Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN-HN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 59 - 78)

TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Điểm trung bình X Thứ bậc Ảnh hưởng cao Ảnh hưởng hưởngÍt ảnh Khơng ảnh hưởng Yếu tố khách quan 1 Cơ sở pháp lý có ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN-HN theo chương trình GDPT 2018 67 56 9 0 3.44 1 2

Sự chỉ đạo của cấp trên có ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN-HN theo chương trình GDPT 2018 64 51 18 0 3.33 2 3 Sự ủng hộ của xã hội ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN- HN theo chương trình GDPT 2018 58 49 19 6 3.20 3 4 Nguồn lực tài chính ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN- HN theo chương trình GDPT 2018 56 47 21 8 3.14 4

ĐTB của yếu tố khách quan 3.28

Yếu tố chủ quan 5 Nhận thức và năng lực của nhà quản lý ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN-HN theo chương trình GDPT 2018 76 45 11 0 3.49 1 6 Nhận thức và năng lực của đội ngũ giáo viên ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN-HN theo Chương trình GDPT 2018

60 54 13 5 3.28 2

7

Khả năng tham gia của các em học sinh ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN-HN theo chương trình GDPT 2018

58 51 15 8 3.20 3

ĐTB của yếu tố chủ quan 3.33

Kết quả từ bảng 2.11 cho thấy, với yếu tố khách quan: “Cơ sở pháp lý

ĐTB = 3.44 xếp thứ nhất, điều đó chứng tỏ rằng cơ sở pháp lý để thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng là rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các HĐTN-HN cho các em học sinh. Tiếp theo đến “Sự chỉ đạo

của cấp trên có ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN-HN theo chương trình GDPT 2018” có ĐTB = 3.34 xếp vị trí thứ hai, cuối cùng là sự ủng hộ của xã hội và

nguồn lực tài chính. Đối với các yếu tố khách quan có ĐTB = 3.28 được đánh giá vào loại tốt, điều đó chứng tỏ rằng các yếu tố khách quan có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả HĐTN-HN cho các em học sinh.

- Với yếu tố chủ quan: Việc “Nhận thức và năng lực của nhà quản lý

ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN-HN theo chương trình GDPT 2018” có ĐTB =

3.49 xếp ở vị trí thứ nhất. Việc “Nhận thức và năng lực của đội ngũ giáo viên ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN-HN theo Chương trình GDPT 2018” xếp ở vị trí số 2 có ĐTB = 3.28, cuối cùng là “Khả năng tham gia của các em học

sinh ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN-HN theo chương trình GDPT 2018”. Đối

với các yếu tố chủ quan có ĐTB = 3.33 được đánh giá vào loại tốt, điều đó chứng tỏ rằng các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả HĐTN-HN cho các em học sinh.

Qua đó cho thấy, các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức HĐTN-HN cho các em học sinh, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp từ việc lập KH của CBQL đến giáo viên và các lực lượng hỗ trợ.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Những ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm.

2.4.1.1. Những ưu điểm

Một là, đa số CBQL các trường THCS trong huyện đều nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa và vai trị của HĐTN-HN trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh góp phần vào giáo dục tồn diện cho các em để các em trở thành những mầm non tươi sáng tương lai của đất nước.

Hai là, CBQL các nhà trường cơ bản quan tâm đến HĐTN-HN cho học sinh cấp THCS từ việc lập kế hoạch đến việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để hướng dẫn GVBM thực hiện đúng chức trách cơng việc của mình trong tổ chức HĐTN-HN cho các em học sinh nên đạt được kết quả tích cực.

Ba là, CBQL và GV đã biết cách khai thác được CSVC hiện có của nhà trường để tổ chức HĐTN-HN cho các em học sinh.

Bốn là, CBQL chỉ đạo và giám sát tích cực việc thực hiện HĐTN-HN cho các em học sinh đồng thời có gắn việc tổ chức HĐTN-HN với các HĐ ngoại khóa được gắn với các chủ đề, chủ điểm thi đua nên đã đạt được một số kết quả nhất định.

2.4.1.2. Nguyên nhân của ưu điểm

Được sự quan tâm của lãnh đạo UBND huyện, cán bộ Phịng GD&ĐT về việc đổi mới Chương trình, thay sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 nên đã chỉ đạo sát sao các nhà trường thực hiện nghiêm túc chương trình, đổi mới trong quản lý nhà trường, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm do đó các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc mọi hoạt động, đặc biệt khơng coi HĐTN-HN là “hoạt động ngồi giờ”.

Lãnh đạo cấp trên tích cực kiểm tra tư vấn cơng tác chuyên môn, tư vấn về việc tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả, tổ chức nhiều các buổi chuyên đề về tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên toàn |huyện tham gia để học hỏi kinh nghiệm.

CBQL các nhà trường cũng thay đổi tư duy nên đã có sự phối hợp với các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường trong việc tổ chức các HĐTN-HN cho các em học sinh.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

2.4.2.1. Những hạn chế, tồn tại.

Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn cịn một số giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp mang tính thụ động, các thầy cơ chỉ chuyển

tải nội dung sách giáo khoa mà chưa quan tâm đến việc tổ chức hoạt động, chưa quan tâm đến kết quả hoạt động của các em học sinh.

Việc kiểm tra đánh giá của CBQL một số nhà trường về tổ chức thực hiện HĐTN-HN của GVBM chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và chưa có khen thưởng kịp thời cho những GV tổ chức đem lại hiệu quả cao đồng thời cũng chưa có kỷ luật đủ mạnh mang tính răn đe những GVBM thực hiện sai lệch hoặc không thực hiện HĐTN-HN cho các em học sinh.

Sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngồi trong việc quản lý HĐTN-HN cịn hạn chế.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại.

Một số đồng chí CBQL có năng lực quản lý chưa tốt, đặc biệt là quản lý HĐTN-HN nên không coi trọng và không hướng dẫn chỉ đạo cụ thể GVBM trong việc tổ chức thực hiện, do đó GVBM cũng khơng coi trọng việc tổ chức HĐTN-HN cho các em học sinh.

Một số lãnh đạo nhà trường chưa đánh giá đúng vai trò, nhiệm vụ của việc giáo dục HĐTN-HN là cần phải có sự hỗ trợ từ những lực lượng bên ngồi nhà trường nên khơng chủ động liên hệ và phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường để tạo điều kiện cho các em có mơi trường HĐTN-HN ở bên ngồi khn khổ nhà trường như các em chưa được tìm hiểu về các di tích lịch sử của địa phương, chưa được trải nghiệm trong các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất kinh doanh,…

Nhiều đồng chí lãnh đạo quản lý chưa tích cực trong việc xã hội hóa giáo dục, chưa có sự kêu gọi ủng hộ kinh phí của các mạnh thường quân để tu bổ cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ quá trình học tập và trải nghiệm, hướng nghiệp của các em học sinh.

Tiểu kết Chương 2

Qua việc khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý HĐTN-HN cho học sinh các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, tác giả thu được một số kết quả như sau:

Việc lập kế hoạch được đa số các nhà trường thực hiện từ lãnh đạo đến GVBM trong việc quản lý HĐTN-HN cho các em học sinh THCS, song khi tổ chức thực hiện thì GVBM chưa bám sát với kế hoạch đã lập. Vì thế việc tổ chức thực hiện thường GVBM chỉ thực hiện ở đơn vị lớp mà chưa có sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường, hình thức tổ chức chưa đa dạng, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của các em học sinh, nhiều hoạt động học sinh còn bị gò ép dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao.

Trong quá trình tổ chức thực hiện chưa huy động được các nguồn lực bên ngoài nhà trường như cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể của địa phương, các cơ quan, các tổ chức doanh nghiệp …do đó chưa phát huy được lực lượng giáo dục xã hội.

Việc kiểm tra đánh giá tổ chức hoạt động thường mang tính hình thức, lãnh đạo nhà trường chưa sâu sát đến từng hoạt động giáo dục, qua kiểm tra chưa có tư vấn cụ thể chi tiết giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động một cách phù hợp dẫn đến tự giáo viên phải tự tìm hiểu về phương pháp cũng như nội dung để phục vụ giảng dạy.

Một số CBQL và Gv chưa nhận thức đúng về ý nghĩa, chức năng và vai trị của HĐTN-HN trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của các em học sinh. Do đó chưa có sự chỉ đạo quyết liệt, chưa có tuyên truyền đến CB-GV, CMHS và các lực lượng bên ngồi nhà trường; đồng thời chưa chỉ đạo tích cực đến GV về tổ chức thực hiện HĐTN-HN.

Những kết quả của việc khảo sát thực trạng nêu trên là những minh chứng làm cơ sở để tác giả đề xuất biện pháp quản lý HĐTN-HN cho học sinh ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo thể thống nhất từ quy định của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 theo thơng tư của Bộ, hướng dẫn thực hiện của Sở và Phòng GD&ĐT triển khai đến các nhà trường THCS.

Căn cứ vào thông tư, văn bản chỉ đạo, CBQL các nhà trường phải lập kế hoạch HĐTN-HN cụ thể rồi chỉ đạo đến GVBM tổ chức thực hiện sao cho đúng mục tiêu, đúng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Những biện pháp được đề xuất phải có tính thực tiễn cao, phù hợp với đặc điểm của đa số các nhà trường, phù hợp với chức năng của cơng tác quản lý đó là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Khi xây dựng các biện pháp quản lý thì những biện pháp này phải kế thừa được những ưu điểm, kế thừa những điểm tối ưu, những điểm tích cực của các biện pháp đã có; tránh phủ định tồn bộ, phủ định sạch trơn. Có như vậy thì các biện pháp mới có tính thực tiễn cao, sát với điều kiện và con người thực tế tại địa phương, kế thừa những thành quả đã có để phát triển bền vững.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn cao, đó là phù hợp với thực tiễn của các nhà trường, của địa phương trong việc tổ chức HĐTN-HN cho các em học sinh THCS. Ngoài ra biện pháp đề xuất phải phù hợp với nhân lực, vật lực của các nhà trường trong điều kiện hiện nay.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải có tính khả thi cao, phải có hiệu quả cao trong việc tổ chức HĐTN-HN cho các em học sinh các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương; đồng thời phải đáp ứng được tính mới, tính sáng tạo và khoa học phù hợp với đổi mới Chương trình, đổi mới sách giáo khoa của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

3.1.5. Ngun tắc đảm bảo tính phù hợp

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính phù hợp, cụ thể là: Phù hợp với nguyên tắc quản lý và tổ chức HĐTN-HN của các nhà trường trong huyện, phù hợp với nhân lực, vật lực, phù hợp tình hình kinh tế, chính trị của địa phương, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, biết khai thác những thế mạnh và khắc phục những hạn chế, tồn tại của mỗi nhà trường.

3.2. Biện pháp quản lý trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp cho học sinh các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải nghiệp cho học sinh các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên,học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động trải học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

3.2.1.1. Mục tiêu

Giúp cho cán bộ, Gv, nhân viên, học sinh, CMHS, các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường như các ban ngành đoàn thể ở địa phương, các doanh nhân,… có nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN-HN trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của các em học sinh THCS.

Từ việc nhận thức đó, sẽ nâng cao trách nhiệm của CBQL, GV, nhân viên, CMHS, các lực lượng ngoài nhà trường trong việc tổ chức và hỗ trợ nhà trường tổ chức HĐTN-HN cho các em học sinh THCS và ngay chính bản thân

các em học sinh cũng có ý thức hơn trong học tập và hoạt động để trải nghiệm, để hướng nghiệp cho chính bản thân mình trong tương lai.

3.2.1.2. Nội dung

- Xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về lý thuyết, nêu vai trò, chức năng của HĐTN-HN cho học sinh THCS trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong q trình phát triển tồn diện nhân cách học sinh.

- Chỉ đạo GVCN tổ chức tuyên truyền tới CMHS về tính cấp thiết của HĐTN-HN cho các em học sinh được hoạt động, được trải nghiệm, được nói lên suy nghĩ của mình về những hoạt động các em được tham dự, qua đó giáo dục và rèn luyện cho các em các kỹ năng cần thiết để phát triển toàn diện.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

- Lồng ghép hoạt động trải nghiệm trong chương trình giảng dạy thơng qua một số môn học bắt buộc như: Giáo dục công dân, Lịch sử - Địa lý, Nghệ thuật, ... cần đưa nội dung của HĐTN-HN vào các hoạt động ngoại khóa như thăm và tìm hiểu về ngành nghề truyền thống ở địa phương, ngành nghề đang phát triển ở các vùng lân cận, thăm nhà máy, xí nghiệp sản xuất, các khu di tích lịch sử, ...

- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của việc thay đổi Chương trình, thay sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018; đặc biệt tun truyền về mục đích, ý nghĩa của HĐTN-HN nhằm phát triển phẩm chất, năng lực các em học sinh đồng thời giúp các em nhận thức đúng năng lực, sở trường của mình để định hướng nghề nghiệp tương lai.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Trước hết, CBQL nhà trường phải là người có nhận thức đúng, hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, chức năng, vai trị của HĐTN-HN đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của các em học sinh, góp phần vào phát

triển tồn diện bản thân các em.

- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, động viên khích lệ tổ chun mơn, GVCN, các Gv trong nhà trường tích cực tham gia hỗ trợ GVBM trong tổ chức thực hiện HĐTN-HN.

- Tuyên truyền với CMHS trong các buổi họp CMHS toàn trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức với các lực lượng ngồi nhà trường bằng hình thức tun truyền trên hệ thống loa phát thanh của địa phương, các cuộc họp HĐND xã, …

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 59 - 78)