CỔNG NOR, NAND VÀ XOR

Một phần của tài liệu giáo trình kiến trúc máy tính 2 - phan văn nghĩa (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 3 : CỔNG LOGIC & MẠCH SỐ

3.9CỔNG NOR, NAND VÀ XOR

Ngồi các cổng OR, AND và NOT cịn có 3 loại cổng khác cũng được sử dụng phổ biến trong máy tính đó là NOR, NAND và XOR.

Cổng NOR

Ký hiệu cổng NOR giống như cổng OR chỉ có khác là nó có một vịng trịn nhỏ ở lối ra (hình 3-9) để chỉ ra rằng: Cổng NOR gồm một cổng OR và một cổng NOT.

Hình 3-9: Cổng NOR Bảng sự thật cho cổng NOR như sau:

A B A+B A+B 0 0 0 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 0

Lối ra NOR chỉ ở trạng thái 1 khi tất cả các lối vào đều ở trạng thái 0.

Cổng NAND

Hình 3-10: Cổng NAND

NAND hồn tồn giống cổng AND chỉ khác là có một vịng trịn ở lối ra để chỉ ra rằng phải thực hiện phép đảo. Nói cách khác NAND giống như một cổng AND và theo sau là một cổng INVERTER. Bảng sự thật của NAND như sau:

A B AB AB 0 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 1 1 1 0

Lối ra của cổng AND sẽ lên cao khi tất cả các lối vào đều cao, trong khi đó lối ra của cổng NAND sẽ lên cao khi có một lối vào ở mức thấp.

Cổng XOR

Cổng XOR (Exclusive - OR) được thực hiện từ các 2 cổng AND, 2 cổng NOT và 1 cổng OR theo sơ đồ nối sau đây:

Hình 3-11: Sơ đồ nối bên trong cổng XOR

Bảng sự thật của XOR như sau. A B A+B A⊕B 0 0 0 0 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0

Tính chất của XOR là nếu 2 biến vào giống nhau (cùng bằng 0 hoặc cùng bằng 1) thì lối ra bằng 0, nếu 2 biến vào khác nhau thì lối ra sẽ bằng 1. Người ta sử dụng kết quả này để so sánh 2 bit với nhau. Mạch XOR cũng được dùng để phát hiện lỗi theo phương pháp kiểm tra chẳn lẻ trong các quá trình truyền số liệu.

Một phần của tài liệu giáo trình kiến trúc máy tính 2 - phan văn nghĩa (Trang 33 - 35)