II. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ
2.1. Cơ sở lý thuyết và thực trạng
2.1.2.3. Bối cảnh về ngành công nghiệp năng lượng dầu khí của Việt Nam
Dầu là nguồn tài nguyên hóa thạch hữu hạn và nhanh chóng cạn kiệt, vì vậy khả năng duy trì và tăng nguồn cung là mối bận tâm thường xuyên hơn 50 năm qua. Trong thập niên đầu của thế kỷ này, nhiều nhà bình luận đã bắt đầu dự báo một đỉnh ngắn hạn và giảm ở giai đoạn tiếp theo trong ngành cơng nghiệp sản xuất dầu khí truyền thống tồn cầu. Q trình này được dự báo sẽ dẫn đến sự gián đoạn dài và duy trì liên tục của nền kinh tế tồn cầu, với các nguồn năng lượng thay thế không thể lấp đầy chỗ thiếu hụt ở chi phí chấp nhận được trong khoảng thời gian cho phép. Phản đối điều này, các nhà bình luận khác lập luận rằng giá dầu tăng sẽ kích thích sự tiếp tục khám phá và tăng cường phục hồi dầu truyền thống, sự phát triển của các nguồn tài nguyên "phi truyền thống" như cát dầu và sự lan truyền những sản phẩm thay thế như nhiên liệu sinh học và xe điện, dẫn đến khơng có sự gián đoạn về kinh tế. Mặc dù có rất nhiều bằng chứng hỗ trợ cho các nhà bình luận, nhưng bất chấp những khác biệt này, có một sự đồng thuận ngày càng tăng rằng thời đại dầu giá rẻ đã trôi qua, chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới và rất khác biệt.
Ngành dầu khí là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển ở Việt Nam. Sản xuất dầu không chỉ là nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế hiện nay. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, ngành cơng nghiệp dầu khí ở Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Theo luật về đầu tư nước ngồi, hàng chục cơng ty dầu mỏ đang tham gia sản xuất dầu khí với tổng số tiền đầu tư khoảng 7 tỷ USD. Nhiều mỏ dầu mới được khám phá, sản lượng dầu đã tăng nhanh. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi của quốc gia vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20 và đưa Việt Nam vào danh sách các nước xuất khẩu dầu, cải thiện an ninh năng lượng quốc gia. Vì thế, hiện nay ngành dầu khí đóng một vai trị quan trọng trong kinh tế Việt Nam, là một
phần đáng kể trong GDP. Các cơng ty dầu khí Petrolimex (Tập đồn xăng dầu Việt Nam), Petrovietnam (Tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam) đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị xuất khẩu Việt Nam và là một trong các nguồn thu ngân sách lớn cho nhà nước. Vào năm 2015, tình hình diễn ra khá phức tạp trong điều kiện giá dầu sụt giảm do dư thừa cung trên thị trường dầu. Một mặt, giá dầu thấp tạo cơ hội Việt Nam như một nhà nhập khẩu để mua thêm dầu trên thị trường thế giới. Mặt khác, tập đoàn Petrovietnam mất một phần khách hàng tại thị trường nội địa. Xu hướng này có thể dẫn đến tình trạng trì trệ của ngành dầu khí ở Việt Nam với giá dầu yếu nếu chính phủ khơng có hành động kịp thời.
Hiện nay sản lượng dầu khí hàng năm vào khoảng 4,400 triệu thùng. Trữ lượng dầu của Việt Nam năm 2016 là 0,3% tổng khối lượng trên thế giới, tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 4% giữa năm 2010 và 2015; lần lượt, đứng thứ 3 và thứ 22 về trữ lượng dầu thô; đứng thứ 11 và 40 về trữ lượng khí đốt ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới năm 2016 (theo số liệu của OPEC Annual Statistical Bulletin 2017). Tỷ lệ giữa trữ lượng và sản xuất (R/P) là 32,6 trong dầu và 66 khí. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển ngành một cách đáng kể trong tương lai.
Hình 2.4 sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam hàng năm giai đoạn 2006 –
2016.
Dầu khí ở Việt Nam hiện nay là một ngành khá trẻ và không thể đáp ứng được nhu cầu trong nước. Số lượng chun gia có trình độ khơng đủ, làm cản trở phát triển
0 5,000 10,000 15,000 20,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Dầu thơ khai thác (Nghìn tấn)
ngành. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu dầu thành phẩm cho nhu cầu nội địa. Trong những năm gần đây, từ 2010 – 2016, mặc dù là một trong những nước xuất khẩu dầu lớn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn nhập khẩu dầu nhiều hơn so với lượng xuất khẩu do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và do áp lực lớn trong việc cạnh tranh các thành phẩm nhập khẩu với chi phí rẻ (Hình 2.5 & 2.6). Các nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn chỉ đáp ứng được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Nhà máy Dung Quốc đang trong giai đoạn bắt đầu tái thiết và có kế hoạch tăng thêm sản lượng lên đến 9,5 triệu tấn /năm, sẽ đáp ứng 50% nhu cầu trong nước.
Hình 2.5 Sản lượng xuất nhập khẩu dầu Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 (Nghìn Tấn)
Hình 2.6 Kim ngạch xuất nhập khẩu dầu Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 (Triệu
Đôla Mỹ) 0.0 5,000.0 10,000.0 15,000.0 20,000.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Xuất khẩu Dầu thơ (Nghìn tấn) Nhập khẩu Xăng, dầu các loại (Nghìn tấn)
0.0 2,000.0 4,000.0 6,000.0 8,000.0 10,000.0 2010 2012 2013 2014 2015 2016
Xuất khẩu Dầu thơ (Triệu đơ la Mỹ)
Hình 2.7 Dự báo nhu cầu và sản xuất dầu tại Việt Nam đến năm 2025 (Nguồn: báo
cáo thường niên OPEC 2014)
Sự gia tăng nhu cầu của dầu thành phẩm cả trong ngắn hạn và dài hạn đã được dự đoán. Điều này là do sự gia tăng dân số và phát triển công nghiệp, đặc biệt là khu vực giao thông vận tải. Theo OPEC, cầu về nhiên liệu dầu tăng nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, và lượng cung ứng sẽ không đáp ứng được nhu cầu theo dự báo đến năm 2025.
Với sự phát triển hơn nữa của Việt Nam là giữ liên kết với các đối tác chiến lược, các công ty dầu mỏ lớn ở nước ngồi, do đó việc tạo ra hệ thống các cảng dầu khí là một trong những xu hướng quan trọng. Các cảng dầu ở Việt Nam được đặt tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Vũng Tàu. Cảng dầu ở Việt Nam có thể nhận tàu 60-120 nghìn tấn. Các cảng này sẽ cho phép các nhà nhập khẩu tìm kiếm các nguồn dầu khí mới rẻ hơn các nguồn sẵn có trong khu vực, giảm chi phí cho việc bốc dỡ và tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng.