Bên cạnh những ưu điểm, thành công ban đầu đạt được, ta cũng thấy công ty tồn tại khá nhiều những nhược điểm lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh nói chung và công tác triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty, cụ thể:
Một là, Công ty chưa có một bộ phận tìm kiếm và nghiên cứu thông tin có hệ thống trên thị trường mục tiêu. Công việc này phụ thuộc nhiều vào các môi giới thương mại tại trường đó và một phần do nhân viên phòng kinh doanh phụ trách nhưng công việc không chủ động do họ không có hướng thực hiện cụ thể. Việc sử dụng các lực lượng bên ngoài để cung cấp thông tin thị trường mặc dù có những ưu điểm nhưng lại ẩn chứa nhiều mối đe dọa tiềm tàng.
Hai lภhình thức thâm nhập hiện tại của công ty là hình thức gián tiếp thông qua nhà nhập khẩu bán buôn. Sau khi giao hàng cho đối tác nhập khẩu, mọi quyết định về sản phẩm công ty đều không có quyền can thiệp. Điều này mang lại nhiều bất lợi cho công ty. Sản phẩm của công ty có thể không được đảm bảo về chất lượng, giá cả, các điều kiện sử dụng khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng không có sự nhận biết về công ty, về nhãn hiệu sản phẩm cao. Các chính sách marketing về sản phẩm không được thực hiện, nhãn hiệu sản phẩm, hình ảnh của công ty không lưu lại trong tâm trí khách hàng.
Ba là, với tình hình biến động của thị trường kinh tế thế giới dẫn đến thị trường ngoại hối có nhiều ảnh hưởng, hiện nay công ty chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Bốn là, Các điều kiện phục vụ công tác triển khai chiến lược kinh doanh còn thiếu. Phương tiện thông tin, dự báo lạc hậu, thiếu trang bị, nhân lực còn yếu
và thiếu về trình độ quản trị chiến lược. Quy trình xét duyệt, thông qua chiến lược còn nặng về hành chính tập trung. Trong khi đó, khả năng tham gia vào quá trình triển khai chiến lược của các thành viên của chi nhánh còn hạn chế, chưa được mở rộng, dẫn đến kết quả chưa cao.