Triển khai thực hiện tốt Quy tắc ứng xử văn hóa trong các nhà trƣờng theo Thông tƣ 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, xây dựng và tổ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT (Trang 28 - 31)

trƣờng theo Thông tƣ 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các thể chế văn hóa trong trƣờng học

Khi nói đến Mơi trƣờng giáo dục an tồn là môi trƣờng giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. Môi trƣờng giáo dục

lành mạnh là môi trƣờng giáo dục khơng có tệ nạn xã hội, khơng bạo lực; thì việc

cần thiết trong mơi trường giáo dục an tồn cịn u cầu cao đến việc người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.

Lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa được các Nhà trường chuẩn hóa thành

Quy tắc ứng xử văn hó trong trường h c (gọi tắt là Quy tắc) là các quy định về

chuẩn mực đạo đức và ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh đối với bản thân, với các thành viên khác, với khách khi ở trường học, được các thành viên nhà trường đồng thuận và cam kết thực hiện.

- Trường THPT ....... đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử và cho tất cả các thành viên trong trường ký cam kết thực hiện quy tắc ứng xử.

Bên cạnh việc triển khai cho học sinh toàn trường thực hiện bộ quy tắc ứng xử thì nhà trường thường xuyên yêu cầu, động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực, gương mẫu trong cơng tác xây dựng mơi trường văn hóa và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học. Bởi sự gương mẫu của thầy cô giáo, của nhân viên phục vụ trong nhà trường, đặc biệt là của cán bộ quản lý, của người đứng đầu khi thực hành quy tắc ứng xử, sẽ có tác dụng giáo dục đạo đức, lối sống học sinh một cách hiệu quả nhất.

- Gắn mơi trường văn hóa trong trường học với mơi trường gia đình, xã hội để giáo dục học sinh.

Môi trường giáo dục nhà trường không thể tách rời mơi trường giáo dục gia đình, mơi trường xã hội và môi trường tự nhiện. Để xây dựng môi trường học tập thật sự là mơi trường văn hóa, Nhà trường tham gia tích cực, thực hiện tốt các phịng trào tại địa phương như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và phong trào tồn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và các phong trào thi đua, các cuộc vận động được triển khai tại địa phương, Thực hiện điều này, nhà trường thật sự là trường học thân thiện để học sinh ln tích cực trong việc trau dồi kiến thức về văn hóa và rèn luyện đạo đức, lối sống.

Nhà trường cần làm tốt công tác phổi hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các đồn thể, chính quyền địa phương và gia đình học sinh. Trong đó chú trọng đến sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường. Bởi gia đình là cái nơi sinh thành, dưỡng dục, là nơi định hướng các giá trị đạo đức, nhân cách của học sinh; là nơi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường thể hiện trong việc thường xuyên có sự trao đổi từ hai phía. Nhà trường thơng báo kết quả học tập, văn hóa đạo đức trường học của học sinh cho gia đình. Gia đình cung cấp đầy đủ thơng tin cá nhân, trình bày rõ tính cách, năng lực của học sinh tạo điều kiện để nhà trường có biện pháp giáo dục, quản lý, Gia đình cũng phải chu cấp đầy đủ về vật chất, quan tâm, động viên các em cố gắng học tập, rèn luyện; giáo dục con cái phải được bắt đầu từ gia đình và khơng một chính sách giáo dục nào có thể thay thế được sự chăm lo, săn sóc của bố mẹ.

- Giáo dục thơng qua các thể chế văn hóa + X y d ng truyền thống tốt ẹp củ nh trường

Có thể thấy Phịng truyền thống chính là khơng gian truyền thống của nhà trường để giáo dục truyền thống, tri ân các thế hệ thầy và trò của nhà trường, giáo dục đạo đức, lối sống qua tấm gương của các thế hệ thầy và trò nhà trường. Trường THPT ....... xây dựng, sửa chữa, tu bổ phòng truyền thống trở nên khang trang hiện đại hơn vào dịp kỉ niệm ngày thành lập Trường 40 năm. Chúng tơi xác định đó vừa là thể chế, thiết chế, vừa là cảnh quan nhà trường góp phần giáo dục đạo đức, lối sống một cách trực quan sinh động cho người học.

Hàng năm, sau khi học sinh lớp 10 nhập học, Nhà trường tổ chức buổi giáo dục truyền thống cho các em ngay tại sân trường, sau đó tổ chức cho từng lớp tham quan phịng truyền thống với những mục đích như:

Giáo dục truyền thống giúp học sinh hiểu biết sâu sắc quá khứ gian nan, vất vả, vinh quang của nhà trường để họ tự hào, tin tưởng, nhận rõ giá trị hiện tại, nâng cao tinh thần hiếu học, đức tính cần cù, sáng tạo và tinh thần lạc quan, yêu trường lớp, quê hương đất nước, cuộc sống. Đồng thời qua đó có thái độ học tập đúng đắn, ý thức vươn lên, có trách nhiệm với nhà trường, với xã hội, tương lai đất nước.

Giáo dục truyền thống nhà trường còn nhằm bảo đảm sự kế tục và thống nhất giữa các thế hệ người học, tạo cơ hội giao lưu học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống. Từ đó tạo phong cách, lối sống riêng của mỗi người học và uy tín, danh tiếng nhà trường.

Ngoài việc giáo dục truyền thống cho học sinh đầu cấp thì trong các dịp kỷ niệm thành lập trường, trong các hoạt động có liên quan và khi kết thúc cấp học. Trang Web của nhà trường thường có nhiều nội dung về truyền thống thông qua các bài viết, tranh ảnh, video, tác phẩm văn học. Thông tin về các hoạt động của nhà trường cũng phần nào thể hiện sự kế tục của truyền thống nhà trường. Người học sẽ rút ra bài học, tự giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống thơng qua các hoạt động ở trong và ngồi trường. [Hình 7-1-PL]

+ X y d ng cảnh qu n,cơ sở vật chất, môi trường giáo dục

Môi trường trong trường học là toàn bộ cảnh quan, điều kiện vật chất và tinh thần chi phối, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của việc dạy và học của các thành viên nhà trường. Cụ thể là, bao gồm các điều kiện cảnh quan tự nhiên, thiết chế giáo dục, các thành viên nhà trường và mối quan hệ giữa họ, với người khác. Môi trường trong trường học tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của nhân cách người học.

Môi trường giáo dục phải đảm bảo cho người học được an tồn, tơn trọng, thân thiện và phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo nhằm khơi dậy năng lực cá nhân của mỗi người học.

Cảnh quan, cơ sở vật chất, môi trường giáo dục của mỗi nhà trường là điều kiện và có tác dụng giáo dục trực quan để hình thành và phát triển nhân cách của người học. Đồng thời qua việc bảo vệ, giữ gìn, chăm sóc, sử dụng hiệu quả mơi trường đó, người học sẽ tự giáo dục cho mình cách cư xử chuẩn mực hơn về đạo đức, lối sống. Bởi thế, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho học sinh một cách thiết thực. Sử dụng có hiệu quả các thiết chế hiện có.

[Hình 7-2]

+ X y d ng phong cách dạy v h c

Hướng tới dạy và học ngày càng tích cực hơn, học đi đơi với hành, dạy những điều mà công việc, xã hội, bản thân người học cần để phát huy tốt năng lực mỗi người học. Phong cách dạy và học ở mỗi trường có tác dụng phát huy tính chủ động, tích cực của người học trong học tập, hoạt động khác và có nét riêng của mỗi trường, mỗi cá nhân. Nhà trường phải ln tìm phương pháp, kỹ thuật dạy học hiệu quả để vận dụng và dạy cho học sinh cách tự học và học suốt đời, cách lập nghiệp, hướng nghiệp và thay đổi nghề nghiệp, việc làm. [Hình 7-3-PL]

+ Tổ chức hoạt ộng văn hó , văn ngh v các hoạt ộng khác

Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ, trải nghiệm, giao lưu, tri ân, hỗ trợ, tình nguyện vì cộng đồng,... có tác dụng thu hút và góp phần giáo dục tồn diện, hình thành và hồn thiện nhân cách người học.

[Hình 7-4-PL]; [Hình 7-5-PL]; [Hình 7-6-PL]; [Hình 7-7-PL]

Mơi trường thuận lợi, đầy đủ điều kiện vật chất dễ tạo cho người học thành công và thành công lớn hơn rất nhiều nếu biết tận dụng điều đó. Tuy cùng mơi trường thuận lợi, nhưng an phận hài lòng, lười biếng, dụt dè e ngại, ngại khó ngại khổ, ham chơi, chấp nhận được bao cấp, thiếu ý chí vươn lên, sợ thất bại thì chẳng những mơi trường khơng tạo điều kiện tốt mà cịn làm hại bản thân con người. Học sinh nghèo vượt khó là rất đáng trân trọng. Nhưng nếu trong môi trường thuận lợi hơn, hỗ trợ tốt hơn từ thì chính những con người này có thể sẽ thành cơng hơn nữa. Do điều kiện của trường cịn khó khăn, nhưng chúng tơi đều hướng tới một môi trường giáo dục thuận lợi hơn cả về cơ sở vật chất và tinh thần của các thành viên nhà trường để tạo điều kiện tốt nhất cho việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Qua đó, khẳng định và phát triển danh tiếng của nhà trường và công lao gây dựng của địa phương, ngành giáo dục, gia đình và bản thân người học trong các thế hệ học sinh. Trong tất cả các hoạt động đó, nhà trường cần xác định và tổ chức cho học sinh chủ động tham gia, từ đó đem lại hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống.

Việc triển khai thực hiện tốt Quy tắc ứng xử văn hóa trong các nhà trường theo Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các thể chế văn hóa trong trường học đã thực sự đem lại nếp sống đẹp, lí tưởng đẹp cho học sinh và hướng tới mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT ........

[Hình 7-8-PL]; [Hình 7-9-PL] [Hình 7-10-PL]; [Hình 7-11-PL]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w