Tỷ lệ sống (%) sau khi trồng thử nghiệm CT4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật cải tạo, phục hồi bãi thải sau khai thác than (thí điểm tại bãi thải chính bắc công ty cổ phần than núi béo – vinacomin) (Trang 64 - 81)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng %

Keo tai tượng Thông hai lá Keo lá tràm Xoan Ba bét Nam Bộ Chít Cỏ Vetiver Le Tóm lại:

Kết quả thử nghiệm sau 01 năm trồng cây trên bãi thải cho thấy, các lồi cây, cỏ có tỷ lệ sống hầu như đạt trên 50%.

- Đối với thử nghiệm sử dụng đất màu, kết quả thử nghiệm cho khả năng cao đối với các loài cây thử nghiệm.

- Các thử nghiệm bằng tro nhà máy điện, tro rơm kết quả đối với các lồi cây, cỏ thử nghiệm có tỷ lệ sống thấp hơn đối với thử nghiệm sử dụng đất màu.

- Đối với thử nghiệm với trồng cây trực tiếp sử dụng đất bãi thải qua sàng (vật liệu mịn), cho kết quả thấp nhất so với các thử nghiệm.

- Hai lồi Chít và Le có tỷ lệ sống khá cao sau 01 năm trồng thử nghiệm. - Loài cây Ba bét Nam Bộ, keo và Thơng hai lá có tỷ lệ sống sót cao. Xoan có tỷ lệ sống xót đối với các thử nghiệm hầu như là thấp nh ất.

- Cỏ Vetiver có tỷ lệ sống sót thấp nhất trong các thử nghiệm với 08 loài cây thử nghiệm.

Biểu đồ 5: Tỷ lệ sống (%) của cây, cỏ sau 01 năm trồng thử nghiệm

0 30 60 90 Keo tai tượng Thơng hai lá Keo lá tràm Xoan Ba bét Nam Bộ Chít Cỏ Vetiver Le % CT1 CT2 CT3 CT4

Như vậy, kết quả thử nghiệm cho thấy các lồi cây, cỏ thử nghiệm đều có khả năng thích nghi và phát triển trên đất đá bãi thải sau khai thác than. Lồi Chít, Le và Keo có khả năng thích ứng cao với các đặc điểm của bãi thải.

Dựa vào khả năng thích nghi của các lồi cây, cỏ về các điều kiện bất thuận lợi của khu vực bãi thải (tính chất đất, điều kiện khí hậu,…) và mục đích sử dụng của lồi cây cỏ nhằm mục đích cải tạo, phục hồi thảm thực vật bãi thải, chống xói mịn, rửa trơi đối với các loại cây thử nghiệm cho thấy:

- Le, Chít, Ba bét Nam Bộ có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của bãi thải, khả năng sống sót và phát triển nhanh. Các loài cây cỏ này là các loài bản địa, khả năng về chi phí trồng trọt và chăm sóc các lồi cây này có chi phí thấp hơn với các loài cây nhập từ nơi khác như: cỏ Vetiver, cây Keo và Thông. Mặt khác, trồng các loài cây bản địa để phục hồi mơi trường sau khai thác có xu hướng tốt, có khả năng phục hồi cả đa dạng động vật của khu vực đã bị biến mất khi tiến hành khai thác đổ thải.

- Loài cây Keo (keo tai tượng và keo lá tràm), Thơng hai lá và Xoan có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của bãi thải, và có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, rủi ro về cháy rừng khá cao đối với lồi Thơng. Mặt khác, cây Xoan có khả năng thích nghi kém hơn Keo (keo tai tượng và keo lá tràm) và Thông hai lá.

- Cỏ Vetiver mặc dù có tỷ lệ sống xót thấp, tuy nhiên và lâu dài như: khả năng giảm xói mịn, thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của môi trường là khá cao so với các lồi Le, Chít.

Do cơng tác cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải sau khai thác nhằm: kiểm sốt xói mịn, phủ xanh,… và đặc thù của bãi thải. Vì vậy, các thử nghiệm đối với các lồi cây, cỏ phù hợp với đặc thù của bãi thải cần tiếp tục được nghiên cứu và theo dõi.

3.4. Định hướng chung

Bãi thải thường có chiều cao và gốc dốc, để thực hiện công tác BVMT tốt, cần kết hợp các giải pháp kỹ thuật cùng với giải pháp phủ xanh để đạt hiệu quả t ốt trong công tác bảo vệ môi trường.

1. Chọn lồi cây:

- Có khả năng thích nghi với khí hậu và có sức chịu đựng với những biến đổi thời tiết khắc nghiện và đặc tính lý hóa của đất đá thải;

- Có khả năng sinh trưởng nhanh, đặc biệt trong những năm đầu mới t rồng, có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng là các chất khó đồng hóa.

- Có hệ rễ phát triển mạnh, nhanh và có thể chịu được những khắc nghiệt của thời tiết,…

2. Giải pháp kỹ thuật

Để đảm bảo tạo được điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, việc phủ xanh trên bãi thải nên tiến hành như sau:

- Tiến hành san gạt mặt bằng, cắt lớp, tầng bãi thải. - Xây đê chắn chân bãi thải

- Xây hệ thống thoát nước tại chân tầng thải và chân bãi thải - Xây tường kè: dọc chân tầng bãi thải và đường giao thông.

- Tiến hành các công việc làm tăng độ màu mỡ cho đất đai, lựa chọn cách làm đất có hiệu quả và thành phần phân bón hợp lý.

- Đem các gốc cây gỗ lên bề mặt bãi thải để tạo điều kiện mơi trường sống cho các lồi sinh vật.

- Các loài cây lựa chọn trồng cải tạo cho bãi thải khá đa dạng, xu hướng lựa chọn các loài cây bản địa có thể phục hồi cả đa dạng động vật của khu vực đã bị biến mất khi tiến hành khai thác và đổ thải tại khu vực.

- Đối với khu vực bề mặt bãi thải: trồng một số loại cây có khả năng chịu hạn và thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của bãi thải: Xoan, Keo tai tượng, keo lá Tràm, Thông hai lá, kết hợp trồng xen kẽ các lồi Le, Chít, Vetiver.

- Đối với khu vực sườn bãi thải: trồng một số lồi như: Chít, Le, cỏ Vetiver. - Định hướng tiếp theo: theo dõi tốc độ sinh trưởng của các loài cây, tiếp tục thử nghiệm với các loài cây bản địa, xác định khả năng hấp thụ C của các loài cây. Tương lai, các bãi thải được phủ xanh, quy hoạch thành vùng du lịch sinh thái, có khả năng kinh tế cung cấp gỗ, dược liệu...

- Do đặc thù bãi thải là nơi có độ ẩm khơng khí thấp, nhiệt độ khơng khí cao, đất nghèo dinh dưỡng nên trồng cây vào vụ Xuân, Thu để cây có thời gian ổn định và vượt qua thời gian có nhiệt độ khơng khí cao và mùa khơ hạn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài rút ra một số kết luận sau:

1. Quá trình khai thác than đã làm thay đổi địa hình, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên: mơi trường khơng khí, nước, làm suy thối đất, suy giảm rừng,... Khai thác than còn ảnh hưởng tới dân cư xung quanh khu vực khai thác.

2. Bãi thải có chiều cao và độ dốc lớn, trên bề mặt bãi thải hầu hết chưa có thực vật che phủ nên khả năng phát tán bụi, xói mịn, trượt lở từ bãi thải có nguy cơ cao ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

3. Đất đá bãi thải có thành phần cơ giới thuộc loại cát pha, tơi rời, đất đá chiếm tới 90%, khả năng giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng, đất thuộc loại chua.

4. Tỷ lệ sống của các lồi cây thử nghiệm: Chít, Le, Vetiver, Xoan, Keo lá Tràm, Keo tai tượng, Ba bét Nam Bộ và Thông hai lá hầu như đạt trên 50% đối với 04 công thức thử nghiệm (trừ cỏ Vetiver).

4. Những lồi cây có khả năng đáp ứng điều kiện của bãi thải như hạn chế sự xói mịn, đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn như: Chít, Le, Vetiver, Xoan, Keo lá Tràm, Keo tai tượng, Ba bét Nam Bộ và Thơng hai lá. Khả năng thích ứng và cho kết quả cao là: Chít, Le, Keo lá tràm và Keo tai tượng.

5. Kết quả thử nghiệm trồng cây có khả năng chống xói mịn, tạo lớp mùn, phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần phục hồi lớp phủ th ực vật.

6. Kết quả thử nghiệp định hướng cho lựa chọn các loài cây trồng phủ xanh tại các khu vực bãi thải khai thác khoáng sản.

II. Kiến nghị

1. Khi thiết kế bãi thải cần đổ thải theo cắt tầng, chiều cao mỗi tầng <30m. Khi kết thúc đổ thải, mặt bằng b ãi thải được san gạt, tạo các rãnh thoát nước, xây dựng đê chắn chân tầng bãi thải.

2. Tận dụng lớp đất phủ (đất màu) để trồng cây cải tạo.

3. Tiếp tục nghiên cứu các lồi có khả năng thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của bãi thải.

4. Theo dõi tình hình sinh trưởng của các lồi cây trên bãi thải. 5. Xác định khả năng hấp thụ C của các loài cây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Ánh (2002), Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, Nxb Nông nghiệp.

2. Chu Thị Hồng Ánh (2009). Điều tra và đánh giá hiệu quả của một số mơ hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ khoa học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

3. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

4. Lê Huy Bá (chủ biên) (2006), Phương pháp nghiên cứ khoa học, Tập 2, Nxb

ĐHQG TPHCM.

5. Nguyễn Quốc Bình, Võ Văn Thoan (2008), Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu hiện trường.

6. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005), Tài liệu hội nghị Khoa học công nghệ Lâm nghiệp 20 năm đổi mới (1996 - 2005).

7. Bộ Công Thương (2011), Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

8. Hồng Chung (2004),Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. 9. Công ty cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin (2009, 2011),Báo cáo Đánh giá tác

động môi trường, Dự án Cải tạo phục hồi môi trường của Dự án đầu tư xây dựng cơng trình mỏ than Cọc Sáu.

10. Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin (2008, 2012), Báo cáo đánh giá tác động và dự án Cải tạo của Dự án mở rộng khai thác lộ thiên mỏ than Núi Béo – Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin.

11. Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin (2009-2012),Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin (2009,2010, 2011, 2012).

12. Lê Trọng Cúc (20020, Đa dạng sinh học và Bảo tồn thiên nhiên, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

13. Trần Minh Đản (1996), Phục hồi thảm thực vật bảo vệ môi trường vùng khai thác than Quảng Ninh.

14. Hồ Sỹ Giao (1996), Hiện trạng suy giảm môi trường khu mỏ Quảng Ninh các giải pháp ngăn chặn và chính sách mơi trường đối với khai thác lộ thiên , Dự án VIE 95/003.

15. Nguyễn Minh Hiến (2009), Bài giảng phương pháp thí nghiệm cây trồng.

16. Phạm Hồng Hộ (1999),Cây cỏ Việt Nam, Tập I, II và III, NXB trẻ.

17. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

18. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và đa dạng sống thực vật trong loại hình sa van vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo Đại học sư phạm Thái Nguyên, số 3.

19. Đỗ Thị Lâm (12/2003), Tuyển chọn một số loài cây và xây dựng kỹ thuật gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than vùng Đơng Bắc, Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn.

20. Nguyễn Thị Lan (chủ biên) và Phạm Tiến Dũng (2005), Giáo trình phương pháp thí nghiệm, Nxb Nơng Nghiệp.

21. Nguyễn Thị Lan (chủ biên), Phạm Tiến Dũng (2005), Giáo trình phương pháp thí nghiệm.

22. Đặng Văn Minh và nnk (2006), Giáo trình đất lâm nghiệp,Nxb Nông Nghiệp. 23. TS. Đặng Văn Minh (chủ biên) (2006). Giáo trình trồng trọt đại cương, Nxb

Nơng Nghiệp.

24. Trần Miên và nnk (2006),Xây dựng chương trình phục hồi mơi trường các vùng khai thác than tại Việt Nam.

25. Hoàng Thanh Phước (2009). Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán tại tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.

26. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

27. Đỗ Đình Sâm – Triệu Văn Hùng – Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn - Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác.

28. Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học, Nxb Nông nghiệp.

24. Thái Văn Trừng (1975), Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị thực vật học quốc tế lần thứ 12.

29. Tổng cục địa chất và Khoáng sản (2012), Báo cáo kết quả xác định tiền sử dụng số liệu, thông tin về kết quả điều tra, thăm dị khống sản của nhà nước khu mỏ than Hà Tu – Hà Lầm, Quảng Ninh (gồm các mỏ: Núi Béo, Hà Lầm, Hà Tu, Khe Hùm), Hà Nội.

30. Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam (2012), Đề án bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

31. Mai Quang Trường – Lương Thị Anh (2007),Giáo trình trồng rừng, Nxb Nơng

Nghiệp.

32. Paul Trường, Trần Tân Văn, Elise Pinners (2008), Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ Vetiver giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, Nxb Nông nghiệp.

33. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Qu ốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia (2001-2005), Danh lục các lồi thực vật Việt Nam, tập 1-3, Nxb Nơng nghiệp.

34. Viện khoa học và công nghệ mỏ - Luyện Kim, Bộ Công Thương (2009), Báo cáo tổng kết dự án Điều tra đánh giá hiện trạng cơng tác hồn thổ phục hồi mơi trường và xây dựng kế hoạch, dự á thực hiện chương trình hồn thổ phục hồi mơi trường ở các vùng khai thác khống sản.

35. Viện điều tra Quy hoạch rừng (2009), Cây rừng Việt Nam, Hà Nội.

36. Vinacomin – Rame (2012),Báo cáo tổng hợp Chương trình hợp tác mơi trường Vinacomin – Rame.

37. Viện Khoa học và Công nghệ mỏ - Luyện kim (2009), Báo cáo tổng kết dự án

Điều tra đánh giá hiện trạng công tác hồn thổ phục hồi mơi trường và xây dựng kế hoạch, dự án thực hiện cơng trình hồn thổ phục hồi mơi trường ở các vùng khai thác khoáng sản.

38. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2012), Tờ trình về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 -2015) tỉnh Quảng Ninh.

40. www.botanyvn.com,Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam.

TIẾNG ANH

41. Alexander, Lynn E, Daniel W. Uresk and Richard M. Hansen (1983), Summer food habits of domestic sheep in southeastern Montana. J. Range Manage. 42. Andell J. Bjugstad (1984), Shrub and tree establishment on coal spoils in

northern High Plains – USA.

43. Ardell J.Bjugstad and Warren C. Whitman (1990), Promising native forbs for seeding on mine spoils.

44 Australian Government (2006), Mine rehabilitation, leading practice sustainable development program for the mining industry.

45. Chen Tongbin et al (2002). Arsenic hyperaccumulation Peteris vittata L. and its arsenic acccumulation. Chinesse science Bullentin vol.47.

46. C.Y.Wei et al, 2004. Project An investigation of heavy metal concentration and growth of arsenic hyperaccumulation Peteris vittata.

47. Girard, Michele, M. Harold Goetz and Ardell J. Bjugstad (1989), Native woodland habitat types of southwestern North Dakota.

48. Environment Production Agency (1995),Rehabilitation anh Revegetation.

49. John C. Greenfield (2008), The vetiver system for soil and water conservation,

proven and green environmental solutions.

50. Pau Truong, Tran Tan Van, Elise Pinners (2008), The vetiver system for slope stabilization,proven and green environmental solutions.

51. Raunkiaer (1937),Plant life forms, Oxford.

52. Thornburg, Ashley A (1982), Plant materials for use on surfacemined lan in arid and semiarid regions.

PHỤ LỤC

Pl1. Một số hình ảnh trồng cây thử nghiệm

Pl2. Bản vẽ khu vực bãi thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật cải tạo, phục hồi bãi thải sau khai thác than (thí điểm tại bãi thải chính bắc công ty cổ phần than núi béo – vinacomin) (Trang 64 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)