Tính nhiệt độ trên ảnh Landsat bằng phần mềm Envi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng bằng công nghệ viễn thám và GIS tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 57)

Bảng 3.3: Bảng thống kê nhiệt độ (độ C) tính được trên ảnh Landsat qua các năm

Tên ảnh/Ngày

chụp Kênh ảnh (Band) Nhiệt độthấp nhất (độ C) Nhiệt độ cao nhất (độ C) Nhiệt độ trungbình(độ C) Nhiệt độ trung bình cho 2 band 10_11 (Band 10+Band11)/2 14 34 25 Landsat8_OLI (30/12/2014) Band 10 13 30 19 Band 11 13 27 18 Nhiệt độ trung bình cho 2 band 10_11 (Band 10+Band11)/2 13 28 18 Landsat8_OLI (30/9/2016) Band 10 12 34 24 Band 11 9 27 20 Nhiệt độ trung bình cho 2 band 10_11 (Band 10+Band11)/2 11 31 22 Landsat 7 ETM+ (08/10/2016) Band 6 11 33 21

Từ các ảnh nhiệt độ được tính tốn ở trên tiến hành biên tập chuẩn hóa raster trên Arcgis để thành lập bản đồ nhiệt độ. Tính tốn nhiệt độ trên ảnh đối với ảnh Landsat 7 ETM+ (kênh 6), ảnh Landsat 8-OLI (kênh 10, 11).

Hình 3. 4. Bản đồ nhiệt độ chiết tách từ ảnh Landsat huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Độ dốc của địa hình và hướng sườn đón gió cũng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cháy rừng và trực tiếp liên quan đến sự phát triển của đám cháy. Đặc điểm địa hình và hướng gió thường được xem xét đến khi đề xuất các phương án phòng cháy chữa cháy rừng cho khu vực cụ thể nào đó. Vào mùa cháy rừng ở huyện Sơn Động, gió Đơng Bắc thịnh hành. Vì vậy, yếu tố độ dốc của địa hình và hướng sườn được xem là một trong những đầu vào cho các mơ hình đánh giá nguy cơ cháy rừng hiện nay [15, 17, 18].

Địa hình: có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy rừng và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đám cháy; mỗi loại địa hình sẽ hình thành các khu vực tiểu khí hậu khác nhau, nơi có độ cao lớn thường khơ hạn kéo dài, nắng nhiều và dao động nhiệt lớn hơn rất nhiều so với nơi có độ cao thấp; Khu vực có địa hình sườn dốc, do khác hướng phơi nên năng lượng sẽ có sự chi phối khác nhau, sườn dốc còn tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng đối lưu phát triển mạnh hơn so với khu vực khác, ngồi ra, các loại gió địa phương do sự điều chỉnh của địa hình đối với hệ

thống gió chính có thể làm tăng tốc độ gió … Các yếu tố địa hình có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện bốc hơi nước và độ ẩm của vật liệu cháy hoặc chi phối quy mô, tốc độ lan tràn các đám cháy rừng.

Kiểu rừng và loại hình thực bì là yếu tố có liên quan trực tiếp tới nguồn vật liệu cháy, tính chất và khối lượng vật liệu cháy. Mỗi kiểu rừng và loại hình thực bì có liên quan chặt chẽ đến khả năng bắt lửa và quy mô đám cháy rừng. Ở các khu rừng thơng, bạch đàn..., do q trình tỉa cành tự nhiên, những cành khô, lá rụng,vỏ cây và thân cây khơ…thường có tinh dầu hoặc nhựa rất dễ bắt lửa và cháy đượm; Những khu rừng núi đá, do có độ cao lớn, nguồn vật liệu cháy nhiều và khả năng bắt lửa rất cao, ngoài ra rừng núi đá cịn có nhiều khe rỗng, thung lũng nên hồn lưu gió càng lớn, đám cháy rừng thường lan rộng và phát triển nhanh.

Để xây dựng bản đồ độ dốc nghiên cứu đã thu thập dữ liệu địa hình DEM của khu vực Sơn Động. Lấy dữ liệu độ cao địa hình, chuẩn hóa dữ liệu địa hình tạo DEM. Từ dữ liệu DEM tiến hành phân tích địa hình trên phần mềm Arcgis (Spatial Analysis tool/Surface/Slope) ta được bản đồ độ dốc như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng bằng công nghệ viễn thám và GIS tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 57)