Bước đi trong sự hoà thuận (ITe 4:9-10)

Một phần của tài liệu i_te-sa-lo-ni-ca_-_warren_w._wiersbe (Trang 27 - 28)

Bước chuyển tiếp từ sự thánh khiết đến tình yêu thương khơng phải là một bước khó khăn. Phao-lơ đã thực hiện bước chuyển tiếp này trong lời cầu nguyện của ơng được chép trong ITe

3:11-13). Như tình u của Đức Chúa Trời là một tình yêu thánh khiết, thì tình yêu của chúng

ta đối với Đức Chúa Trời và đối với nhau phải thúc đẩy chúng ta đến sự sống thánh khiết. Càng sống giống Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ càng yêu thương nhau hơn. Nếu một Cơ Đốc nhân thật sự u anh em mình, người ấy sẽ khơng phạm tội nghịch với anh em mình (ITe 4:6).

Có 4 từ dành cho “tình u” trong ngơn ngữ Hy Lạp. “Eros” chỉ về tình yêu thuộc thể, cho chúng ta từ tiếng Anh là “erotic”. Tình u Eros khơng phải tội lỗi, nhưng trong thời Phao-

lơ, sự nhấn mạnh chủ yếu của nó mang tính khối lạc. Từ này không bao giờ được sử dụng trong Kinh Thánh Tân Ước. Một từ nữa là “storge” (được phát âm là STOR-gay) chỉ về tình yêu gia đình, tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Từ này cũng vắng mặt trong Kinh Thánh Tân Ước của chúng ta, mặc dù có một từ liên quan được dịch là “lòng yêu thương mềm mại” trong Ro 12:10.

Hai từ thường được sử dụng nhiều nhất cho tình yêu là từ “philia” và từ “agape”. Tình yêu Philia là tình yêu thuộc tình cảm sâu đậm như trong tình bằng hữu hay thậm chí hơn nhân. Nhưng tình yêu Agape là tình yêu Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta. Nó khơng đơn giản là một tình u dựa trên cảm xúc nó được bày tỏ trong ý chí chúng ta. Tình u agape cư xử với người khác như cách Đức Chúa Trời cư xử với họ, khơng kể cảm xúc hay sự thích hợp cá nhân.

Từ “Philadelphias” được dịch là “tình yêu anh em”. Vì Cơ Đốc nhân thuộc cùng một gia đình, và có cùng một Cha, họ phải yêu thương nhau. Thật ra, chúng ta “được Đức Chúa Trời dạy phải yêu thương nhau”. Đức Chúa Cha đã dạy chúng ta phải yêu thương nhau khi Ngài ban Đấng Christ để chết thay chúng ta trên thập tự giá. “Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước” (IGi 4:19). Đức Chúa Con đã dạy chúng ta phải yêu thương nhau khi Ngài phán: “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau” (Gi 13:34). Và Đức Thánh Linh đã dạy chúng ta phải yêu nhau khi Ngài rải khắp trong lịng chúng ta tình u của Đức Chúa Trời (Ro 5:5) lúc chúng ta tin nhận Đấng Christ.

Bạn có bao giờ để ý rằng lồi vật làm theo bản năng những gì cần thiết để giúp nó sống và an tồn khơng? Lồi cá khơng tham dự những lớp học bơi (dù chúng bơi thành đàn), và lồi chim theo bản tính x cánh ra và đập cánh để bay. Chính bản chất quyết định hành động. Vì con cá có bản chất của lồi cá, nó bơi, vì diều hâu có bản chất của diều hâu, nó bay. Và vì một Cơ Đốc nhân có bản chất của Đức Chúa Trời (IIPhi 1:4), người ấy yêu thương, vì “Đức Chúa Trời là sự yêu thương” (IGi 4:8).

Đức tin, hy vọng và tình yêu đã là những điểm đặc trưng của các Cơ Đốc nhân Tê-sa-lô- ni-ca từ ban đầu (ITe 1:3). Ti-mơ-thê đã thuật lại tin tốt lành về tình u thương của họ (ITe

3:6), vì vậy Phao-lơ khơng yêu cầu họ giành lấy điều mà họ đã khơng có. Ơng khích lệ họ

nhận nhiều hơn điều mà họ đã hưởng được. Phao-lơ đã cầu nguyện để tình u thương của họ có thể “thêm và đầy” (ITe 3:12) và Đức Chúa Trời đã nhận lời cầu nguyện ấy (IITe 1:3).

Làm sao Đức Chúa Trời khiến cho tình yêu thương của chúng ta “thêm càng nhiều hơn”? Bằng cách đặt để chúng ta vào trong những hoàn cảnh buộc chúng ta phải thực hành tình yêu Cơ Đốc. Tình u là “hệ tuần hồn” của thân thể Đấng Christ, nếu những cơ bắp thuộc linh của chúng ta khơng được hoạt động, hệ tuần hồn này bị suy yếu. Những khó khăn mà Cơ Đốc nhân chúng ta có với nhau là những cơ hội để chúng ta tăng trưởng trong tình u. Điều này giải thích vì sao những Cơ Đốc nhân nào đã có hầu hết những vấn đề với nhau cuối cùng thường yêu thương nhau cách sâu đậm, điều rất ngạc nhiên đối với thế gian.

Một phần của tài liệu i_te-sa-lo-ni-ca_-_warren_w._wiersbe (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)