản ánh một cách sinh động con người và xã hội đương đại.

Tiểu kết

Thư gửi Mina có kết cấu linh hoạt hơn, biến động hơn cùng những sáng tạo bất

ngờ so với các tiểu thuyết trước đó của Thuận. Hình thức diễn ngơn bằng thư đã phá vỡ tình ngun khối của cốt truyện và tạo nên sự biến hóa chưa từng có trong tiểu thuyết. Khơng gian và thời gian nghệ thuật có ý nghĩa quan trong trong việc xây dựng kết cấu tác phẩm, biểu đạt tư tưởng và thể hiện tài năng của nhà văn. Trong tiểu thuyết Thư gửi Mina, việc tạo ra nhiều không gian thực, không gian ảo, không gian tâm trạng và thời

gian đồng hiện, đan xen giữa quá khứ và hiện tại tạo nên sự đa dạng, và trục không - thời gian này đã định hướng cho sự phát nhân vật triển, thúc đẩy nhân vật bộc lộ tính cách, nhân cách của mình. Mỗi khơng gian và thời gian nghệ thuật ln gắn với đời sống tinh thần, tình cảm của nhân vật, hình thành tính cách nhân vật, khiến cho tính

cách nhân vật phát triển trọn vẹn. Cách xây dựng không gian và thời gian như vậy cũng tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn cho tác phẩm, là nỗ lực thay đổi tiểu thuyết của nhà văn trong dòng chảy chung của văn học hiện đại.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w