Khơng có sự lãnh đạo, một gia đình sẽ sa sút. Người cha là chủ của gia đình, người mẹ đứng cùng người cha trong tình yêu và sự hợp tác. Con cái phải vâng lời cha mẹ mình. Đây là trật tự Đức Chúa Trời đã đặt để, và đối với chúng ta, ngăn trở trật tự này là chuốc lấy một phiền toái nghiêm trọng.
Theo lời Martin L. Gross trong cuốn sách của ông – “Xã hội tâm lý”, có hơn 60.000 nhân viên hướng dẫn và 7.000 nhà tâm lý học đường làm việc trong hệ thống giáo dục công dân Mỹ, và nhiều người trong số họ đóng vai trò như những cha mẹ. Nhiều học sinh cần lời khun, nhưng khơng có nhân viên chuyên nghiệp nào có thể thế chỗ của một người cha hay người mẹ yêu thương, thành tín.
Khi con trai lớn của tơi vào trung học, nó gặp thầy cố vấn được phân cơng đến với nó. Thầy cố vấn nói: “Nào, nếu em có vấn đề gì, hãy tự nhiên đến với tơi”. Con trai tơi đáp: “Nếu em có vấn đề gì, em sẽ nói chuyện với ba em!” Khơng phải là nó khơng kính trọng hay khơng đánh giá đúng thầy cố vấn, nhưng nó đã trình bày một ngun tắc cơ bản, con cái cần sự lãnh đạo và hướng dẫn mà chỉ có cha mẹ mới có thể dành cho.
Đức Chúa Trời đã chỉ định quyền lãnh đạo cho Hội Thánh địa phương. Thật đúng rằng chúng ta “thảy đều làm một trong Chúa Giê-xu (Ga 3:28), nhưng cũng đúng là Đấng làm Đầu Hội Thánh đã ban những ân tứ cho con người, và rồi ban những người này cho các Hội Thánh để thực hiện ý muốn Ngài (Eph 4:7-16). Như bầy chiên cần một người chăn (IPhi 5:1-5) thì gia đình cũng cần một người lãnh đạo.
Các anh em này có những trách nhiệm gì đối với những người lãnh đạo thuộc linh của họ? 1. Hãy tiếp nhận họ: Họ là những sự ban cho của Đức Chúa Trời đối với Hội Thánh. Họ có quyền thuộc linh từ nơi Chúa và chúng ta phải tiếp nhận họ trong Chúa. Họ khơng phải là những người độc đốn, nhưng là những lãnh đạo và những tấm gương. Vì họ theo Chúa, chúng ta phải theo họ.
2. Hãy đánh giá họ đúng: Đó là ý nghĩa của lời kêu gọi “hãy nhìn biết người có cơng khó trong vịng anh em” (ITe 5:12). Khơng có gì sai trái khi tơn trọng những tơi tớ trung tín của Đức Chúa Trời, miễn là Đức Chúa Trời được vinh hiển. Quyền lãnh đạo thuộc linh là một trách nhiệm to lớn và là một nhiệm vụ khó khăn. Khơng dễ hầu việc như một mục sư, trưởng lão, người trợ tế hay lãnh đạo thuộc linh khác. Những trận chiến và gánh nặng thì nhiều, và đơi khi những sự khích lệ thật ít ỏi. Thật nguy hiểm khi một gia đình Hội Thánh xem nhẹ những lãnh đạo của họ và không cầu nguyện cho những người ấy, không làm việc với họ, và khơng khích lệ.
3. Yêu thương họ: Là anh em, các lãnh đạo “ở giữa chúng ta”. Và là những lãnh đạo, họ “ở trên chúng ta trong Chúa”. Đây có thể chính là một mối liên hệ gượng ép xa rời tình yêu Cơ Đốc chân thật. Đối với một mục sư, “ở giữa” và “ở trên” cùng một lúc địi hỏi phải có ơn và quyền của Thánh Linh. Nếu người ấy vượt quá sự quân bình, chức vụ người ấy sẽ bị suy yếu và có thể bị phá hỏng. Một số thuộc viên Hội Thánh muốn mục sư của họ là một người bạn thân, nhưng điều này làm suy yếu quyền hạn của ông ta. Mặc khác, nếu ông chỉ nhấn mạnh quyền hạn mình, ơng có thể trở nên một người độc tài ích kỷ.
4. Vâng lời họ “Hãy vâng lời kẻ dẫn dắt anh em và chịu phục các người ấy” (He 13:17). Khi tôi tớ Đức Chúa Trời, được Thánh Linh dẫn dắt, kêu gọi chúng ta vâng lời Đức Chúa Trời, vậy chúng ta phải vâng theo. Điều này khơng có nghĩa là mọi lãnh đạo thuộc linh đều đúng trong mọi việc. Áp-ra-ham, Mơi-se, Đa-vít và cả Phi-e-rơ đã phạm lỗi trong lời nói và hành động của họ. Một mục sư khơn ngoan biết mình được dựng nên từ đất sét và thừa nhận khi nào mình sai hoặc khi nào mình cần lời khun chun mơn. Trong chức vụ của tôi, tôi đã được lợi ích vơ cùng từ lời khun và đã giúp được một người từng trải mà hiểu biết của người ấy trong nhiều lãnh vực vượt trội hơn tôi nhiều.
Nhưng dù có những hạn chế, những lãnh đạo thuộc linh của Đức Chúa Trời phải được kính trọng và vâng lời – trừ khi rõ ràng họ không làm theo ý Đức Chúa Trời. Khi các lãnh đao thuộc linh của Hội Thánh gặp nhau, vạch kế hoạch, cầu nguyện, tìm kiếm và làm theo ý Đức Chúa Trời, chúng ta có thể biết chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ điều khiển và tể trị những quyết định họ thực hiện.
Kết quả của gia đình Hội Thánh vâng theo những lãnh đạo thuộc linh sẽ là sự yên ổn và hoà thuận trong Hội Thánh: “Hãy ở cho hoà thuận với nhau” (ITe 5:13). Mỗi khi bạn thấy sự chia rẽ và bất đồng trong một Hội Thánh địa phương, thường do sự tư kỷ và tội lỗi của các lãnh đạo, hoặc các thuộc viên, hay cả 2. Gia 4:1-3 cho biết rõ rằng sự tư kỷ bên trong dẫn đến xung đột bên ngoài. Chỉ khi chúng ta vâng phục nhau trong Chúa, chúng ta có thể hưởng được ơn phước của Ngài và sự yên ổn trong gia đình.
Nhưng một mình các lãnh đạo khơng thể làm mọi cơng tác của chức vụ vì vậy Phao-lơ thêm vào một yếu tố cần thiết thứ 2.