Sự chuyên nghiệp của một quản trị viên cũng được xác định dựa trên khả năng đa dạng hoá chứng khoán trong một danh mục để loại bỏ rủi ro phi hệ thống.
Mục đích cơ bản nhất của việc xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư dựa trên việc đa dạng hoá chứng khoán là nhằm tránh các khoản thua lỗ quá lớn cho khách hàng.
Quản trị viên có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để đa dạng hoá danh mục đầu tư cho khách hàng:
- Đa dạng hóa tổ chức phát hành
Nếu danh mục đầu tư chỉ bao gồm tồn bộ các trái phiếu Chính phủ thì NĐT khơng cần phải đa dạng hố chủng loại các chủ thể phát hành, bởi vì trái phiếu Chính phủ hồn tồn có rủi ro là thấp. Tuy nhiên, nếu mua trái phiếu cơng ty, trái phiếu địa phương hoặc cổ phiếu thì việc đa dạng hoá chủ thể phát hành là một vấn đề cần được cân nhắc, bởi vì các loại chứng khốn này ln tiềm tàng một số rủi ro nhất định. Vấn đề đặt ra là nên đa dạng hóa đến mức độ nào? Điều này còn tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi cá nhân. Chẳng hạn như nếu ta mua cổ phiếu của 20 nhà phát hành khác nhau và khi một nhà phát hành chẳng may bị phá sản thì danh mục đầu tư chỉ bị suy giảm 5%. Mỗi nhà đầu tư sẽ tự đưa ra quyết định cho danh mục đầu tư của mình dựa vào cá tính bản thân, tiềm lực tài chính cũng như mức độ rủi ro mà họ có thể chịu đựng.
- Đa dạng hố theo lĩnh vực kinh doanh, nguồn thu hoặc đa dạng hoá theo vị trí địa lý
Đa dạng hố loại chứng khốn: nếu đầu tư tất cả vốn vào một loại cổ phiếu mà tình hình kinh doanh của cơng ty đó khơng tốt, thậm chí đi đến phá sản thì NĐT khơng những khơng thu được cổ tức, mà còn bị mất cả vốn. Vậy nên, đầu tư vào nhiều loại chứng khốn, cho dù có một vài loại chứng khốn trong số đó gặp rủi ro thì vẫn có thể thu được lợi từ những chứng khoán khác để bù đắp thiệt hại. Tuy nhiên đừng nên đa dạng hố q nhiều vì như vậy sẽ tốn rất nhiều cơng sức quản lý và đến một lúc nào đó thì danh mục sẽ vượt q tầm kiểm sốt của nhà đầu tư.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ