Các tiêu chí do tác giả lựa chọn nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 59)

1.4 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngànhdịch vụ logistics

1.4.4 Các tiêu chí do tác giả lựa chọn nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh

Sau khi lựa chọn kỹ càng qua các bài nghiên cứu kết hợp với phân tích cụ thể tình hình thực tế về ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam, tác giả bên cạnh việc sử dụng số liệu, các kết quả điều tra, các văn bản chính sách và các kết quả nghiên cứu của các cơng trình hiện có sẽ lựa chọn sử dụng kết hợp cách tiếp cận trên từng yếu tố thành phần của hệ thống logistics của ADB với những tiêu chí phù hợp của chỉ số LPI nội địa làm nền tảng cơ sở cho nghiên cứu. Ngồi ra, tiêu chí của hai tác giả Chengmin Zhang, Chuan Lu sẽđược kết hợp sử dụng để có thểđưa ra hệ thống tiêu chí khả thi và phù hợp nhất trong đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics. Hệ thống tiêu chí của luận án gồm 7 tiêu chí như sau: nhu cầu và tiềm năng phát triển của dịch vụ logistics; sự phát triển hạ tầng cơ sở logistics; sự phát triển của khung thể chế, luật pháp liên quan đến logistics; tính hiệu quả của các quy trình, thủ tục, năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics, chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics và chi phí logistics Đây là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Cụ thể:

- Nhu cu và tiềm năng phát triển ca dch v logistics;

Nhu cầu thị trường quyết định khả năng cạnh tranh của ngành: nhu cầu càng lớn, dịch vụ logistics càng có cơ hội phát triển từ đó nâng cao sức cạnh tranh. Yếu tố này có thểxem xét theo các căn cứnhư:

+ Quy mô ngành logistics của quốc gia

+ Vị thế của ngành logistics quốc gia so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới

+ Mức độ phát triển của ngành logistics so với nhu cầu thị trường

Năng lực cạnh tranh của ngành được tạo dựng bởi chính là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Khả năng cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp này chính là yếu tố đảm bảo cho sự tăng trưởng của ngành. Yếu tố này có thểđược đánh giá dựa trên các chỉ tiêu:

+ Sốlượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics

+ Quy mô, năng lực các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics + Sốlượng các dịch vụlogistics được cung cấp

+ Chất lượng cung ứng dịch vụ logistics của các nhà cung cấp; độ tin cậy của nhà cung cấp; khả năng truy xuất tình trạng hàng hóa sau khi gửi; sự chính xác của chứng từ, hóa đơn, giấy tờ

+ Mức độ kết nối thị trường logistics khu vực và thế giới + Chất lượng nguồn nhân lực logistics;...

- S phát trin h tầng cơ sở logistics

Đối với lĩnh vực logistics, khơng có cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại thì khó có thể mang lại hiệu quả cao. Kết cấu hạ tầng và các phương tiện vật chất kĩ thuật của giao thơng vận tải có vai trị hết sức to lớn trong việc phát triển các dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, những tiến bộ trong công nghệ tin học, việc sử dụng hệ thống trao đổi thông tin điện tử với sự hỗ trợ của mạng lưới thông tin liên lạc và công nghệ xửlý thơng tin đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý lưu kho hàng hóa, q trình lưu chuyển và chứng từ của lơ hàng đó Việc ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào hoạt động logistics sẽ giúp cơng tác tìm kiếm khách hàng, quản lý, theo dõi và giải quyết kịp thời mọi vướng mắc đối với hoạt động logistics với chi phí tiết kiệm nhất. Chính vì vậy, sự phát triển của hạ tầng cơ sở là một yếu tố không thể thiếu trong đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics.

Yếu tố này có thể được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu chủ yếu: + Năng lực và hiệu quả của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải + Tỷ trọng của vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông vận tải trong GDP

+ Sự phát triển và năng lực của mạng lưới trung tâm logistics, kho bãi, cảng nội địa,…

+ Sự gia tăng chất lượng dịch vụ logistics công liên quan đến hạ tầng cơ sở,...

+ Năng lực và sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin

- S phát trin ca khung pháp lý liên quan đến logistics

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh có vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng và lành mạnh cho các doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh ngành logistics. Hành lang - khung pháp lý càng mở và chọn lọc nhằm đảm bảo tính nhất qn, thơng thống và hợp lý trong hệ thống văn bản, quy định có liên quan đến dịch vụ logistics thì khả năng cạnh tranh của ngành càng cao. Nguyên nhân là do khi đã có một hành lang pháp lý thuận lợi, các doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động của mình, tránh hiện tượng độc quyền hoặc lạm dụng những ưu thế về thịtrường, giá cả, thương hiệu,…

Yếu tố này có thểđược đánh giá dựa trên các chỉ tiêu chủ yếu:

+ Các chính sách ưu đãi đối với kinh doanh logistics; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách thu hút DN logistics nước ngồi

+ Sự phối hợp và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về logistics + Chính sách hải quan, quy định thơng quan: thời gian bình quân để làm các thủ tục hành chính; sốlượng chứng từ bình qn mỗi giao dịch (xuất khẩu/nhập khẩu); số chữ ký bình quân mỗi giao dịch; tỷ lệ % số container bị thanh tra, kiểm tra;...

+ Tính đồng bộ và cập nhập thơng tin khi thay đổi quy chế

- Tính hiu qu ca các quy trình, th tc

Các quy trình, thủ tục hành chính ảnh hưởng đáng kểđến thời gian cùng chi phí thực hiện hoạt hộng logistics Cơng tác hành chính được thực hiện nhanh chóng,

hiệu quả, tiết kiệm chi phí được coi là ưu thế lớn đối với ngành dịch vụ logistics. Yếu tốnày đước đánh giá thông qua:

+ Tính hiệu quả của thơng quan và giao nhận trong xuất khẩu + Tính minh bạch trong thủ tục thơng quan

+ Tính đồng bộ và cập nhập thơng tin khi thay đổi quy chế + Mức độ nhiệt tình hỗ trợ của hải quan đối với thương nhân

- Chất lượng ngun nhân lc phc v ngành logistics

Nhân lực là yếu tố quan trong trong sự phát triển của ngành dịch vụ nói chung và ngành logistics nói riêng. Nguồn nhân lực có trình độ chun môn và kỹ năng tốt sẽ giúp các hoạt động logistics hiệu quảhơn và đáp ứng những nhu cầu thị trường. Yếu tố này có thể được xem xét thơng qua:

+ Tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản trong ngành logistics + Mức độđáp ứng của người lao động so với yêu cầu của doanh nghiệp + Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành

- Chi phí logistics

Chi phí logistics hay giá cả của dịch vụlogistics cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành logistics ở các quốc gia khác nhau. Chi phí logistics giảm khi những yếu tố như hạ tầng cơ sở, thủ tục hải quan,…được tối ưu hóa Yếu tốnày được xem xét thông qua:

+ Tỷ lệ chi phí logistics so với GDP của quốc gia

+ Chi phí logistics so với các nước trong khu vực và trên thế giới + Giảm chi phí logistics

Có thể thấy, logistics hiện đại luôn tập trung vào sự hài lòng của người tiêu dùng, tức là tập trung vào phía nhu cầu của thịtrường. Nhu cầu của người tiêu dùng trên phạm vi tồn cầu trong tình trạng nền kinh tế có nhiều biến động, nhiều ngành sản xuất dịch vụ mới phát sinh hiện nay ngày cảng trở nên đa dạng, phong phú và phức tạp Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào hiệp định

thương mại tự do trong khu vực cũng như trên thế giới, việc đánh giá tiềm năng phát triển trong tương lai của ngành dịch vụ logistics khi hội nhập với những sân

chơi chung này có tác động thế nào đến năng lực cạnh tranh là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, đặc trưng của ngành dịch vụ logistics là ngành chịu tác động rất lớn của pháp luật các quốc gia, điều ước quốc tế và thỏa thuận khu vực; hơn nữa hạ tầng cơ sở và công nghệ là yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh ngành chính vì vậy tác giả chọn thêm ba tiêu chí thuộc về môi trường - thể chế logistics là hạ tầng cơ sở, khung thể chế pháp lý và tính hiệu quả của quy trình hải quan Như đã trình bày ở trên, trong các nghiên cứu của World Bank, và hai tác giả Chengmin Zhang và Chuan Lu, tiêu chí năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics không được đề cập đến. Tuy nhiên với những đặc trưng của ngành dịch vụ logistics Việt Nam, năng lực của nhà cung cấp là một yếu tố quyết định bởi lẽ sự không chắc chắn về cả công nghệ và chiến lược của các doanh nghiệp trong ngành, các hoạt động cung ứng nhỏ lẻ khác nhau vẫn đang đề ra những chiến lược về dịch vụ, phân đoạn thị trường, kênh phân phối,... khác nhau. Vì vậy tiêu chí năng lực của nhà cung cấp được đưa vào điều tra. Yếu tố nhân lực trong các nghiên cứu trước đó được coi là một thành phần của yếu tố năng lực doanh nghiệp, tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế tại Việt Nam, tác giả đã chọn yếu tố này là một trong các tiêu chí điều tra. Cuối cùng, khi các yếu tố khác được tối ưu hóa thì chi phí logistics sẽ giảm và năng lực cạnh tranh của ngành sẽ được nâng cao nên yếu tố này được tác giả lực chọn là tiêu chí điều tra.

Có thể thấy những tiêu chí tác giả sử dụng là sự kế thừa và phát triển của các kết quả nghiên cứu trước đó Nhiều tiêu chí tuy tên gọi khác nhau nhưng đều có liên quan đến phát triển hạ tầng cơ sở, khung thể chế, tính hiệu quả của các quy trình thủ tục, năng lực của nhà cung cấp dịch vụ. Những tiêu chí này được hầu hết những cơng trình nghiên cứu hiện có sử dụng do đây là những yếu tố căn bản cần xét đến khi đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics. Trong khuôn khổ và thời gian nghiên cứu của luận án, tác giả cũng thực hiện cụ thể hóa các yếu tố tổng quát như mơi trường chính trị - xã hội, mơi trường kinh tế đồng thời lược bỏ những nhân tố ảnh hưởng một cách gián tiếp như năng lực của người sử dụng dịch

những nhân tốảnh hưởng một cách gián tiếp và bởi để xét hết các tiêu chí thuộc về những yếu tố này là không khả thi Hơn nữa những tiêu chí cụ thể hóa được lựa chọn đều có mức độ ảnh hưởng sâu sắc nhất trong nhóm các nhân tố.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)