cáo tài chính hợp nhất của 24 ngân hàng thương mại và U.S. Energy Information Administration)
Hình 2.8 mơ tả trung bình giá dầu 12 tháng theo ngày của giá giao ngay và nợ xấu ngân hàng (nợ xấu trên tổng dư nợ) cho tất cả các ngân hàng Việt Nam trong năm 2006 – 2016. Giá dầu bắt đầu trải qua một xu hướng đi lên vững chắc, trở nên nhanh hơn kể từ năm 2006. Đạt đỉnh cao kỷ lục trung bình khoảng 100USD vào năm 2008 sau đó giảm mạnh xuống khoảng 62USD trong năm 2009, sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Kể từ cuối năm 2009, giá dầu đã tăng đáng kể với một số biến động, cho đến cuối năm 2014. Xu hướng tăng này có thể là do kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế toàn cầu và tiêu dùng cao. Tuy nhiên, kể từ đó, giá dầu đã giảm đáng kể do những biến động địa chính trị ở Trung Đơng và nhu cầu dầu thô giảm, chủ yếu từ Trung Quốc.
Về phía nợ xấu, NPL của ngân hàng giảm mạnh từ năm 2006 cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong năm 2007 - 2008. Kể từ đó, nợ xấu của danh mục cho vay ở mức cao và duy trì liên tục trong giai đoạn 2010 – 2013, sau đó giảm dần đến 2015 và tăng nhẹ trong năm 2016.
So với cả giá dầu, bài viết quan sát thấy có một điều thú vị rằng khi giá dầu tăng (giảm), nợ xấu của ngân hàng Việt Nam cũng có xu hướng tăng (giảm) cùng chiều.
2.1.3.3. Phát triển giả thuyết
Sự biến động giá dầu có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh hai kênh mà thơng qua đó các cú sốc giá dầu được truyền dẫn tới khu vực chính (Hamilton, 2008, Scholtens và Yurtsever, 2012, và Tsai, 2015). Thứ nhất, việc tăng giá dầu dẫn đến chi phí đầu vào cao hơn và do đó chi phí sản xuất biên cao hơn, do vậy ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc sử dụng năng lượng sẽ giảm theo sự gia tăng của giá dầu, do đó tăng trưởng năng suất thấp hơn và theo sau đó là giảm sản lượng của doanh nghiệp. Kênh này được gọi là cú sốc bên cung. Kênh thứ hai là giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cùng với giá năng lượng tăng cao, và do đó, cầu về sản lượng của hộ gia đình sẽ giảm, kết quả là ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kênh này được gọi là cú sốc cầu. Hai kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế thực dường như áp dụng cho các nước nhập khẩu dầu mỏ.
Đối với các nước xuất khẩu dầu, xu hướng này được cho là ngược lại: cú sốc giá dầu dương (âm) làm tăng (giảm) giá trị doanh nghiệp thông qua cả hai kênh.
Cho rằng các nước xuất khẩu dầu phụ thuộc rất lớn vào doanh thu dầu mỏ như là một trong những nguồn thu nhập chính của họ, việc tăng giá dầu có thể ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế của họ. Khi giá dầu tăng, các nước xuất khẩu dầu có được thặng dư thu nhập, dẫn đến tăng GDP, cân bằng tài khoản vãng lai, tổng thu ngân sách và dự trữ ngoại hối. Ví dụ, Bruckner et al. (2012) cho rằng tăng giá dầu kéo theo tăng trưởng GDP nhiều hơn ở các nước có lượng xuất khẩu dầu lớn. Trong trường hợp này, đầu tư và sau đó sản lượng sẽ tăng lên, làm cho các công ty hoạt động tốt hơn. Giá dầu cao cũng làm tăng khả năng tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài, tăng đầu tư và tăng trưởng, dẫn đến cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn nữa, dịch chuyển thu nhập từ các nền kinh tế nhập khẩu dầu sang các nền kinh tế xuất khẩu dầu làm cho cầu hàng hóa vá dịch vụ của các hộ gia đình tăng, kéo theo tăng sản lượng. Nhìn chung, trong các nền kinh tế xuất khẩu dầu, thông qua kênh cung cầu, tình hình tài chính của các doanh nghiệp có xu hướng được củng cố, và do đó, tình hình của ngân hàng với việc địi nợ các công ty này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, sự phát triển này sẽ đảo ngược khi giá dầu giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp, và do đó ảnh hưởng nguồn vốn của họ để trả nợ vay ngân hàng, dẫn đến nợ xấu cao. Nói cách khác, trong thời kỳ suy thối, sự sụt giảm doanh thu của chính phủ và doanh nghiệp làm giảm khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ, nợ xấu của ngân hàng chắc chắn tăng. Tuy nhiên, khi Abeysinghe (2001) nghiên cứu mười nền kinh tế Châu Á, tác giả nhận thấy rằng ngay cả những nhà xuất khẩu ròng như Indonesia và Malaysia cũng khơng thể thốt khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá dầu tăng cao mang lại. Mặc dù giá dầu tăng có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế của hai quốc gia xuất khẩu dầu này nhưng tác giả thấy rằng tác động lâu dài là tiêu cực, bao gồm tác động gián tiếp của giá dầu thơng qua các đối tác thương mại.
Cịn đối với các nhà nhập khẩu dầu, họ phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của giá dầu như là tạo ra những tác động xấu đi về mặt chi phí. Theo Pinar Deniz (2017),
giá dầu cao hoặc biến động giá dầu làm suy giảm cấu trúc kinh tế của các quốc gia nhập khẩu dầu. Ann Smith và các cộng sự (2008) cho thấy rằng do bởi sự gia tăng trong giá dầu đã làm cho những sản phẩm sử dụng năng lượng dầu để sản xuất và phân phối trở nên đắt đỏ. Khi giá dầu tăng, giá các phương tiện vận tải như taxi, xe bus cũng tăng theo. Chi phí vận chuyển và phân phối thực phẩm cao hơn dẫn đến giá thực phẩm tăng cao. Thêm vào đó là sự gia tăng chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm, do đó cản trở khả năng chi trả lãi và nợ gốc của nhiều công ty, làm tăng nguy cơ mắc phải nợ xấu, dẫn đến khả năng vỡ nợ. Tất cả những điều đó đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong trường hợp ngược lại, theo sau sự sụt giảm trong giá dầu, hiệu quả hoạt động của công ty sẽ tăng hơn ở các nước nhập khẩu dầu, ảnh hưởng một cách tích cực đến khả năng đáp ứng các cam kết về tài chính như trả nợ ngân hàng. Kết quả là, một mong đợi những biến động giảm của giá dầu sẽ làm giảm tỷ lệ vỡ nợ của các khoản cho vay và do đó nợ xấu của ngân hàng giảm, làm tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng.
Nhìn chung, chúng tơi mong đợi sự liên quan giữa biến động giá dầu và nợ xấu của ngân hàng ở thị trường Việt Nam như là một nhà nhập khẩu dầu. Điều này dẫn đến kì vọng giả thuyết của nghiên cứu là: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa giá dầu đến nợ xấu ngân hàng.
2.2. Các bằng chứng thực nghiệm
Trong nghiên cứu“Oil Prices, Credit Risks in Banking Systems, and Macro-
Financial Linkages across GCC Oil Exporters” do tác giả Saleh Alodayni thực hiện năm 2016, bài viết đánh giá ảnh hưởng của sự sụt giảm giá dầu mỏ năm 2014-2015
gần đây đối với sự ổn định tài chính trong khu vực Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu này là đánh giá cách cú sốc giá dầu lan truyền trong nền kinh tế vĩ mô và cách mà các cú sốc vĩ mô truyền dẫn đến bảng cân đối của các ngân hàng GCC. Một phần của nghiên cứu này áp dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) và mơ hình tác động cố định dạng bảng để ước lượng phản ứng của nợ xấu đến các yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô. Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của bất kỳ phản hồi tiêu
cực giữa hệ thống ngân hàng GCC và nền kinh tế. Do đó, nghiên cứu áp dụng mơ hình VAR dạng bảng để khám phá mơ liên kết Tài chính- Vĩ mơ giữa hệ thống ngân hàng GCC và nền kinh tế thực. Kết quả cho thấy rằng giá dầu, GDP không bao gồm dầu mỏ, lãi suất, giá cổ phiếu và giá nhà đất là những yếu tố quyết định chính của nợ xấu đối với các ngân hàng GCC và tổng thể sự ổn định tài chính trong khu vực. Cú sốc rủi do tín dụng có xu hướng lan truyền những bất ổn đến GDP không bao gồm dầu mỏ, tăng trưởng tín dụng, và giá cố phiếu trên các nên kinh tế GCC. Mức nợ xấu cao hơn hạn chế sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng và có thể giảm tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế này. Các kết quả ủng hộ quan điểm cho rằng những bất ổn trong các hệ thống ngân hàng dẫn đến những hậu quả không mong muốn của các khu vực thực.
Chengcheng Xu và Bingqing Xie nghiên cứu về “The impact of oil price on bank profitability in Canada” năm 2014, sử dụng ước lượng bình phương tối thiểu thơng
thường. Bài viết phân tích tác động của giá dầu đến lợi nhuận của ngân hàng ở Canada, sử dụng dữ liệu của 10 ngân hàng công từ năm 1995 đến năm 2015. Các yếu tố quyết định lợi nhuận của bài viết bao gồm các đặc điểm riêng cụ thể của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Bài nghiên cứu xem xét một cách riêng biệtcách mà ngân hàng phản ứng với hai lần giảm đột ngột trong suốt 20 năm qua. Bài viết thấy rằng có một mối quan hệ có ý nghĩa tích cực giữa giá dầu và lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn đầu, nhưng khơng có bằng chứng cho thấy rằng chúng có mối quan hệ trong những năm gần đây. Bằng chứng này cho thấy các ngân hàng Canada đã có hành động phịng ngừa từ rủi ro sụt giảm giá dầu.
Bài nghiên cứu“The Impact of Oil Prices on the Banking System in the GCC” của
tác giả Khandelwal và các cộng sự vào năm 2016 khảo sát các mối liên kết giữa
biến động giá dầu thế giới và sự phát triển kinh tế vĩ mơ và tài chính ở khu vực GCC. Áp dụng một loạt phương pháp tiếp cận bảng đa biến, bao gồm phương pháp tiếp cận bảng VAR (vector autoregression), bài viết tìm thấy bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của các vòng lặp giữa biến động giá dầu, bảng cân đối ngân hàng,
và giá tài sản. Bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy rằng vốn và trích lập dự phòng của ngân hàng đã hành động theo một cách ngược chiều suốt chu kỳ.
Theo nghiên cứu của Kaffash, Sepideh năm 2014 với bài viết “Oil price and bank performance in the Middle Eastern oil exporting countries”, các ngân hàng như là
các tổ chức tài chính hiển nhiên nhất cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính trong vai trị chính là trung gian từ những người cho vay và người đi vay tiền với các cơng cụ phức tạp liên quan đến cung cấp tín dụng và thanh khoản, quản lý rủi ro và chuyển tiền, đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Đo lường hiệu suất của các ngân hàng và xác định các yếu tố tác động đến nó, là một vấn đề quan tâm chính với các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các bên liên quan, các nhà đầu tư và cơng chúng nói chung. Biến động giá dầu như là một yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, có thể ảnh hưởng đến các sự kiện kinh tế vĩ mô, mà lần lượt, ảnh hưởng đáng kể đến dịng tiền trong ngành tài chính và ngân hàng. Khảo sát hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và làm thế nào biến động giá dầu tác động một cách có ý nghĩa lên hiệu quả hoạt động với các hình thức hoạt động ngân hàng khác nhau của các nước xuất khẩu dầu, là mối quan tâm của các nhà quản lý ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách. Bài nghiên cứu sẽ giúp các cấp quản lý của ngân hàng nhận thức được mối quan hệ giữa biến động giá dầu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng của họ và sẽ giúp họ trong việc xây dựng chính sách và chiến lược tốt hơn để có cơ hội và tránh những rủi ro có thể xảy ra mà biến động này có thể gây ra. Hơn nữa, nó sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách ở các nước xuất khẩu dầu hiểu cách ngành ngân hàng của một nước xuất khẩu dầu có thể gặt hái lợi ích từ sự bùng nổ kinh tế như là hệ quả của việc tăng giá dầu. Do đó, luận án này nhằm nghiên cứu tác động của biến động giá dầu đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng dưới các hình thức hoạt động khác nhau ở các nước xuất khẩu dầu. Mẫu bao gồm 98 ngân hàng thương mại, đầu tư và hồi giáo tại tám nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông (MEOE) trong giai đoạn 2000-2011. Nghiên cứu áp dụng phân tích dữ liệu bao gồm 2 giai đoạn để xem xét tác động của biến động giá dầu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Trong
giai đoạn đầu tiên, bốn điểm năng lực khác nhau của hoạt động ngân hàng trong các nước MEOE được trích dẫn và so sánh. Kết quả thực nghiệm nói chung cho thấy rằng, hệ thống ngân hàng MEOE hầu hết đều chịu thiệt hại từ việc sử dụng và quản lý kém các nguồn lực để sản xuất đầu ra thay vì sự thất bại trong sự vận hành ở quy mô sản xuất. Mức độ thấp của tổng năng lực kỹ thuật trong ngành ngân hàng MEOE có nghĩa rằng ban quản lý có kỹ năng thấp trong kiểm soát chi phí hoạt động, hoạt động tiếp thị, tiếp thu tiền gửi và giám sát và kiểm tra hiệu quả các khách hàng vay. Trong giai đoạn 2, để tìm ra tác động của biến động giá dầu đối với hoạt động của các ngân hàng, các điểm năng lực kỹ thuật thu được từ giai đoạn đầu tiên đã được hồi quy qua biến biến động giá dầu và các biến môi trường. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng trong khi doanh thu từ dầu mỏ tác động đến hiệu quả của các ngân hàng một cách trực tiếp, những cú sốc giá dầu tích cực tác động đến hiệu quả của các ngân hàng một cách gián tiếp, thông qua lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Những phát hiện này cho thấy khi có sự gia tăng giá dầu, hoạt động ngân hàng ở các nước xuất khẩu dầu sẽ hưởng lợi từ thu nhập thặng dư được bơm vào nền kinh tế và hiệu quả của các ngân hàng sẽ được tăng cường.
Theo Salas và Saurina năm 2002 với bài nghiên cứu về “Credit Risk in Two Institutional Regimes: Spanish Commercial and Savings Banks”, mặc dù rủi ro tín
dụng là một yếu tố quan trọng mà các tổ chức tài chính phải đương đầu, nhưng các yếu tố quyết định đến các khoản vay có vấn đề lại ít được nghiên cứu. Sử dụng dữ liệu bảng, chúng tôi so sánh các yếu tố quyết định những khoản vay có vấn đề của các ngân hàng thương mại và tiết kiệm ở Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985 – 1997, xem xét cả biến số cấp độ kinh tế vĩ mô và ngân hàng tư nhân. Tỷ lệ tăng trưởng GDP, cơng nợ của hộ gia đình và doanh nghiệp, tăng trưởng tín dụng nhanh hay mở rộng chi nhánh, không hiệu quả, thành phần danh mục đầu tư, quy mô, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, sức mạnh thị trường là các biến giải thích cho rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng tiết kiệm, điều này khẳng định vấn đề có liên quan của hình thức thể chế trong quản lý rủi ro tín dụng. Các phát hiện của tác giả nâng cao tầm quan trọng về các vấn đề chính
sách giám sát của ngân hàng: việc sử dụng các biến cấp độ ngân hàng như là các chỉ số cảnh báo sớm, lợi thế của việc sáp nhập ngân hàng từ các khu vực khác nhau, và vai trò của sự cạnh tranh ngân hàng và quyền sở hữu trong việc xác định rủi ro tín dụng.