Khái niệm dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 40)

1.2 Khái quát chung về dịch vụ logistics và năng lực cạnh tranh ngànhdịch vụ

1.2.1 Khái niệm dịch vụ logistics

Thuật ngữ “logistics” vốn được sử dụng trong quân đội với ý nghĩa là hậu cần hay tiếp vận. Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chuyên mơn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụđóng vai trị quan trọng trong thương mại quốc tế.

Theo Hội đồng quản lý Logistics của Mỹ (The Coubcil of Logistics Management – CLM): “Logistics là một phần của quá trình cung ứng dây chuyền bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và

cơ bản đến các địa điểm tiêu thụ một cách hiệu năng, hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng ”

Trên thế giới, thuật ngữ “dịch vụ logistics” ít được bàn tới, ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ logistics đã được đề cập đến đến trong Luật Thương mại 2005. Cụ thể, điều 233 đưa ra định nghĩa: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng đểhưởng thù lao ”

Theo định nghĩa của Luật thương mại 2005, dịch vụ logistics gần tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa những người kinh doanh cung cấp một trong các dịch vụnhư: nhận hàng, vận chuyển, làm thủ tục…thì đều được coi là nhà cung cấp dịch vụ logistics. Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics khá giống với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO – Multmodal Transport Operator). Tuy nhiên, dịch vụ logistics ở đây phải được hiểu là một dịch vụ liên hoàn của nhiều dịch vụ, các dịch vụ này thuộc các giai đoạn từ tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo đó, dịch vụ logistics gắn liền với cảgiai đoạn nhập nguyên, nhiên liệu cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thơng, phân phối.

Các chuyên gia nghiên cứu về dịch vụ logistics đã rút ra một số đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụnày như sau:

Th nht, logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống. Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và gắn với tồn bộ q trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, cơng nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng,…

Th hai, logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây

chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp mình. Logistics cịn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu kho nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp.

Th ba, logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê phương tiện, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, … cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door). Từ chỗ đóng vai trị đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh.

Th, logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức: trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tồn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)