Nguyên liệu đất hiếm

Một phần của tài liệu Phân bón NPK 888 kết hợp các nguyên tố siêu vi lượng (Trang 30 - 32)

Đất hiếm được bổ sung vào đất cho cây trồng hoặc cung cấp ở dạng phun lên lá ở liều lượng và nồng đợ thích hợp sẽ giúp cho cây tăng khả năng quang hợp từ 20 đến 80 %, tăng khả năng trao đổi chất và tăng khả năng hấp thu phân bón đa lượng. Hơn thế nữa là khi bổ sung đất hiếm vào đất còn tăng sự phát triển của rễ, tăng khả năng chống chịu hạn, tăng sức đề kháng chống chịu được sâu bệnh, tăng khả năng đâm chồi, tạo quả và còn làm tăng hàm lượng đường cũng như chất lượng của sản phẩm.

1.5.6.1. Sản lượng đất hiếm trên thế giới [17]

Trên thế giới hiện nay ước tính trữ lượng đất hiếm là khoảng 120 triệu tấn, trong đó đứng đầu là Trung Quốc với 44 triệu tấn, thứ 2 là Việt Nam khoảng 22 triệu tấn, sau đó là Brazil với 21 triệu tấn, tiếp theo là Nga (17 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn), Úc (3,4 triệu tấn), Greenland (1,5 triệu tấn); Mỹ (1,4 triệu tấn); Nam Phi (860.000 tấn)...[17].

Hình 1.30. Trữ lượng đất hiếm dựa trên dữ liệu từ Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ (USGS)

(25/11/2021) [17].

Theo thống kê của Viện Hóa học Cơng nghiệp Việt Nam thì hiện nay Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về trữ lượng đất hiếm. Vùng Tây Bắc là nơi tập trung trữ lượng đất hiếm chủ yếu ở nước ta. Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái là nơi tập trung các mỏ đất hiếm gốc, mỏ lớn nhất nằm ở Bắc Nậm Xe (Lai Châu). Các vùng ven biển từ Quảng Ninh -Vũng Tàu cũng có mợt số quặng đất (sa khống) hiếm nhỏ nằm rải rác [18].

Hình 1.31. Khai thác đất hiếm ở Việt Nam [18]

Các công ty khai thác đất hiếm ở Việt Nam: Công ty CP đất hiếm Lai Châu, Cơng ty cổ phần hóa chất hiếm Việt Nam (VRec) - (Vũng Tàu),…

Với công nghệ hiện tại, Việt Nam chưa thể phân tách nguyên tố trong đất hiếm hoặc gia công để tạo ra đất hiếm tinh chế nên chỉ có thể xuất thơ. Việc khai thác đất hiếm có nguy cơ gây ảnh hưởng cho mơi trường do trong đất hiếm có các ngun tố phóng xạ, khá nguy hiểm cho nhân cơng và môi trường xung quanh.

Để phân tách từng kim loại trong đất hiếm thành từng nguyên tố đạt được độ sạch cao vô cùng phức tạp. Nếu không phân tách cẩn thận, kim loại hiếm trong đất có thể bay hơi theo oxy, nên chỉ có các nước tiên tiến mới có đủ khả năng để phân tách lấy các loại nguyên tố hiếm này.

1.6. Máy tạo hạt

Một phần của tài liệu Phân bón NPK 888 kết hợp các nguyên tố siêu vi lượng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w