Đất đá khu vực bãi thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật cải tạo, phục hồi bãi thải sau khai thác than (thí điểm tại bãi thải chính bắc công ty cổ phần than núi béo – vinacomin) (Trang 43 - 47)

Đất đá bãi thải Chính Bắc là các loại đất đá trầm tích ở vách, trụ các vỉa than đã bị nổ mìn, cày xới và được xúc bốc, vận chuyển từ các công trường khai thác đến bãi thải. Thành phần đất đá chủ yếu gồm các loại mảnh vụn đá cát kết, cuội kết, bột kết, sét kết, sét than và đất phủ đệ tứ có cỡ hạt thay đổi từ 0,1mm đến 1000mm. Tỷ lệ hạt kích thước <50mm chiếm đến 10%, từ 50  80mm chiếm 60÷80% và các loại đá tảng kích thước >80mm chiếm 10÷20%, đất đá bãi thải có các chỉ tiêu cơ lý như sau:

+ Độ rỗng đá thải n = 21%.

+ Trọng lượng thể tích  = 2,05 t/m3

+ Trọng lượng thể tích đất đá bão hồ nước bh= +n = 2,26 t/m3. + Lực dính kết trong đất thải C = 2,0 t/m3.

+ Góc ma sát trong đá thải = 300.

Qua kết quả khảo sát trên, thành phần cơ giới đất bãi thải thuộc loại đất cát pha do cát chiếm tỷ trọng lớn trong đất, do vậy bãi thải thường tơi, rời, khả năng giữ nước kém. Do khơng có lớp phủ thực vật nên hầu hết các bãi thải có hiện tượng bị xói lở, bề mặt gồ ghề. Qua khảo sát, hiện tượng bào mịn, xói lở do mưa xảy ra nhanh nhất tại khu vực giữa sườn dốc, mép trên sườn dốc bãi thải thường bị sạt lở.

3.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật

Khảo sát khu vực mỏ khai thác than vùng khai thác than Quảng Ninh cho thấy khu vực nằm trong vùng đồi núi trọc, thảm thực vật nghèo kiệt lại bị ảnh hưởng của quá trình khai thác than và dân sinh qua nhiều năm nên hầu như khơng có giá trị kinh tế.

3.1.5.1. Thảm thực vật

Bên cạnh các lồi cây tự nhiên, cơng tác trồng rừng để phủ xanh tại các khu vực đất trống, đồi núi trọc, vùng đất nghèo dinh dưỡng được triển khai tích cực, nâng độ che phủ rừng từ 41,3% lên 44,4% trong giai đoạn 2006 -2009. Các loài cây chủ yếu gồm: Thông nhựa, Keo tai tượng, Thông mã vĩ, bạch đàn…

Các quần xã thực vật thuỷ sinh với các loài SúngNymphaea pubescens, bèo

Nhật Bản Eichhornia crassipes, Bèo cái Pistia stratiotes, Rau dừa Ludwigia adscendens, Rong đi chóHydrilla verticillata, Rong tóc tiênHydrilla verticillata,

Nhĩ cánUtricularia aurea, rau muống Ipomoea aquatica, các lồi cói Cyperus,…

b. Thảm thực vật nhân tạo:

Các quần xã cây trồng lâu năm gồm có: Phi lao Casuarina equisetifolia trồng

tại các khu vực dải cát ven biển; cây gỗ lá rộng khác (các loài Bạch đàn Eucalyptus spp., Keo lá tràm Acacia auriculaeformis, Keo tai tượng A. oraria...) trồng tại các

khu vực đồi núi khu vực ven biển Quảng Ninh. Cây trồng lâu năm trong các khu dân cư nơng thơn (Mít Artocarpus heterophyllus, Xoan Melia azedarach, Dừa Cocos nucifera, TreBambusaspp…).

Các quần xã cây trồng hàng năm có: lúa nước Oryza sativa; cây trồng cạn

hàng năm trên đụn cát và đất phù sa alluvi (Ngô Zea mays, Củ từ Dioscorea esculenta var. fasciculata, rau màu các loại...); Chuối Musa paradisiaca trồng trong

vườn khu dân cư, các khu vực bãi ven sông xen rải rác rau màu hoặc không. Cây trồng cạn hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày trên đất bãi và ruộng lúa 3 vụ (Đỗ đậu các loại, Sắn Manihot esculenta, Ngô Zea mays, Rau màu...); ruộng vườn

quanh nhà ở khu dân cư (Lúa Oryzaspp., Sắn Manihot esculenta, NgôZea mays...).

c. Thảm thực vật tự nhiên vùng đồi núi đất và núi đá vôi

Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh cây lá rộng có cây gỗ rải rác với quần xã ưu thế: Ba bét Nam Bộ Mallotus paniculatus, Thành ngạnh Cratoxylon polyanthum, Thao kén Helicteres angustifolia, Mán đỉaArchidendron clypearia, Lá

nến Macaranga denticulata, Sim Rhodomyrtus tomentosa, Mua Melastoma candidum, Mâm xôiRubus cochinchinensis.

Trảng cỏ thứ sinh với quần xã ưu thế: Lau Saccharum spontaneum, Le Oxytenanthera albociliata, Cỏ Tranh Imperata cylindrica, Chè vè Miscanthus sinensis.

Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh với quần xã ưu thế Kháo Phoebe sp., Lá nến Macaranga denticulata, cỏ Lào Eupatorium odoratum, Ngấy Rubus sp., Đỗ quyênRhododendronspp.

Trảng cỏ thứ sinh với quần xã ưu thế cỏ Tranh Imperata cylindrica, cỏ Lô Themeda gigantea, cỏ Trấu Apluda mutica, cỏ Lào Eupatorium odoratum [7], [8], [9], [10], [14].

3.1.5.2. Hệ động vật

Trong khu vực Dự án khơng có các loại động vật q hiếm, các loài động vật lớn sinh sống tại đây hầu như khơng cịn.

Tóm lại, nguồn tài nguyên rừng và hệ sinh thái ở khu vực nghiên cứu rất nghèo nàn, cây cối thưa thớt, ít có giá trị, khơng có thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm, thuộc nhóm I và nhóm II theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưở ng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật cải tạo, phục hồi bãi thải sau khai thác than (thí điểm tại bãi thải chính bắc công ty cổ phần than núi béo – vinacomin) (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)