Quy trình xây dựng và quản lý danh mục đầu tư

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập GIỮA KHOÁ chuyên ngành phân tích và đầu tư tài chính đề tài xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả cho khách hàng tại công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 32 - 37)

2.3.1 Xác định mục tiêu đầu tư

Mỗi nhà đầu tư đều có những mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Bên cạnh đó thì dựa vào thời gian đầu tư và các yếu tố khác như nhu cầu về thanh khoản hay nghĩa vụ về thuế của NĐT mà họ sẽ xác định những mục tiêu khác nhau. Ngoài ra các khái niệm về đa dạng hoá danh mục đầu tư và danh mục đầu tư hiệu quả cũng được xem xét khi thiết lập mục tiêu đầu tư.

Trọng tâm của việc xác định mục tiêu là xác định rõ mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của chủ đầu tư và mức độ lợi nhuận mong đợi tương thích với mức độ rủi ro đó.

Có hai chiến lược đầu tư chính là: chiến lược đầu tư chủ động (Active strategy) và chiến lược đầu tư bị động (Passive strategy).

- Chiến lược đầu tư chủ động: bao gồm việc dự đoán xu hướng thay đổi về hiệu quả của các loại tài sản đầu tư khác nhau trong tương lai để lựa chọn được các tài sản mang lại hiệu quả cao. Ví dụ như nếu nhà quản lý danh mục đầu tư dự đoán lãi suất trái phiếu trên thị trường trong thời gian tới sẽ tăng, do đó giá trái phiếu giảm thì họ sẽ bán những trái phiếu họ đang nắm giữ. Một nhà quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược chủ động còn xác định liệu việc đầu tư sẽ tập trung chủ yếu vào những cơng ty có vốn lớn hay đầu tư vào cổ phiếu của các cơng ty mà được kỳ vọng có khả năng tăng trưởng cao,…

- Chiến lược đầu tư bị động: một nhà quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược bị động thì sẽ có xu hướng lựa chọn đầu tư theo những thống kê của thị trường. Chiến lược đầu tư bị động dựa vào việc đa dạng hoá danh mục để giảm thiểu rủi ro.

Trên thực tế, nhiều quỹ đầu tư được quản lý theo hướng kết hợp cả hai chiến lược đầu tư chủ động và bị động.

2.3.3 Lựa chọn tài sản đầu tư

Sau khi xác định được chiến lược đầu tư thì nhà quản lý quỹ phải lựa chọn được tài sản đầu tư. Thơng thường thì một quy trình đầu tư có hệ thống được xây dựng nhằm thiết lập những điều kiện để lựa chọn được tài sản thích hợp. Giai đoạn này địi hỏi nhà quản lý quỹ phải có những kỹ năng phân tích và đánh giá cần thiết để xác định được những tài sản đang bị định giá thấp và trên cơ sở đó tìm cách tối đa hố hiệu quả đầu tư.

Trong bất cứ trường hợp nào, thanh khoản là yếu tố đặc biệt quan trọng trong đầu tư cổ phiếu niêm yết. Vì vậy, việc lựa chọn các cổ phiếu tiềm năng để đưa vào danh mục đầu tư thường phải thoả mãn yêu cầu đầu tiên là tính thanh khoản. Tuỳ thuộc vào tổng số vốn dự kiến đầu tư và yêu cầu phân bổ vốn mà NĐT có thể chọn lọc các cổ phiếu có số lượng cổ phiếu giao dịch bình qn cao nhất

trong nhiều tháng liên tục thuộc nhóm các cổ phiếu có lượng giao dịch trung bình cao nhất thị trường.

Việc lựa chọn cổ phiếu để đưa vào danh mục đầu tư được tiến hành theo trình tự như sau:

- Thứ nhất, giới đầu tư thường sử dụng hai lưới lọc cổ phiếu là cơ bản và kỹ thuật. Có khi, NĐT kết hợp cả hai lưới lọc để chọn cổ phiếu và thời điểm giao dịch. + Lưới lọc cơ bản:

Qua nghiên cứu các phương pháp đầu tư cơ bản của các quỹ đầu tư, các NĐT chứng khốn thành cơng và nổi tiếng trên thế giới như: Templeton, Warren Buffet, Dreman,… có thể thấy một số tiêu chí cơ bản chung có thể xem xét chọn lọc trước khi tiến hành đầu tư như chỉ số vốn hoá, PS, ROE, lợi nhuận, hệ số nợ, các chỉ số thị trường,…

Các cổ phiếu tiềm năng không nhất thiết phải đáp ứng tồn bộ các bước nêu trên bởi vì gần như khơng có cổ phiếu nào đáp ứng được tồn bộ các tiêu chí lựa chọn. Các tổ chức đầu tư hoặc mỗi NĐT cá nhân đều có cách vận dụng linh hoạt theo từng giai đoạn khác nhau của thị trường.

Cơ sở dữ liệu để thực hiện việc lựa chọn dựa trên các tiêu chí nêu trên địi hỏi nhiều thời gian, công sức và thường chỉ các NĐT tổ chức mới có điều kiện để xây dựng. NĐT cá nhân có thể tham khảo các nguồn tin uy tín để ứng dụng cho danh mục của mình. Nếu NĐT khơng có kiến thức về quản lý tài chính, cũng khó lịng “hiểu” ý nghĩa đằng sau các con số tài chính khơ khan.

Yếu tố quan trọng nhất vẫn là khi nào mua và nên mua ở các mức giá

nào?

+ Lưới lọc kỹ thuật:

NĐT có thể chọn lọc dựa trên các cơng cụ của phân tích kỹ thuật khi có các dấu hiệu xem xét mua như: diễn biến lịch sử giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch tăng đột biến so với bình quân tuần hay bình quân tháng, giá phá vỡ các điểm quan trọng then chốt khi bắt đầu chu kỳ tăng giá như đỉnh cao cũ, phá vỡ các kênh xu hướng,… Hoặc cũng có thể chọn lọc dựa trên sự kết hợp các chỉ báo như RSI, MACD, Trendline,…

Việc chọn lọc này dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của mỗi NĐT khi ứng dụng các cơng cụ của các chương trình phân tích kỹ thuật. NĐT có thể sử dụng dịch vụ tư vấn nếu không đủ kỹ năng hoặc thời gian nghiên cứu.

Mỗi một cổ phiếu có đặc điểm tăng hoặc giảm giá khơng giống nhau mặc dù nhìn chung giá vận động theo xu hướng chung của tồn thị trường. Do đó, việc vận dụng các phương pháp chọn lọc sẽ đưa đến các kết quả khác nhau và địi hỏi một q trình đúc kết kinh nghiệm để lựa chọn được các phương pháp hiệu quả nhất và ứng dụng vào thực tế của thị trường.

Phân tích kỹ thuật là một nghệ thuật, hiểu theo nghĩa, phải có trải nghiệm thực tế để diễn giải các biểu đồ phù hợp.

- Thứ hai, sau q trình chọn lọc trên, NĐT có thể kết hợp thực hiện chọn lựa một số cổ phiếu ở các ngành tiềm năng trong từng giai đoạn thơng qua việc nghiên cứu và phân tích cơ cấu ngành, chi tiết về tiềm năng của từng ngành dựa trên các báo cáo của các tổ chức có uy tín và các phương tiện thơng tin đại chúng.

Đối với các NĐT cá nhân, danh mục các cổ phiếu theo dõi để đầu tư có thể khoảng 20-30 mã tuỳ vào quỹ thời gian nghiên cứu của mỗi người. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo việc theo dõi và quản lý danh mục một cách sát sao và hiệu quả, tổng số mã cổ phiếu đầu tư trong cùng một thời điểm không nên quá năm mã cổ phiếu và nên thuộc các ngành khác nhau để tránh rủi ro.

Danh mục đầu tư cũng có thể chia làm dài hạn và ngắn hạn nhằm tận dụng được các biến động của thị trường và tối ưu hố lợi nhuận. Các cổ phiếu đầu tư ngắn hạn có thể khơng nằm trong một số mã cổ phiếu theo dõi nhưng chỉ nên đầu tư 1-2 mã trong một thời điểm là thích hợp.

2.3.4 Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh lại danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến thị trường thị trường

Hiệu quả đầu tư được đánh giá định kỳ theo một tiêu chuẩn được xác định trước, có thể là một chỉ số chứng khốn phù hợp hoặc là một nhóm danh mục đầu tư tương tự.

Khi đạt được các mức lợi nhuận kỳ vọng hoặc nhận thấy các cổ phiếu khác trong danh mục đang theo dõi có tiềm năng hơn thì cơ cấu lại danh mục nhưng vẫn chỉ nên đầu tư tối đa năm mã cố phiếu mà thôi.

2.4 Những yêu cầu đối với một quản trị viên chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập GIỮA KHOÁ chuyên ngành phân tích và đầu tư tài chính đề tài xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả cho khách hàng tại công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w