Chúng ta đã để ý sự nhấn mạnh về kỳ tái lâm của Đấng Christ trong thư tín Tê-sa-lơ-ni- ca. Phao-lơ liên hệ sự tái lâm cua Đấng Christ với sự cứu rỗi (ITe 1:9-10), sự hầu việc (2:19-
20) và sự vững vàng (3:11-13). Trong đoạn này, ông liên hệ sự tái lâm của Chúa với sự buồn
rầu, và ông bày tỏ cách giáo lý về sự tái lâm của Đấng Christ có thể n ủi những tấm lịng tan vỡ.
Phao-lơ áp dụng từ “ngủ” cho những tín hữu đã qua đời. Chúa Giê-xu đã dùng cách nói tương tự (Gi 11:11-13). Phao-lô thận trọng tuyên bố rằng Chúa Giê-xu đã chết từ “ngủ” đã không được áp dụng cho từng trải của Ngài. Chính vì Ngài đã chết nên chúng ta không cần phải sợ sự chết.
Tuy nhiên, Phao-lơ đã khơng nói rằng linh hồn đi ngủ lúc chết. Ông cho biết rõ rằng linh hồn của Cơ Đốc nhân ở cùng Chúa: “Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Giê-xu cùng đến với Ngài” (c.14). Ngài không thể đem họ đi khi Ngài tái lâm nếu họ không ở cùng Ngài. Không phải linh hồn ngủ mà là thân thể. Định nghĩa về sự chết của Kinh Thánh được trình bày trong Gia 2:26 “Vả, xác chẳng có hồn thì chết...” Lúc chết, hồn lìa khỏi xác, thân xác ngủ và khơng cịn những chức năng nữa. Linh hồn đi ở với Chúa, nếu người đó đã tin nhận Đấng Christ. “... lìa bỏ thân thể này đặng ở cùng Chúa...” (IICo 5:8).
Sự kiện về kỳ tái lâm của Chúa chúng ta là niềm yên ủi cho chúng ta trong nỗi buồn mất người thân, vì chúng ta biết rằng Ngài đem theo dân sự Ngài là những người đã “chết trong Chúa”. Tơi nhớ đã nói với một người bạn: “Tơi nghe nói anh đã mất vợ tơi rất tiếc”. Người ấy trả lời: “Không, tôi không mất cô ấy. Anh khơng thể mất cái gì mà anh biết nó ở đâu, và tôi biết cô ấy ở đâu!”. Nhờ quyền của Lời Đức Chúa Trời, chúng ta cũng biêt điều gì sẽ xảy đến, Một ngày nào đó Chúa Giê-xu sẽ tái lâm và đem theo dân sự Ngài.
Khi nào sự kiện này sẽ xảy ra? Không ai biết, và thật sai lầm để định ngày tháng. Việc Phao-lô sử dụng đại danh từ “chúng ta” trong câu 15 và câu 17 cho thấy ông mong muốn được sống khi Chúa tái lâm. Các nhà thần học gọi đây là giáo lý về sự tái lâm của Đấng Christ sắp xảy ra. “Sắp xảy ra” có nghĩa là nó có thể xảy đến một số lúc nào. Là những Cơ Đốc nhân, chúng ta khơng tìm kiếm những dấu hiệu, cũng không phải bất cứ sự kiện đặc biệt nào đó phải ra trước khi Chúa có thể tái lâm. Những sự kiện lớn này sẽ xảy ra “trong giây phút, trong nháy mắt” (ICo 15:52).
Chúa Giê-xu sẽ tái lâm “tại nơi không trung” và đây là nơi chúng ta sẽ gặp Ngài (c.17). Thình lình, hằng triệu người sẽ biến mất! Một mùa hè nọ, nhóm cắm trại của Hội Thánh chúng tôi thực hiện một màn về sự tái lâm của Chúa rất công phu trong khi người trưởng trại vắng mặt. Khi anh ta trở về, mọi người đều vắng mặt, quần áo để dưới đất như thể người ta đã “đi xuyên qua” chúng, một chiếc thuyền máy chuyển động quanh hồ khơng có người điều khiển hay hành khách, và mọi thứ trong nhà bếp đều hoạt động khơng có đầu bếp. Một cuộc điện thoại gọi từ thị trấn đã định giờ cẩn thận, (“Này, chuyện gì đang xảy ra thế? Mọi người khơng có mặt ở đây!”) càng tăng thêm ảnh hưởng. Người trưởng trại nói: “Tơi phải thừa nhận, nó thật sự làm tơi giật mình giây lát”. Hãy nghĩ đến ảnh hưởng mà sự kiện này có trên một thế giới hư mất.
Dù Cơ Đốc nhân chúng ta sống hay chết, chúng ta khơng có gì để sợ hãi, vì Chúa Giê-xu sẽ đến với chúng ta và vì chúng ta! Sự kiện về kỳ tái lâm của Ngài là một niềm yên ủi cho