Các lối vào không đồng bộ

Một phần của tài liệu giáo trình kiến trúc máy tính 2 - phan văn nghĩa (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 3 : CỔNG LOGIC & MẠCH SỐ

c) Các lối vào không đồng bộ

Trong các FF chúng ta đãõ xem xét trước đây, các lối vào S, C, J, K, D gọi là các lối vào điều khiển (control inputs). Những lối vào này còn gọi là lối vào đồng bộ (synchronous inputs) bởi vì ảnh hưởng của chúng lên lối ra đồng bộ với lối vào đồng hồ. Hầu hết các FF có một hay nhiều lối vào khơng đồng bộ (asynchronous inputs) mà hoạt động của chúng không phụ thuộc vào đồng hồ và các tín hiệu vào đồng bộ. Những tín hiệu này dùng để đặt FF lên 1 hoặc xóa FF về 0 tại một thời điểm bất kỳ không phụ thuộc vào trạng thái của các lối vào khác.

Hình 3-26 là sơ đồ FF JK có 2 lối vào bất đồng bộ là DC SET và DC CLEAR Hai lối vào này đều tác động thấp. Người ta dùng các ký hiệu sau để chỉ các lối vào không đồng bộ .

DC SET, SET Direct (SD), PRESET (PRE): đặt 1 cho FF

DC CLEAR, CLEAR Direct (CD) hay CLEAR (CLR): xố về 0 cho FF

Hình 3-26: FF JK với các lối vào điều khiển không đồng bộ

3.17 ỨNG DỤNG CỦA FF

a)Lưu trữ và truyền số liệu:

FF thường được dùng để lưu trữ và truyền số liệu. Các số liệu có thể ở dạng nhị phân, BCD. Các số liệu có thể được lưu trữ trên một nhóm các FF gọi là thanh ghi (register). Số lượng bit trên 1 thanh ghi bằng số FF.

Hoạt động thường xuyên đối với số liệu được lưu giữ trên thanh ghi là chuyển số liệu. Việc chuyển số liệu bao gồm chuyển số liệu giữa các FF hoặc giữa các thanh ghi với nhau. Hình 3-27 là mạch truyền số liệu giữa các FF loại SC, JK và D. Trong từng trường hợp, giá trị nhị phân được lưu giữ trong thanh ghi A được truyền cho thanh ghi B tại PGT của xung chuyển ( transfer pulse).

Hình 3-27: Truyền số liệu nối tiếp giữa các thanh ghi

Hình 3-28 là sơ đồ truyền số liệu song song giữa hai thanh ghi X và Y. Mỗi thanh ghi có 3 bit. Mạch này gọi là mạch chuyển số liệu song song (parallel transfer) do X1X2X3 được chuyển đồng thời đến Y1Y2Y3. Nếu việc chuyển nối tiếp được thực hiện thì nội dung của thanh ghi X được chuyển từng bit một cho thanh ghi Y.

Hình 3-28: Truyền số liệu song song giữa 2 thanh ghi 3 bit

Hình 3-29 là một thanh ghi dịch (shift register) 4 bit. Số liệu được truyền theo kiểu nối tiếp trong thanh ghi khi có xung chuyển.

Thanh ghi dịch này được tổ chức từ 4 FF JK. Data được đưa vào FF đầu tiên. Giả sử ban đầu trạng thái của thanh ghi là 0000. Xung đồng hồ đầu tiên dữ liệu được truyền tới FF thứ nhất. Sau 3 xung đồng hồ, dữ liệu được chuyển đến FF cuối cùng .

Hình 3-30 là sơ đồ truyền số liệu nối tiếp giữa thanh ghi X và thanh ghi Y. Sau mỗi xung đồng hồ dữ liệu được dịch sang phải 1 bit như bảng sau:

X2 X1 X0 Y2 Y1 Y0

1 0 1 0 0 0 Trước khi có xung đồng hồ 0 1 0 1 0 0 Sau xung thứ nhất

0 0 1 0 1 0 Sau xung thứ hai 0 0 0 1 0 1 Sau xung thứ ba

Hình 3-30: Truyền số liệu nối tiếp giữa 2 thanh ghi 3 bit

Một phần của tài liệu giáo trình kiến trúc máy tính 2 - phan văn nghĩa (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)