Sự tỉnh táo và say sưa (ITe 5:6-8)

Một phần của tài liệu i_te-sa-lo-ni-ca_-_warren_w._wiersbe (Trang 38 - 39)

Tinh thần tỉnh táo nghĩa là cảnh giác, sống bằng đôi mắt mở to của bạn, đúng mực và kiên định. Để làm cho sự tương phản sống động hơn, Phao-lơ đã phác hoạ 2 nhóm người: một nhóm say sưa và ngủ mê trong khi nhóm kia tỉnh thức và cảnh giác. Nguy hiểm sắp xảy đến, nhưng những kẻ ngủ say khơng hay biết. Nhóm người cảnh giác sẵn sàng và khơng sợ hãi.

Vì chúng ta là “con của ban ngày” nên chúng ta không nên sống như những kẻ thuộc về sự tối tăm. “Đêm đã khuya, ngày gần đến: vậy chúng ta hãy lột bỏ những việc tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng. Hãy bước đi cách ngay thẳng như giữa ban ngày chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa, buông tuồng (đồi bại) và bậy bạ (khiếm nhã) rầy rà và ghen ghét” (Ro

13:12-13).

Nói cách khác, vì “ban ngày” đang đến gần, đó là lúc để thức dậy, dọn dẹp và ăn mặc chỉnh tề. Và sau khi ăn mặc chỉnh tề, chúng ta nên mặc “áo giáp bằng đức tin và lòng yêu thương, lấy hy vọng về sự cứu rỗi làm mão trụ” (ITe 5:8). Chỉ có “áo giáp sáng láng” Ro 13:12) sẽ đủ sức bảo vệ chúng ta trong những ngày sau rốt đó trước khi Chúa chúng ta tái lâm.

Cơ Đốc nhân tỉnh táo có một quan điểm bình tĩnh, đúng mức về cuộc sống. Người ấy không tự mãn, nhưng cũng không thất vọng và sợ hãi. Người ấy nghe những tin bi thảm trong ngày nhưng khơng nản lịng. Người ấy trải qua những khó khăn của cuộc sống, nhưng khơng bỏ cuộc. Người ấy biết tương lai mình được bảo đảm trong tay Đức Chúa Trời nên người ấy sống mỗi ngày cách sáng tạo, bình tĩnh và vâng phục. Quan điểm quyết định kết quả, và khi quan điểm của bạn là sự hướng thượng, thì kết quả của bạn thật bảo đảm.

Nhưng những kẻ không được trong thế gian không tỉnh táo. Họ giống những người say sưa, sống trong một thiên đường giả tạo và hưởng một sự an ninh giả tạo. Lúc Đức Thánh Linh đổ đầy trên những Cơ Đốc nhân đầu tiên vào lễ Ngũ Tuần, những người không được cứu đã cáo các Cơ Đốc nhân là kẻ say rượu (Cong 2:13). Thật ra, chính những kẻ khơng được cứu đang sống như những người say rượu. Thanh gươm thịnh nộ của Đức Chúa Trời treo trên đầu thế gian vậy mà người ta vẫn sống những đời sống bất kính, những đời sống trống rỗng và hiếm khi nào suy nghĩ về những vấn đề vĩnh cửu.

Chúng ta đã gặp đức tin, hy vọng và tình u trước đó (ITe 1:3). Ở đây chúng được mô tả như áo giáp để bảo vệ chúng ta giữa thế giới gian ác này. Đức tin và tình yêu giống như một giáp che ngực bảo phủ tấm lòng: đức tin đối với Đức Chúa Trời, và tình yêu đối với dân sự Đức Chúa Trời. Hy vọng là một mão trụ cứng cáp bảo vệ tâm trí. Những kẻ khơng được cứu đặt tâm trí họ trên những điều thuộc về thế gian này, trong khi những Cơ Đốc nhân tận tuỵ hướng sự chú ý của họ vào những điều trên trời (Co 3:1-3).

Niềm hy vọng về sự cứu rỗi khơng có nghĩa là hy vọng cuối cùng chúng ta sẽ được cứu. Ngày nay một người có thể biết rằng mình sẽ được cứu và đi đến thiên đàng. Phao-lơ đã biết rằng các tín hữu Tê-sa-lơ-ni-ca được cứu (ITe 1:4), và ông chắc chắn ông và họ sẽ gặp Đấng

Christ tại nơi không trung (4:17). Người nói tin quyết rằng “tơi biết tơi được cứu!” sẽ không lộ vẻ kiêu ngạo người ấy sẽ bày tỏ đức tin nơi Lời Chúa. Sách IGiăng được chép để giúp chúng ta biết rằng chúng ta được cứu (IGi 5:9-13).

Hy vọng về sự cứu rỗi nghĩa là “hy vọng rằng sự cứu rỗi dành cho chúng ta”. Thật sự có 3 thì đối với sự cứu rỗi: 1. Quá khứ tôi đã được cứu khỏi tội lỗi và án phạt của tội lỗi 2. Hiện tại tôi đang được cứu khỏi quyền lực và sự ô nhiễm của tội lỗi 3. Tương lai tôi sẽ được cứu khỏi chính sự hiện diện của tội lỗi khi Đấng Christ tái lâm. Sự hy vọng phước hạnh về kỳ tái lâm của Chúa chúng ta là “hy vọng về sự cứu rỗi”. Người khơng được cứu khơng có hy vọng (Eph 2:12). Điều này giúp giải thích vì sao họ sống như cách họ hành động: “Hãy ăn uống và cưới gả, vì ngày mai chúng ta chết!”

Phao-lơ đã lặp lại từ “ngủ” nhiều lần trong những câu này để mô tả thái độ của thế gian hư mất. Trong đoạn trước (ITe 4:13-18). Phao-lô sử dụng từ này để mô tả sự chết của Cơ Đốc nhân. Thân thể đi ngủ và linh hồn đi ở với Chúa. Nhưng trong phân đoạn này, ngủ khơng có nghĩa là chết. Nó có nghĩa là sự thờ ơ và khơng quan tâm về đạo đức đối với những điều thuộc linh. Chúa Giê-xu đã sử dụng từ “ngủ” với ý nghĩa này trong Mac 13:32-37).

Các bác sĩ cho chúng ta biết rằng có một số người là “người của buổi sáng” trong khi những người khác là “người của buổi tối”. Đó là một số người tỉnh táo trước khi đồng hồ báo thức reo, Họ bước xuống giường hoàn toàn tỉnh táo và chẳng bao giờ phải ngáp hay dội nước lạnh vào mặt. Những người khác (như chính tơi) thức dậy chậm chạp – trước tiên mở một mắt này, rồi mắt kia – và rồi từ từ “sang số” khi chúng chuyển sang ban ngày. Khi kỳ tái lâm của Chúa đến, chúng ta phải đều là “những người của buổi sáng” thức dậy, tỉnh táo, khơng say sưa và sẵn sàng cho bình minh của ngày mới kỳ diệu ấy.

Nhưng, đối với đám đông không được cứu, đang miệt mài trong sự say sưa, kỳ đến của Chúa Giê-xu sẽ có nghĩa là kết thúc của sự sáng và khởi đầu của sự tối tăm vĩnh cửu.

Một phần của tài liệu i_te-sa-lo-ni-ca_-_warren_w._wiersbe (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)