Bản đồ độ dốc huyện Sơn Động,tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng bằng công nghệ viễn thám và GIS tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 60)

Từ kết quả thành lập bản đồ độ dốc ở trên ta thấy: Huyện Sơn Động có địa

hình dốc dần từ đơng bắc xuống tây nam, độ dốc khá lớn, đặc biệt là các xã nằm ven dãy núi Yên Tử (bình quân trên 25 độ). Độ cao trung bình của huyện là 450 m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Yên Tử (1.068 m), thấp nhất là 52 m, cá biệt khu vực Ba Khe (Tuấn Đạo) chỉ cao hơn mực nước biển 24 m.

Hình 3. 6. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng của hướng sườn Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang

Chiều dài sườn dốc là khoảng cách từ điểm bắt nguồn dịng chảy mặt đến vị trí tập trung nước hoặc điểm mà tại đó dịng chảy mặt chảy vào hệ thống sông suối. Như vậy, chiều dài này chính bằng quãng đường tính từ đường phân thuỷ đến đường tụ thuỷ. Đường phân thuỷ (đường phân nước mặt) nối liền các điểm cao nhất của địa hình trên mặt đất, chia mặt đất thành hai hướng sườn dốc. Khi nước mưa rơi xuống sẽ chảy về hai phía đối nhau tới hai lưu vực khác nhau và tập trung tại đường tụ thuỷ. Với địa hình đồi núi, độ dốc khác nhau thì giá trị chiều dài sườn dốc cũng khác nhau.

Thực tế, do nước tích tụ dần trong q trình di chuyển dọc theo sườn từ cao xuống thấp và nước lũ thường chỉ xảy ra ở khu vực sườn thấp (ví dụ chân sườn), vì vậy chiều dài sườn dốc là yếu tố địa hình quan trọng cần được đưa vào trong tính tốn các yếu tố thành phần trong thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng. Do vậy đối

với bản đồ hướng sườn nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu DEM, dữ liệu địa hình 3D ( đường mơ tả độ cao, đường phân thủy, tụ thủy) tiến hành nội suy bản đồ hướng sườn trên phần mềm Arcgis 10.2 để phân ra các cấp hướng sườn (độ dốc) từ thấp đến cao.

Huyện Sơn Động có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống với nhiều phong tục tập quán khác nhau, sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Trong một bộ phận đồng bào dân tộc vẫn còn tồn tại phương thức phát đốt nương làm rẫy và dùng lửa để săn bắt động vật rừng, đây cũng yếu tố xã hội ảnh hưởng đến cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng. Theo số liệu thống kê các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn thì có đến trên 50% số vụ xảy ra do đốt nương làm rẫy trái phép làm lửa cháy lan sang rừng, 35% số vụ xảy ra là do người dân đốt lửa săn bắt động vật hoang dã và 5% số vụ là do xử lý thực bì khơng đúng quy trình kỹ thuật. Vì vậy, các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh trưởng trực tiếp đến tình trạng cháy rừng và đóng vai trị cung cấp nguồn nhiệt cho các vụ cháy rừng diễn ra trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, yếu tố khoảng cách từ các khu dân cư và đất nương rẫy có ảnh hưởng đến các vụ cháy rừng. Dựa vào các bản đồ hiện trạng, bản đồ địa hình, kết hợp với quá trình điều tra bổ sung thực địa để biết được sự phân bố dân cư, nương rẫy của khu vực nghiên cứu để thành lập bản đồ phân bố dân cư và nương rẫy như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng bằng công nghệ viễn thám và GIS tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 60)