Do vậy để góp phần tăng cường năng lực về khoa học và công nghệ ứng dụng viễn thám và GIS phục vụ quản lý rừng ở địa phương, dữ liệu viễn thám với độ phân giải cao và độ lặp lớn ngày càng trở nên phổ biến được sử dụng rộng rãi trong quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt với những dữ liệu viễn thám được phân phối miễn phí đã mở ra nhiều cơ hội sử dụng dữ liệu viễn thám trong phục vụ quản lý và giám sát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng.
2.2. Xây dựng quy trình thành lập bản đồ bản đồ phânvùng nguy cơ cháy rừng vùng nguy cơ cháy rừng
Nguyên lý của việc ứng dụng viễn thám và GIS sử dụng trong mơ hình gồm có các cơng đoạn: từ dữ liệu viễn thám và các dữ liệu bản đồ chuyên đề khác, chiết tách, xây dựng các bản đồ thành phần là dữ liệu đầu vào của mơ hình. Các thành phần này được xử lý trong GIS và xây dựng thành cơ sở dữ liệu. Bản đồ các yếu tố tiềm năng gây cháy rừng được xây dựng thơng qua việc tích hợp các lớp cơ sở dữ liệu bản đồ bằng công cụ GIS. Từ bản đồ các yếu tố tiềm năng gây cháy rừng, trên cơ sở mối tương quan vào tính tốn tích hợp trong hệ thống GIS sẽ xây dựng được bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng.
Quy trình áp dụng viễn thám và GIS kết hợp mơ hình trọng số trong thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng được trình bày trong (hình 7).
Mơ hình sử dụng 8 loại thơng số đầu vào để tính tốn, các thông số này được xử lý bằng cơng cụ GIS trước khi đưa vào tính tốn trong mơ hình. Theo quy trình trên, các dữ liệu đầu vào áp dụng cho mơ hình trọng số gồm:
- Bản đồ độ dốc (đơn vị tính là độ) - Bản đồ hướng sườn (hướng)
- Khoảng cách dân cư đến rừng (đơn vị tính là km) - Khoảng cách nương rẫy đến rừng (đơn vị tính là km) - Lớp phủ thực vật (thông tin cơ sở là loại thảm phủ) - Lượng mưa trung bình tháng (đơn vị tính là mm/năm) - Nhiệt độ bề mặt chiết tách từ tư liệu Landsat (độ C) - Tốc độ gió (m/s)
Hình 2. 4. Quy trình thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng huyện Sơn Động, Bắc Giang
Các bước thực hiện quy trình như sau:
Phân vùng nguy cơ cháy rừng bằng công nghệ viễn thám và GIS là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tham gia vào quá trình hình thành cháy rừng. Trong nghiên cứu này, bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng được xây dựng dựa trên cơ sở khả năng xảy ra cháy và mức độ nguy hiểm của quá trình cháy đối với
rừng. Sự phân cấp dựa trên việc tham khảo và tổng hợp kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực liên quan như: địa mạo, thực vật, khí hậu, thủy văn…, đồng thời kết hợp với việc phân tích điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
Bước 1: Dữ liệu đầu vào gồm DEM, dữ liệu hiện trạng sử dụng đất, dữ liệu khí tượng, dữ liệu ảnh vệ tinh, và dữ liệu hiện trạng rừng.
Bước 2: Tính tốn các giá trị nhiệt độ, tính độ dốc dựa trên dữ liệu bản đồ và dữ liệu ảnh vệ tinh để thành lập các loại bản đồ thành phần như: bản đồ nhiệt độ, bản đồ độ dốc, bản đồ hướng sườn, bản đồ vị trí dân cư và nương rẫy.
Bước 3: Tính Trọng số và thang điểm phân cấp nguy cơ cháy rừng của các chỉ tiêu.
Bước 4: Tích hợp các nội dung bản đồ thành phần để thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG NGUY CƠ CHÁY RỪNG BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS TẠI KHU
VỰC THỰC NGHIỆM HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG 3.1. Giới thiệu chung về khu vực thực nghiệm
3.1.1. Vị trí địa lý
Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ 80 km về phía Đơng Bắc; diện tích tự nhiên 844,32 km2 (chiếm 22% diện tích tồn tỉnh). Phía Bắc giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn; phía Đơng và phía Nam giáp các huyện Ba Chẽ, Hồnh Bồ và thị xã ng Bí tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp các huyện Lục Nam, Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.