Hiện trạng tài nguyên khu vực khai thác than

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật cải tạo, phục hồi bãi thải sau khai thác than (thí điểm tại bãi thải chính bắc công ty cổ phần than núi béo – vinacomin) (Trang 47 - 53)

3.2. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường

3.2.1. Chất lượng mơi trường khơng khí

+ Nhiệt độ các quí II và q III cao hơn nhiệt độ trung bình các q quí I và quí IV trong năm 2012 [11].

+ Nhiệt độ khơng khí cao nhất của mặt đất bãi thải đo được là: 39,5oC. Vào thời điểm khảo sát, khu vực bãi thải thường có nhiệt độ cao hơn so với các vị trí quan trắc khu vực khai trường, khu vực dân cư xung quanh, nguyên nhân của vấn đề này là do thành phần bãi thải cơ bản là các vật liệu rắn, sẫm màu do vậy mà khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn các khu vực khác.

- Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí trên bãi thải thuộc loại trung bình. Độ ẩm khơng khí trên bãi thải ln thấp hơn độ ẩm khơng khí khu vực xung quanh. Độ ẩm khơng khí thấp chính là hệ quả của yếu tố nhiệt độ tăng cao trong khơng khí bề mặt bãi thải lại trống, tốc độ gió lớn.

- Bụi: Qua các thời điểm quan trắc khu vực bãi thải đã có dấu hiệu ơ nhiễm bụi lơ lửng ở mức trung bình nhỏ so với QCVN 05:2009/BTNMT (TB 1h).

- Hàm lượng các khí độc hại nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN hiện hành.

3.2.2. Chất lượng môi trường đất khu vực bãi thải

3.2.2.1. Chất lượng môi trường đất khu vực các bãi thải vùng Đông Bắc

Theo kết quả quan trắc của Vinacomin tại các bãi thải khu vực Cẩm Phả (bãi thải mỏ Cọc Sáu, bãi thải Đèo Nai, bãi thải Cao Sơn, đất khu vực mỏ Mông Dương, Khe Chàm), Hịn Gai (Bãi Thải Chính Bắc, Bãi thải vỉa 7+8 (Hà Tu), Đất khai trường mỏ 917, Đất khu vực vỉa 10(Hà Tu)), Đơng Triều – ng Bí (Bãi thải Cơng ty than Vàng Danh, Bãi thải lộ vỉa – Công ty than Mạo Khê) [7]. Thành phần đất đá bãi thải được trình bày trong bảng 3.3, chất lượng đất đá các khu vực như sau:

- Kết quả xác định giá trị pH của các mẫu đất cho thấy:

+ Đa số các mẫu đất có độ chua trung tính (pH >6) thuộc khu vực Mạo Khê và Mơng Dương.

+ Đất có giá trị chua nhẹ tập trung chủ yếu ở các bãi thải khu vực Cẩm Phả (mỏ Cọc Sáu, mỏ Đèo Nai, mỏ Cao Sơn, Khe Ch àm) và một số khu vực ở Hòn gai như Bãi thải Nam Lộ Phong, khai trường vỉa 10 của Hà Tu.

+ Đất chua vừa hiện có ở tầng trên của một số điểm khu vực Hòn Gai như bãi thải Chính Bắc, vỉa 10-Hà Tu, và khai trường mỏ 917.

Hàm lượng P2O5: Kết quả cho thấy tất cả các mẫu đất phân tích đều có hàm lượng phốtpho thuộc loại trung bình.

Hàm lượng K2O: Kali là một trong những yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu đối với cây trồng, đặc biệt là sự phát triển của lá cây Hầu hết các mẫu đất có hàm lượng kali thuộc loại đất nghèo chiếm khoảng 30%, chủ yếu là nghèo vừa.

Hàm lượng kim loại nặng: So sánh với QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép kim loại nặng trong đất thì đất của các vị trí lấy mẫu vùng than Quảng Ninh đều có hàm lượng kim loại nặn g thấp hơn giới hạn tối đa cho phép.

Bảng 3.3: Các chỉ tiêu hóa học đất khu vực các bãi thải vùng mỏ Quảng Ninh

Thơng số phân tích pH

(KCL) Độ ẩm P2O5 K2O Cu Pb As Cd Zn Cu tổng sốMùn

hiệu Vị trí lấy mẫu

- % mg/100g mg/100g mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg %

I Khu vực Cẩm Phả

Đ1 Bãi thải mỏ Cọc 6 5,63 3,5 4,3 5,1 12 65 6,2 0,13 76 12 0,68

Đ2 Bãi thải mỏ Đèo Nai 5,64 4,2 5,6 4,8 26 48 6,1 0,24 58 26 0,87

Đ3 Bãi thải mỏ Cao Sơn 5,36 4,6 3,2 4,6 32 52 4,6 0,16 65 32 0,91

II Khu vực Hòn Gai Đ4 Bãi thải Chính Bắc – NB 4,98 4,23 4,85 5,76 5,22 34,5 3,81 0,28 97 5,22 0,13 Đ5 Đất khai trường mỏ 917 4,85 4,05 4,92 5,47 5,26 32,8 3,64 0,33 92 5,26 0,12 Đ6 Đất khu vực vỉa 10 Hà Tu 5,22 4,14 5,04 5,92 5,23 35,2 3,75 0,31 87 5,23 0,1 Đ7 Bãi thải TFK (Hà Lầm) 5,14 4,19 5,33 4,87 5,27 34,9 3,72 0,34 89 5,27 0,13 III Khu vực ng Bí

Đ8 Bãi thải Cơng ty thanVàng Danh 5,91 6,18 4,25 6,01 18,6 11,2 7,05 0,51 67 18,6 1,03

Đ9 Bãi thải lộ vỉa – Công tythan Mạo Khê 6,01 5,67 3,96 5,56 21,2 15,6 8,14 0,62 82 21,2 0,37

Đ10 Bãi thNam Mẫuải Công ty than 6,13 5,28 4,28 5,84 17,3 14,3 7,73 0,47 69 17,3 0,92

QCVN 03:2008/BTNMT (đất sử

dụng cho mục đích lâm nghiệp) - - - - 70 100 12 2 200 70 -

3.2.2.2. Chất lượng môi trường đất khu vực bãi thải Chính Bắc

Theo kết quả quan trắc quí IV năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 khu vực bãi thải Chính Bắc, các chỉ tiêu phân tích được trình bày trong các bảng sau :

- Giá trị pH:

Bảng 3.4a: Kết quả quan trắc môi trường đất về giá trị pHKCL

Năm 2011 Năm 2012

Quý IV Quý I Quý II

3,97 5,94 5,78

Độ chua của đất được biểu thị thông qua gi á trị pH của đất:

Bảng 3.4b: Thang đánh giá đất theo độ pH

pH > 6,0 Không chua

pH = 5,06,0 Chua nhẹ

pH = 4,55,0 Chua vừa

pH = 4,04,5 Chua nặng

pH < 4,0 Chua rất nặng

Kết quả xác định giá trị pH của các mẫu đất bãi thải thuộc loại đất chua nhẹ.

- Hàm lượng P2O5:

Bảng 3.5a: Kết quả quan trắc môi trường đất về hàm lượng P2O5(mg/100g)

Năm 2011 Năm 2012

Quý IV Quý I Quý II

3,11 4,71 4,61

Bảng 3.5b: Thang đánh giá đất theo hàm lượng P2O5

P2O5 < 3 mg/100g đất Nghèo

P2O5 = 38 mg/100g đất Trung bình

P2O5 = 815 mg/100g đất Khá

P2O5 > 15 mg/100g đất Giàu

Theo thang đánh giá P2O5, đất có hàm lượng photpho loại trung bình.

Bảng 3.6a: Kết quả quan trắc mơi trường đất về hàm lượng K2O (mg/100g)

Năm 2011 Năm 2012

Quý IV Quý I Quý II

4,32 7,32 7,32

Bảng 3.6b: Thang đánh giá đất theo hàm lượng K2O

K2O < 5 mg/100g đất Nghèo

K2O = 510 mg/100g đất Nghèo vừa K2O = 1015 mg/100g đất Trung bình K2O = 1520 mg/100g đất Khá

K2O = 2025 mg/100g đất Giàu K2O > 25 mg/100g đất Rất giàu Đất phân tích khu vực bãi thải thuộc loại nghèo vừa kali. -Tổng hàm lượng mùn:

Bảng 3.7a: Kết quả quan trắc môi trường đất về tổng hàm lượng mùn (%)

Năm 2011 Năm 2012

Quý IV Quý I Quý II

2,09 1,98 1,87

Bảng 3.7b: Thang đánh giá độ mùn trong đất

Mức độ phân loại Giá trị

Rất nghèo < 1%

Nghèo 1 - 2%

Trung bình 2 - 4%

Giàu 4 - 8%

Kết quả phân tích đất trong bảng 3.7a đối sánh với thang đánh giá độ mùn trong đất trong bảng 3.7b cho thấy, đất khu vực bãi thải thuộc loại nghèo.

Bảng 3.8: Kết quả quan trắc môi trường đất về kim loại nặng

Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu

Quý IV Quý I Quý II

QCVN 03:2008/BTNMT

Cu (mg/kg) 22,13 33,1 27,81 70

Pb (mg/kg) 17,32 21,38 20,98 100

As (mg/kg) 7,68 8,77 7,97 12

Đất tại các vị trí quan trắc trong khu vực bãi thải còn được đánh giá qua các chỉ tiêu kim loại nặng như: As, Pb, và Cu. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích trong bảng 3.8 đều thấp hơn giới hạn QCVN 03:2008/BTNMT cho phép trong đất sử dụng cho lâm nghiệp.

Qua kết quả về chất lượng môi trường đất kh u vực các bãi thải vùng than Đơng Bắc và chất lượng đất bãi thải Chính Bắc cho thấy: Đất khu vực bãi thải có tính chua nhẹ, đất nghèo kali và mùn, hàm lượng photpho thuộc loại trung bình. Như vậy, đất đá thải khu vực bãi thải khá nghèo chất dinh dưỡng, khó khăn cho phục hồi thảm thực vật trên bãi thải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật cải tạo, phục hồi bãi thải sau khai thác than (thí điểm tại bãi thải chính bắc công ty cổ phần than núi béo – vinacomin) (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)