Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 50)

1.3 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngànhdịch vụ logistics

1.3.2 Các yếu tố bên trong

Các nguồn lực của mỗi ngành rất đa dạng; tuỳ theo đặc điểm, hoạt động, quy mơ, cơ cấu, đặc trưng của từng ngành mà có các yếu tố nội tại khác nhau ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của ngành đó Đối với ngành dịch vụ logistics, sau quá trình nghiên cứu, tổng hợp, sàng lọc tác giả đã chọn ra những yếu tốđược coi là quan trọng và có tác động lớn đối với năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụnày như sau:

1.3.2.1 Cơ sở vt cht ca ngành dch v logistics

Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics có hệ thống cơ sơ vật chất bao gồm các phương tiện vận tải, trang thiết bị vận chuyển, hệ thống kho bãi,… đủ về qui mô, phù hợp với chủng loại hàng sẽ là nhân tố quan trọng để đảm chất lượng dịch vụ logistics được cung cấp.

Ví dụ trong trường hợp các nhà vận tải không đủ, thậm chí khơng có phương tiện chun chở các lơ hàng, khi đó họ khơng thể chủ động để tổ chức vận tải, có thể phải kéo dài thời gian giao hàng vào mùa cao điểm, đồng thời tăng thêm chi phí khai thác làm tăng giá cước vận chuyển qua đó tác động đến chi phí vận tải và gián tiếp làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics.

Bên cạnh đó, việc bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá gồm: cần cẩu các loại, xe nâng hàng, máy bơm hút hàng rời, hàng lỏng, băng chuyền, ô tô, đầu máy kéo, chassis, container, pallet,… hay trang thiết bị phục vụ tàu ra vào, neo đậu là cầu tàu, luồng lạch, kè, đập chắn sóng, phao, trạm hoa tiêu, hệ thống thơng tin, tín hiệu,… và máy móc cho hoạt động đóng gói sẽ giúp kết nối các phương thức vận tải và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống vận tải, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng phương tiện, trang thiết bị xếp dỡ giúp giảm thời gian tập hợp và giao nhận hàng hóa trên đường, tại các khu vực cảng qua đó giảm thiểu đáng kể tỷ lệ lơ hàng giao chậm so với quy định và nâng cao hiệu quả hoạt động logistics.

1.3.2.2 Mức độ và khnăng ứng dng cơng ngh thơng tin trong ngành

Có thể nói sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được ứng dụng mạnh mẽ vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó bao gồm ngành dịch vụ logistics. Công nghệ thông tin, truyền thông đã được các nhà cung cấp dịch vụ này ứng dụng khá mạnh mẽ, điều đó khơng chỉ tăng tính thuận tiện và dễ dàng, nhanh chóng kết nối thơng tin giữa các tổ chức liên quan đến vận chuyển lơ hàng mà cịn đảm bảo sự chính xác các thơng tin của lơ hàng, giúp giảm thiểu các lãng phí thời gian và tổn thất liên quan đến hàng hóa, góp phần tăng nhanh thời gian giao hàng, tiết kiệm chi phí logitics.

1.3.2.3 Hoạt động đào tạo ngun nhân lc trong ngành

Ngày nay, do ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực logistics và sự chuẩn mực các thông tin về hàng hóa giữa các nước nhập khẩu, nước xuất khẩu cũng như giữa các tổ chức liên quan lơ hàng thương mại, địi hỏi các nhân viên trong ngành phải có nghiệp vụchun mơn, đồng thời cũng phải có kỹnăng tin học và ngoại ngữ, chun mơn sâu liên quan đến lĩnh vực này. Các kiến thức và kỹnăng đó sẽ giúp cho họ thực hiện thành thạo chuyên nghiệp các nhiệm vụđược giao, làm giảm các thao tác cơng việc, góp phần giảm thời gian vận chuyển, tăng khả năng xử lý tình huống bất thường xảy ra và nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics.

1.3.2.4 S lượng các doanh nghip hin ti, doanh nghip tim n, quy mơ và tính liên kết ca các doanh nghip trong ngành

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành được xem là vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành. Các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt với nhau khi đối thủngày càng đông đảo và gần như cân bằng nhau. Sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành làm cho giá cả các yếu tố đầu

ra và đầu vào biến động theo các xu hướng khác nhau Tình hình đó địi hỏi doanh

nghiệp phải điều chỉnh hoạt động của mình nhằm giảm thách thức, tận dụng thời cơ để giành lợi thế trong cạnh tranh Đó là động lực để mỗi doanh nghiệp nhanh chóng cải thiện hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, từđó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành.

Ngoài ra, các doanh nghiệp logistics quy mơ nhỏ có thể chủ động liên kết với các ngân hàng đưa ra gói kết hợp dịch vụ tài chính hoặc cùng đầu tư thực hiện liên doanh, liên kết về vốn, công nghệ để cung cấp cho các công ty xuất nhập khẩu một dịch vụ trọn gói từ làm thủ tục hải quan, vận tải, thanh tốn tiền ngay tại kho và chỉ thơng qua một đầu mối. Nhờ có giải pháp logistics và tài chính khép kín có thể giảm đáng kể chi phí logistics và chi phí cho hoạt động thanh tốn quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)