Nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân khu vực nhà vườn phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 34)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.4. Nguồn lực tài chính

2.1.4.1. Những nhân tố thúc đẩy

Nguồn lực tài chính hay cịn được gọi là vốn tài chính, bao gồm các nguồn lực tài chính mà hộ gia đình có thể tiếp cận và sử dụng để đạt được mục đích sinh kế của họ. Q trình đơ thị hóa và phát triển đơ thị ở Kim Long đã tạo nên một dòng vốn tài chính lớn có thể chia sẻ cho từng hộ gia đình và cả cộng đồng.

(i) Chương trình vay vốn

Vốn tài chính là các nguồn lực tài chính mà con người có được, như nguồn thu nhập, các loại hình tiết kiệm, tín dụng và các nguồn thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, tiền do người thân gửi về hay những trợ cấp của Nhà nước. Ngoài nguồn vốn trên, người dân ở các nhà vườn phường Kim Long cịn có thể tiếp cận các nguồn vốn khác ở địa phương để có thể chuyển đổi và phát triển sinh kế hộ gia đình. Chẳng hạn, 57, 5% những người được hỏi có vay vốn để làm ăn.

Biểu đồ 6. Tỉ lệ các hình thức vay vốn được sử dụng

Dựa vào sơ đồ trên có thể thấy, nguồn vốn vay chủ yếu từ các ngân hàng (47, 8%), từ quỹ tín dụng (21, 7%), hoặc vay từ người thân, bạn bè (“vay nóng”, với tỷ lệ khơng cao, số lượng ít với thời gian ngắn cho sinh hoạt trước mắt chứ phải cho sản xuất). Về hiệu quả sử dụng vốn, nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn, loại hình sinh kế của hộ, số thành viên trong gia đình, việc tham gia tổ chức xã hội là các nhân tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của cộng đồng.

Qua khảo sát thực tế, thu nhập của các hộ gia đình nhìn chung khơng đồng đều. Đa số người dân có thu nhập trên 5 triệu/ 1 tháng (chiếm 40%), đây thường là

những người có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Tuy nhiên, những người lao đơng có mức thu nhập dưới 2 triệu/ tháng cũng chiếm số lượng khá lớn (35%) và những người này thường là những người có trình độ trung cấp, hay từ trung học phổ thông trở xuống. Đây phần lớn là những người chưa có cơng việc ổn định hay đang bị thất nghiệp. Chúng ta có thể quan sát biểu đồ dưới để thấy rõ hơn điều này.

Biểu đồ 7. Thu nhập bình quân đầu người/ 1 tháng

Từ sự chênh lệch trong thực tế thu nhập của các hộ gia đình nơi đây, nhìn chung tỷ lệ hộ vay vốn là khá cao, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo thường được tạo điều kiện vay vốn là tương đối lớn. Có được điều này là nhờ có các sự tác động hỗ trợ: Trước tiên là trên các địa bàn có nhiều nguồn tín dụng mà các hộ nơng dân có thể tiếp cận như Ngân hàng Chính sách Xã hội và các quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án; Bên cạnh đó, có sự đóng góp rất lớn của Ngân hàng Chính sách Xã hội thơng qua việc áp dụng chính sách cho vay tín chấp với lãi suất ưu đãi; Và cuối cùng là sự hỗ trợ của các tổ chức đồn thể chính trị xã hội thơng qua việc đứng ra bảo lãnh tín chấp cho người dân vay vốn và hướng dẫn làm thủ tục vay vốn.

Qua điều tra cho thấy, ở các địa phương khác nhau thì tỷ lệ hộ vay được vốn của các nhóm hộ cũng khác nhau, điều này cho thấy tính đặc thù về nguồn vốn và khả năng tiếp cận các vốn của nông hộ ở mỗi địa phương. Tuy nhiên cho dù là ở địa phương nào đi chăng nữa thì hộ cận nghèo và hộ nghèo vẫn là hai nhóm vay nhiều nhất. Đây chính là yếu tố thuận lợi thúc đẩy hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn tài chính nhưng vấn đề là ở chỗ hộ nghèo có nhu cầu vay vốn hay khơng và hộ nghèo có biết sử dụng vốn vay hay khơng lại là một vấn đề khác cần được quan tâm.

(ii) Được tập huấn để vay vốn có hiệu quả

Với trình độ dân trí như hiện nay việc tập huấn sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là một nhu cầu quan trọng và cần thiết. Thường xuyên mở các lớp tập huấn kiến thức sử dụng vốn sau khi vay cho các hộ gia đình thực sự là nhân tố hỗ trợ có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn. Hộ gia đình được tham gia đi họp, tập huấn ở các địa phương khá nhiều, bình qn đạt 12,5 lần/hộ/1năm. Do đó, để có hiệu quả qua các khóa huấn luyện, các cán bộ địa phương đã cố gắng truyền đạt bằng nhiều cách khác nhau với mong muốn tất cả người tham dự có thể nắm được nội dung và cách thức thực hiện. Như vậy có thể thấy sự quan tâm của chính quyền và các đồn thể, các dự án trong việc tập huấn kiến thức sử dụng vốn cho người dân sau khi vay là một nhân tố hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Mặc dù tỷ lệ được tập huấn còn thấp song đa số các hộ đã sử dụng vốn đúng mục đích vì sau khi cho vay vốn một thời gian các ngân hàng và các tổ chức tín dụng ln có chương trình phối hợp với các địa phương để kiểm tra các hộ vay vốn xem có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng, trong trường hợp hộ vay vốn không tuân thủ thoả thuận ban đầu mà sử dụng sai mục đích thì ngân hàng sẽ thu hồi lại vốn, thậm chí tiến hành xử phạt nên nhiều người không dám sử dụng vốn vay một cách tuỳ tiện.

2.1.4.2. Những nhân tố cản trở (i) Thiếu vốn

Kết quả từ các cuộc phỏng vấn và kết quả điều tra cho biết có 2 ngun nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vốn: Một là, người dân khơng có tích luỹ từ q trình sản xuất; Hai là, người dân khơng vay được vốn do người dân có tâm lý khơng dám vay ngân hàng vì lo sợ khơng trả được hoặc ln nghĩ rằng mình thiếu vốn để sản xuất. hay do một số hộ khơng có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó cũng có một vài lí do cho biết các hộ gia đình có thể vay được từ tư nhân, các quỹ hỗ trợ nhưng không thể vay được số lượng lớn và lãi suất vốn vay từ các nguồn khá cao. Một lý do nữa đó là đối tượng ưu tiên vay vốn ở nguồn vốn này lại là hộ nghèo nên nhiều hộ giàu và khá không tiếp cận vay vốn được từ nguồn này.

Nguồn vốn mà người dân ở đây có thể dễ dàng vay vốn đó là vay từ họ hàng, anh em, bạn bè… tuy không mất lãi suất nhưng chỉ vay được số tiền rất ít với thời gian ngắn để phục vụ chi tiêu sinh hoạt trước mắt chứ không đáp ứng được nhu cầu cho

kinh doanh, sản xuất. Một số hộ cịn khơng có nguồn vốn để vay nhưng tỷ lệ này khơng nhiều. Như vậy, thiếu vốn là rào cản lớn đối với việc mở rộng quy mô sản xuất và tăng năng suất cây trồng vật nuôi ở các hộ nông dân điều tra hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy: Các hộ điều tra thiếu cả vốn cho sản xuất và vốn để tiêu dùng, trong đó thiếu vốn cho sản xuất là chủ yếu.

(ii) Không dùng vốn được do thủ tục

Trình độ học vấn cũng là rào cản đối với việc tiếp cận nguồn vốn nhưng nó khơng phải là rào cản trực tiếp mà gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các gia chủ ở đây.Như đã biết, mặc dù tại các địa phương ln có các tổ chức đồn thể hỗ trợ rất tích cực trong việc làm thủ tục vay vốn cho người dân, các tổ chức đồn thể khơng những giúp đỡ được phụ nữ và người nghèo có trình độ thấp vay vốn mà cịn giúp đỡ được cả những người mù chữ vay vốn. Tuy nhiên với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, những đối tượng này thường cũng chỉ vay từ 1-2 lần. Như đã trình bày ở phần trước, có nhiều hộ gia đình vay được vốn, tuy nhiên vẫn cịn có khoảng 15,6% số hộ không vay được vốn. Lý do mà các hộ này khơng vay được vốn có nhiều song chủ yếu vẫn là: thủ tục còn rườm rà, phức tạp, thiếu sổ đỏ để thế chấp vay vốn và thời hạn vay ngắn..., trong đó thời hạn cho vay ngắn được coi là rào cản lớn nhất đối với khả năng vay vốn của nông hộ. Thông thường thời gian vay vốn của các hộ chỉ được khoảng 3 năm, với khoảng thời gian này các hộ khơng kịp quay vịng thì đã phải trả cả lãi lẫn gốc, trong khi đó một số tổ chức tín dụng cho các hộ nơng dân vay vốn với thời gian dài nhưng yêu cầu phải có tài sản thế chấp, lãi suất lại cao, nếu người nông dân vay được ở những nguồn vay thì cùng khó có khả năng trả nợ bởi lãi ngân hàng có thể cao hơn cả lãi của người sản xuất. Bên cạnh đó, khơng có sổ đỏ hoặc thủ tục rườm rà, thời gian xét duyệt lâu cũng là những lý do đáng kể để hộ không vay được vốn. Đây thực sự là rào cản trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay phục vụ cho nhu cầu sản xuất của bà con nông dân.

Mặc dù các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã cố ý làm đơn giản hóa các thủ tục vay vốn rườm rà, phức tạp và các hộ nơng dân ln có các tổ chức đoàn thể ở bên cạnh hỗ trợ nhưng vẫn cịn tình trạng khó khăn trong khi làm thủ tục vay vốn, nguyên nhân chính là do năng lực xây dựng phương án xin vay của cả người dân và cán bộ

hướng dẫn vẫn còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một rào cản làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn tài chính của người dân ở phường Kim Long.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân khu vực nhà vườn phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w